Cách móc áo len cho be

Được tự tay đan cho con của mình những chiếc áo xinh đẹp là điều tuyệt vời nhất. Chắc hẳn, nếu ai từng làm mẹ sẽ đã một vài lần móc áo len cho bé. Từng mũi đan, từng nút thắt áo đều thể hiện tình cảm trân trọng và yêu thương mà mẹ dành cho con. Cách móc áo len em bé cũng rất đơn giản, các mẹ có thể thực hành ngay tại nhà. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn cách móc áo len đơn giản cũng như cách chọn kim móc sao cho phù hợp.

Cách móc áo len em bé đơn giản

Với những bà mẹ bề bộn công việc thì dành thời gian móc áo len cho em bé của mình cũng rất khó khăn. Vì nếu móc áo len thông thường đã mất rất nhiều thời gian và công sức. Chính vì thế, mọi người đã nghĩ ra những cách móc áo len em bé đơn giản. Như vậy, thì dù cho các bạn có bận rộn vẫn có thể hoàn thành những chiếc áo xinh đẹp cho con của mình. Để móc áo len em bé cần tiến hành qua các bước:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Len. Tuỳ vào chiều cao và cân nặng của bé, các bạn có thể lựa chọn số lượng len cho phù hợp. Với những bé dưới 1 tuổi thì thường sẽ là 1-2 cuộn. Các bé càng lớn hơn thì sẽ càng cần lượng len lớn hơn. Ngoài ra cũng nên sử dụng hai loại len xen kẽ để giúp chiếc áo trở nên đẹp và màu sắc hơn.
  • kim móc số 2
  • mũi móc: mũi bính, mũi kép đơn, mùi dời[ mũi trượt]
Cách móc áo len em bé đơn giản

Cách móc áo len em bé

Để móc được một chiếc áo len em bé hoàn chỉnh phải móc từng bộ phận của áo rồi ghép lại với nhau. Hãy bắt đầu móc từng phần của áo như sau:

 Móc cổ áo

Cổ áo có thể móc theo dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông đều được. Nếu móc theo hình chữ nhật thì chiều rộng sẽ có 6 mũi, chiều dài có 7 mũi. Còn nếu móc theo hình vuông thì số lượng mũi sẽ cùng là 6 mũi. Sau đó móc 6 hàng để hoàn thiện phần cổ áo.

Số lượng mũi này sẽ dành cho cổ áo của bé 2-3 tuổi. Các bạn có thể tăng hoặc giảm số lượng mũi ở chiều rộng và chiều dài để phù hợp với kích thước của con mình.

Gấp đôi phần cổ áo rồi móc vòng tròn để nối các điểm ở tay lại với nhau. Điều này có nghĩa là mình móc nối 2 điểm ở góc của chiều dài hình chữ nhật lại. Nên móc tất cả 3-4 hàng để các mối được chắc chắn hơn. Như vậy là đã hoàn thành xong phần cổ áo.

Móc thân áo

Sau khi hoàn thành phần cổ áo, hãy bắt đầu móc phần thân áo. Đây là kiểu áo thông dụng nên các bạn có thể may giống nhau theo từng  mũi. Chiều dài của áo sẽ là số lượng hàng. Vì vậy các bạn hãy điều chỉnh sao cho thích hợp.

Móc 2 hàng móc đơn

  • Hàng 1: mỗi chân 1 mũi
  • Hàng 2: mỗi chân thêm 1 mũi[ nghĩa là nhân đôi số mũi lên, mỗi chân có 2 mũi tất cả]

Sau đó, móc theo từng hàng rồi dần dần di chuyển xuống dưới để tạo thân của áo. Có thể, tăng số lượng mũi dần dần xuống dưới để tạo độ xoè cho áo. Tuy nhiên, nếu là bé trai thì nên móc với số lượng mũi giống nhau cho đơn giản và phù hợp.

Sau khi hoàn thành phần cổ áo, hãy bắt đầu móc phần thân áo

Móc tay áo

Hàng đầu tiên là hàng quan trọng nhất. Nó giúp phần cổ áo, thân áo và tay áo được liên kết với nhau. Hàng này nên móc bằng mũi móc đơn [không thêm không bớt, mỗi mũi 1 chân]
Hàng tiếp theo sẽ được móc theo kiểu tổ ong [lên 5 mũi bính, móc vào chân số 3], móc 8 hàng tổ ong. Lúc này tay sẽ rộng không sao nhé, tý mình thu chân lại tay sẽ nhún rất đẹp. Thu tay bằng cách móc mũi kép đơn, đâm vào giữa mũi tổ ong, mỗi chân 1 mũi. Nên móc chặt tay để cố định được tay áo. Phần tay áo hai bên cần được đan đều tay, tránh cho có sự chênh lệch ở hai bên tay áo.

Hàng tay áo cuối cùng móc theo mũi chữ T,  cách 4 thêm 1[ 4 mũi móc bình thường, tới mũi thứ 5 thêm 1 mũi, nghĩa là ở chân số 5 sẽ có 2 mũi]. Nếu bé nhà bạn là con gái thì đi thêm  1 hàng mũi móc đơn quanh cổ, làm nơ và đính vào trước ngực cho áo thêm sinh động. Còn nếu là bé trai thì có thể móc thêm một hàng mũi đơn để hoàn thiện tay áo. Tuy Mất nhiều công sức nhưng khi nhìn lại kết quả các bạn sẽ cảm thấy có thành tựu. Được nhìn con mình mặc chiếc áo do mình móc thì sẽ rất tuyệt vời.

>> Xem thêm:

Cách chọn kim móc như thế nào?

Các bạn có để ý rằng trên mỗi cây kim móc thường ghi kích cỡ rõ ràng. Tuỳ vào mục đích sử dụng để lựa chọn kim móc cho phù hợp. Nếu tính theo chuẩn quốc tế thì thường sẽ có hai bộ rõ ràng : một bộ nhỏ dùng để móc chỉ và một bộ lớn hơn để móc len.  Mỗi bộ có tất cả 8-12 cây được đánh số theo thứ tự từ tăng dần.  Số lượng kim móc của từng bộ sẽ khác nhau tuỳ vào từng chất liệu và cách sắp xếp ở mỗi nước khác nhau. Để móc áo len cho em bé, mọi người thường thích dùng kim móc bằng gỗ hơn vì nó trơn láng, nhẹ, dễ cầm và tránh bị thương. Ngoài ra, nên chọn loại kim móc hai đầu để khi móc áo len sẽ tiện hơn.

Số lượng kim móc của từng bộ sẽ khác nhau tuỳ vào từng chất liệu và cách sắp xếp ở mỗi nước khác nhau.

Kim móc áo len cho em bé phù hợp với len là kim móc lớn hơn kích thước sợi từ 1mm – 4mm tùy vào sản phẩm bạn móc. Nếu muốn móc những mũi khó, cần sự mềm mại thì nên chọn kim từ 2mm-3mm. Như vậy, khi móc áo len các bạn sẽ dễ dàng di chuyển mũi kim hơn rất nhiều. Nếu móc áo len có kích thước sợi len lớn hơn thì mũi kim to hơn sẽ thích hợp hơn. Các bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ cả bộ kim móc thì có thể chọn được loại kim móc phù hợp nhất.

Cách móc áo len em bé cũng như cách chọn kim móc sao cho thích hợp các bạn đã nắm được. Nếu là người mới bắt đầu học móc áo len cho em bé thì hy vọng với những gì chúng tôi cung cấp ở trên đã đủ để bạn tự tin bắt đầu thực hiện. Mỗi chiếc áo xinh xắn được tạo ra là công sức mỗi ngày của mẹ. Như vậy con sẽ cảm nhận được tình yêu thương mà mẹ đã dành cho con.

Những nguyên liệu và dụng cụ bạn cần chuẩn bị khi thực hiện cách đan móc áo len nữ gồm có:

  • 1 chiếc thước dây

  • 3 chiếc que đan vòng

  • Len sợi to: Khoảng 5 - 10 cuộn tùy theo kích thước cơ thể của từng người

  • 2 cặp que đan loại size 7

  • Áo phông làm mẫu

Hướng dẫn cách đan móc áo len nữ đơn giản bao gồm 8 bước như sau:

  • Bước đầu tiên cần tiến hành bắt mũi và đo đạc khoảng 15 - 20 mũi. 

  • Thực hiện đan khoảng 10 dòng.

  • Sau đó lấy thước dây để kiểm tra độ dài của từng dòng. Có thể đo xem 1cm tương ứng với bao nhiêu mũi hay bao nhiêu dòng. 

  • Dùng thước để đo chiều ngang và chiều dài của cổ, tay và thân của áo phông mẫu. 

  • Sử dụng số đo ở trên để nhân với số mũi tương ứng mà bạn đã đo trên bước 1. Khi đó bạn có thể xác định được số mũi để đan móc áo len nữ cho từng phần cụ thể. 

  • Lấy que đan vòng để bắt được đúng số dòng và mũi theo kích thước mà bạn đã đo áo mẫu ở trên. 

  • Đan cho tới khi độ dài đủ với cơ thể của người mặc.

  • Bước tiếp theo của cách đan móc áo len nữ đẹp, bạn thực hiện phần tay áo bằng cách dùng thước đo ở vòng tay áo và nhân với số mũi đo ở bước 1. Lưu ý, bạn nên bắt đúng số mũi cần sử dụng để tránh bị thừa. 

  • Nếu muốn mặc áo rộng rãi và thoải mái, bạn nên điều chỉnh cho phần cánh tay có số đo to nhất và sử dụng số đo có phần tay áo. 

  • Thực hiện đan cho đủ độ dài người mặc.

  • Tiếp tục đan áo đối với phần cánh tay còn lại của áo len.  

  • Thực hiện đan một đoạn nhỏ ở phần cánh tay giúp nối liền với phần nách.

  • Bỏ que đan phần tay áo một cách khéo léo để không bị tuột mũi đan. 

  • Sau đó, nhẹ nhàng luồn que đan phần thân vào phần tay của áo.

  • Đan 2 dòng phần ở trên rồi đánh dấu lại.

  • Để thực hiện đan cổ áo, bạn cần đo lại mẫu đan của chiếc áo phông mẫu xem cần thêm bao nhiêu mũi nữa. 

  • Kiểm tra xem có bao nhiêu sổ mũi mà bạn đã móc trên que, sau đó trừ đi số mũi ở cổ sẽ ra được số mũi mà bạn cần bớt. 

  • Muốn bỏ đi số mũi cần thiết bạn có thể dùng 2 cặp que thường. 

  • Thực hiện đan cho tới khi đủ độ dài với người mặc.

  • Bạn cũng có thể dùng que đan loại nhỏ để chỉnh sửa áo cho vừa với cơ thể. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể “bỏ túi” một số mẹo lựa chọn len đan móc cho người mới bắt đầu học để dễ dàng thực hiện hơn nhé. Trên thị trường hiện nay có các loại len móc phổ biến gồm:

  • Len Trung Quốc: Gồm hai loại là len cao cấp và len thường. Trong đó, len cao cấp gồm len chất cotton và nhiều loại len thường dùng để móc áo váy hay khăn cho bé với ưu điểm sợi đẹp, mềm, ít xù. Len thường được làm từ Polyester nên rất dễ bị xổ lông và khi móc thường bị rát tay. 

  • Len Vĩnh Thịnh: Đây là loại len của Việt Nam, nhiều màu, sợi nhỏ và mềm, nhưng cũng dễ bị xổ lông. 

  • Len Nhật: Mịn, ấm và có thể giặt bằng máy thoải mái mà không lo xù. Tuy nhiên, giá thường cao hơn so với các loại len khác. 

  • Len Hàn: Có ưu điểm là mịn và mềm mát khi mặc. 

  • Len Pháp, Mỹ, Ý: Chất len mềm, không bị xù nhưng giá thường cao. 

Lời khuyên đối với những bạn mới bắt đầu học đan len nên chọn loại giá rẻ để thực hành thuần thục, sau đó mới nên dùng len loại xịn hơn.

Chỉ với các bước thực hiện cách đan móc áo len nữ đơn giản là bạn đã có chiếc áo xinh xắn và dễ thương mặc trong mùa đông sắp tới rồi đó. Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn dễ dàng tự tay đan những chiếc áo len đẹp để mặc hay tặng người thân, bạn bè thật ý nghĩa nhé.

Tác giả: Team Cleanipedia 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 29 tháng 9 năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề