Cách sử dụng túi chườm giữ nhiệt

Đa số mọi người đều sử dụng túi chườm đa năng để sưởi ấm trong mùa đông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết là túi chườm còn có công dụng khác nữa giúp giảm đau bụng ngày “đèn đỏ” cho chị em phụ nữ. Chúng ta cũng tìm hiểu cách chườm nóng, chườm lạnh, thời gian chườm cụ thể như thế nào nhé.

Cách sử dụng túi chườm nóng – lạnh

1. Cách chườm nóng

Làm nóng túi chườm:

Đối với các dòng túi chườm sử dụng điện để làm nóng thì đầu tiên các bạn sẽ lấy dây nguồn ra, một đầu cắm vào túi chườm, đầu còn lại cắm vào nguồn điện 220V, khi túi chườm đạt độ nóng thích hợp rơ le sẽ tự động ngắt điện nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Lúc này bạn chỉ việc đem ra sử dụng.

Túi chườm bụng ngày đèn đỏ

Chườm nóng:

  • Không đặt túi chườm trực tiếp lên da.
  • Lót một chiếc khăn mỏng rồi mới đặt túi chườm lên trên.
  • Nếu phủ lên túi chườm một lớp khăn lông sẽ giúp túi chườm giữ nhiệt lâu hơn.

Khi nào nên chườm nóng và trong thời gian bao lâu ?

Bạn nên chườm nóng trong các trường hợp sau:

  • Làm giảm đau nhức khi bị chấn thương, làm tan máu bầm, tê chân tay, đau nhức hông, xương khớp.
  • Làm giảm đau thần kinh, giảm đau bụng, giữ ấm cho phụ nữ sau khi sinh hay phụ nữ bị đau bụng khi trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Massage bụng, đùi… giúp làm tiêu mỡ thừa, giảm béo.
  • Rất tốt khi chườm nóng cho bàn chân: Bạn đặt nhẹ hai bàn chân lên túi chườm lệch một góc 45 độ [tức là không đè hẳn bàn chân lên túi, tránh làm vỡ túi].
  • Thời gian mỗi lần chườm 20 – 30 phút.
2. Cách chườm lạnh

Làm lạnh:

Cho túi chườm vào túi nilon, sau đó dán kín lại để vào ngăn đông tủ lạnh 1 đến 2 tiếng là dùng được.

Chườm lạnh:

Đặt túi chườm lên vùng cần chườm, nên lót một lớp khăn mỏng, không để túi chườm trực tiếp lên da.

Khi nào thì nên chườm lạnh?

Khi bị sưng do va chạm, bong gân, sốt, chảy máu cam, đau đầu, cháy nắng hay bỏng nhẹ, côn trùng cắn,… thì bạn nên chườm lạnh.

Chườm lạnh trong bao lâu?

Cần chú ý thời gian chườm lạnh cần ngắn trong vài phút, không kéo dài để tránh gây tổn thương mô. Khoảng cách giữa các lần chườm là 3 – 4 tiếng.

>>> Xem thêm: “Có túi chườm đa năng Hướng Dương, mẹ khỏi lo bé lạnh“.

3. Công dụng giúp làm giảm đau bụng kinh

Dựa vào cơ địa và thể trạng của từng người mà có tình trạng, mức độ đau bụng kinh khác nhau. Các bạn có thể sử dụng túi chườm đa năng để làm giảm tình trạng này nhé.

Cách dùng: chườm ấm vùng bụng dưới giúp phần tử cung co thắt nhịp nhàng, khí huyết lưu thông thuận lợi, từ đó làm giảm đau bụng kinh. Bạn chỉ cần đặt túi chườm lên bụng, nhiệt tỏa ra từ túi chườm sẽ giúp hạn chế bớt các cơn đau kinh nguyệt của bạn.

Lưu ý khi sử dụng túi chườm đa năng:

  • Khi cắm điện đèn báo trên phích cắm báo sáng, nạp đủ nhiệt đèn sẽ tắt. Cũng có thể không cần chờ đèn tắt dùng tay ước lượng độ nóng theo ý muốn.
  • Trong quá trình cắm điện thỉnh thoảng dùng tay lắc nhẹ cho dung dịch trong túi nóng đều và độ nóng cao hơn. Khi dung dịch trong túi chuyển động có tiếng kêu tộp, tộp là bình thường.
  • Khi cắm điện không được để chỗ cắm điện quay xuống dưới, không sờ tay vào ổ cắm điện, không để gần trẻ em, không sử dụng khi đang cắm điện.
  • Khi đủ độ nóng cần thiết rút dây điện ra khỏi ổ cắm trước rồi mới rút phích cắm ở túi ra. Khi rút giữ chặt phần ổ điện trên túi, tránh làm đứt dây nối với nguồn điện.
  • Không được để vật nặng đè lên túi, không ngồi lên túi. Tránh gây bục túi dẫn đến bị rò dung dịch, dò điện. Nếu túi đã bị dò rỉ tuyệt đối không được sử dụng.
  • Không đổ dung dịch trong túi ra ngoài, không dùng bất cứ dung dịch nào thay thế dung dịch chuyên dùng của túi để tránh xảy ra sự cố nguy hiểm.
  • Phụ nữ mang thai không được chườm trực tiếp vào phần bụng dưới hoặc vùng lưng của thai phụ bởi vùng lưng và bụng của thai phụ không được quá nóng hoặc quá lạnh, phải duy trì ở nhiệt độ bình thường của cơ thể nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.

>>> Xem thêm: “Bạn có biết công dụng tuyệt vời của túi chườm hay chưa?“.

Ngày: 08/04/2019 lúc 15:36PM

Bạn đã biết cách nhanh nhất làm ấm cơ thể chưa? Nếu chưa, tham khảo cách làm túi giữ nhiệt mùa đông dưới đây ngay nhé!

Cách làm túi giữ nhiệt bốc hơi có khó không? Các bước làm túi giữ nhiệt sưởi ấm vào mùa đông như thế nào? Khi nào nên dùng túi giữ nhiệt? Bạn đã biết những điều này chưa? Dành 1 phút đọc bài viết này để biết cách làm ấm cơ thể vào mùa đông nhanh nhất nhé!

Làm túi sưởi, túi chườm nhiệt vào mùa đông nhanh nhất

Bạn có thể xem nhanh nội dung chính bài viết tại đây:

1. Các nguyên vật liệu cần chuẩn bị

Có 2 cách làm túi giữ nhiệt là: làm túi giữ nhiệt bốc hơi và làm túi giữ nhiệt có mùi hương. Do đó sẽ có 2 phần nguyên vật liệu khác nhau cần chuẩn bị:

Cách làm túi sưởi bốc hơi gồm có:

  • Khăn 
  • Nước
  • Lò vi sóng hoặc ấm nước
  • Túi nhựa có khóa vuốt
  • Khăn tắm khô hoặc vỏ gối
  • Dụng cụ gắp

Cách làm túi sưởi có mùi hương:

  • Vớ dạng ống, sạch
  • Gạo, đậu hoặc yến mạch để cho vào đầy nửa vớ
  • Bột có mùi hương hoặc tinh dầu yêu thích [không bắt buộc]
  • Lò vi sóng
  • Khăn tắm


Cách làm túi giữ nhiệt mùa đông/ túi sưởi từng bước:
Bước 1: Cho nguyên liệu vào tất [vớ]
Bước 2: Buộc may đầu vớ
Bước 3: Cho túi vào lò vi sóng
Bước 4: Đặt vật chắn giữa da và túi chườm
Bước 5: Đặt túi giữ nhiệt/ túi chườm ấm lên da

Chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết làm túi giữ nhiệt vào mùa đông

2. Cách làm túi giữ nhiệt chườm ấm bốc hơi

Cách làm túi giữ nhiệt bốc hơi gồm 7 bước cơ bản. Cụ thể:


Bước 1: Làm ẩm khăn sạch

Bạn sử dụng khăn đã chuẩn bị, xả nước cho khăn thấm nước đều cho đến khi khăn nhỏ nước xuống. Tiếp đến bạn gấp khăn ngay ngắn và cho khăn ẩm vào túi nhựa có khóa vuốt.


Bước 2: Cho túi đựng khăn vào lò vi sóng

Sau khi xếp khăn gọn gàng trong túi nhựa, bạn không cần kéo khóa túi bọc mà cứ thế bỏ vào lò vi sóng. Để đạt được độ nóng mong muốn, bạn có thể điều chỉnh thời gian làm nóng khăn ẩm trong vòng từ 30 – 60s.


Bước 3: Dùng ấm nước để thay thế

Nếu nhà bạn không có lò vi sóng, bạn có thể làm nóng khăn bằng cách đun sôi một ít nước, sau đó cho khăn vào bát sạch và đổ nước nóng lên khăn. Để như vậy trong 1 phút, khi đã thấy khăn nóng đều, bạn dùng dụng cụ gắp khăn nóng cho vào túi giữ nhựa có khóa kéo.


Bước 4: Cẩn thận khi xử lý túi nhựa

Bạn biết rằng hơi nước nóng cũng có thể làm bỏng da tay nên khi bạn mang túi nhựa trong lò vi sóng ra ngoài, bạn phải lưu ý: Khi mở cửa lò vi sóng, chờ đợi hơi nước trong lò thoát bớt ra ngoài sau đó mới dùng dụng cụ gắp túi nhựa nóng ra khỏi lò.


Bước 5: Đóng kín khăn trong túi

Hơi nước nóng sẽ tích tụ bên trong túi nhựa nên khi tiến hành kéo khóa túi nhựa, bạn không nên trực tiếp dùng tay. Mà hãy kéo khóa túi qua một lớp khăn hoặc dùng găng tay nhà bếp nhé!


Bước 6: Quấn túi nhựa trong khăn sạch

Bạn tuyệt đối không đặt túi nhựa nóng trực tiếp lên vùng da cần làm ấm. Để tránh bị bỏng, bạn hãy quấn khăn sạch xung quanh túi nhựa. Lớp khăn không cần quá dày, chỉ cần khăn mỏng để không ảnh hưởng đến quá trình tỏa nhiệt làm ấm của túi nhựa.


Bước 7: Đặt túi chườm đã quấn khăn lên da

Khi túi chườm đã được quấn khăn xung quanh, nhiệt độ vừa phải thì bạn có thể đặt túi chườm lên vùng cơ thể cần làm ấm.

Video hướng dẫn cách làm túi giữ nhiệt chườm ấm đơn giản:

 

3. Nên dùng túi giữ nhiệt khi nào? 

Cách làm túi giữ nhiệt đã có, vậy khi nào bạn nên dùng túi giữ nhiệt? Đó là khi bạn cần:

  • Chườm ấm lên cơ bị đau: Túi giữ nhiệt có tác dụng đưa thêm máu và oxi về vị trí đau cơ giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành vùng cơ tổn thương. Đồng thời hơi nóng từ túi giữ nhiệt giúp bạn cảm thấy bớt đau hơn.
  • Dùng túi chườm ấm bốc hơi để chữa chuột rút: Nếu những cơn co rút cơ thường xuyên xảy ra, bạn hãy hạn chế vận động mạnh, nghỉ ngơi nhiều. Sau 3 ngày khi những cơn chuột rút giảm hẳn, bạn chườm ấm để tăng tốc độ chữa lành tổn thương.

Có thể bạn quan tâm: Túi giữ nhiệt bình sữa cho bé

Những người bị bệnh tim không nên dùng túi chườm ấm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Điều trị cứng khớp và đau khớp bằng phương pháp chườm ấm hoặc chườm lạnh:

  • Chườm lạnh giống như bạn gây tê nhanh vị trí khớp, xương bị đau. Chườm lạnh giúp co mạch máu. Việc co mạch máu khẩn cấp giúp bạn cảm thấy đỡ đau hơn.
  • Chườm ấm sẽ giúp lượng máu dồn về phần khớp, xương đang đau nhiều hơn, máu tuần hoàn dễ dàng hơn. Hơi ấm có thể làm mạch máu, giãn mô và dây chằng giúp bạn chuyển động dễ dàng hơn.
  • Không áp dụng liệu pháp chườm nhiệt khi đang mắc một số vấn đề sức khỏe

Với những phụ nữ đang mang thai, người bị tiểu đường, huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch tránh việc thường xuyên chườm ấm. Nếu muốn dùng phương pháp này để trị liệu những cơn đau trên thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.


Không chườm ấm đối với chấn thương cấp tính

  • Nếu bạn bị bong gân hay sai khớp không nên áp dụng cách chườm ấm mà hãy chườm lạnh.


4. Một số lưu ý khi sử dụng túi giữ nhiệt mùa đông / túi sưởi

  • Không đặt trực tiếp túi giữ nhiệt lên vùng da cần làm ấm.
  • Không chườm ấm quá 20 phút/lần.
  • Đặt túi nhựa trong lò vi sóng dưới 1 phút.
  • Không chườm ấm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã biết được cách làm túi giữ nhiệt đơn giản, hi vọng bạn có thể làm được một chiếc túi giúp sưởi ấm này nhé! Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm túi giữ nhiệt đựng thức ăn nữa đấy, chúng rất đơn giản, không hề khó như bạn nghĩ.

>> Mời các bạn xem thêm: Nơi bán túi giữ nhiệt đựng cơm văn phòng bền, chính hãng!

Video liên quan

Chủ Đề