Cách thay cpu máy tính

Để hoàn thiện một chiếc máy tính cần rất nhiều bước lắp đặt, từ các bước tự lắp CPU cho máy tính cho đến RAM hay VGA và các thành phần khác. Tưởng chừng như các công đoạn đó rất phức tạp và các bước lắp máy tính PC đối với bạn là không thể. Nhưng hãy đừng vội suy nghĩ như vậy nếu như bạn đọc xong bài viết này của chúng tôi hướng dẫn các bước tự lắp CPU cho máy tính, các bước lắp máy tính PC.

Nếu như không có điều kiện để mua một chiếc máy tính mới về tự lắp. Tại sao không sử dụng chiếc máy tính cũ, những chiếc mà bạn cần vệ sinh máy tính để thực hành cho bài viết này. Tuy nhiên Taimienphi.vn cũng khuyên bạn đọc nên cân nhắc thật kỹ khi tiến hành làm thủ thuật này nhé.

Các bước tự lắp CPU cho máy tính,các bước lắp máy tính PC

Các thành phần cần lắp trong bài viết lần này:

- Vỏ máy tính- Main - Bo mạch chủ- Chip - CPU của máy tính- RAM - Bộ nhớ trong- HDD - Ổ cứng- VGA - Card màn hình- Nguồn máy tính- Quạt tản nhiệt- Block main

- Dây cape Sata, dây nguồn.

Các dụng cụ cần có:

- Tô vít loại 4 cạnh.- Keo tản nhiệt

- Ốc vít

Tiến hành các bước tự lắp CPU cho máy tính, các bước lắp máy tính PC

Bước 1: Đầu tiên chúng ta tiến hành tháo thúng máy để có thể lắp các bộ phận của máy tính. Ở đăng sau thùng máy có tổng công 4 con ốc dễ dàng vặn bằng tay được, sau đó kéo mạnh phần hông thùng máy để lộ bên trong thân máy.

Bước 2: Thông thường các đời máy hiện nay đều dể nguồn ở dưới cùng, ngoài ra chúng ta có thể xem vị trí ở tương ứng với nguồn trên máy và lắp đặt vào, tiến hành vít ốc khi đã cố định được nguồn

Bước 3: Tiếp đến lắp Block cho main, thành phần cố định và chỉ tương thích với loại Main đóm giúp bảo vệ Main từ các tác động bên ngoài vào. nhìn vào thùng máy bạn sẽ thấy ngay vị trí tương ứng của linh kiện này.

Bước 4: Sau khi lắp nguồn, bạn kéo toàn bộ các loại dây cáp, nguồn của máy lần các linh kiện khác ra đăng sau nhằm tăng tính thẩm mĩ.

Bước 5: Các bước tự lắp CPU cho máy tính như sau: Nậy thanh chốt Main lên, gỡ tấm bảo vệ chip của main ra, công đoạn này bạn thực sự làm cẩm thận vì nó có thể gây ra tình trạng chãy chân main.

Bước 6: Tiền hành lắp Chip, so đúng 2 cạnh của chip tương ứng với vị trí Main và lắp vào.

Bước 7: đặt từ từ vào Main theo đúng các vị trí đã nhận dạng ở bước trên tránh tình trạng bị kênh, rất dễ gây hỏng chân Main.

Bước 8: Sau đó đóng thanh chốt Main lại như lúc thảo ra.

Bước 9: Ở bên cạnh chỗ lắp Chip là RAM, bạn kéo 2 đầu chôt RAM sang hai bên sau đó so khe cắm của RAM với Main và cắm thẳng xuống.

Sau khi cắm vào xong đóng lại chốt nhé.

Bước 10: Cố định Main vào trong thùng máy tính, bạn có thể nhìn thấy có đến 9 chỗ bạn cần bắt vít.

Bước 11: Để cố định Main bạn chỉ cần tìm Block cho Main và lắp tương ứng vào là được, ngoài ra ở chỗ đó có các lỗ thủng giúp bạn bắt vít được vào.

Bước 12: Tiến hành cấp nguồn cho Main thông qua chân 20 PIN có trên main và nguồn.

Bước 13: Tiến hành lắp đặt block đăng sau Main để cố định cho VGA ở đằng trước nếu sử dụng các loại tản nhiệt rời, còn nếu là tản nhiệt thông thường bạn chỉ cần bắt vít vào là xong.

Bước 14: Ở đăng trước bạn chít keo vào chip và quạt tản nhiệt rồi lắp vào tương ứng với 4 chỗ để bắt vít trên Main

Bắt vít lại để đảm bảo tản nhiệt hoạt động hiệu quả nhé.

Bước 15: Lắp đặt dây tín hiệu âm thanh ở phần dưới Main, cạnh nguồn,xác định đúng vị trí và cắm vào.

Bước 16: Tham khảo thật kĩ sơ đồ sau đây để lắp chính xác các dây nguồn, tắt, Restart máy để cho các nút bấm trên Case hoạt động. Rất may là bạn có thể cắm vào để thử mà không làm nguy hại gì cho Main.

Bước 17: Mỗi loại Main khác nhau sẽ có cách sắp xếp khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất 2 tính năng Power - tắt, mở máy và Restart - khởi động lại máy hoạt động.

Bước 18: Tiến hành lắp ổ cứng vào khay chứa sẵn trong thùng máy,lắp vít để định vị ổ cứng lại.

Bước 19: Sau đó lắp dây nguồn từ nguồn máy vào ổ cứng, chuẩn Sata.

Bước 20: Bước tiếp theo trong các bước lắp máy tính PC là sử dụng một đoạn Cable chuẩn Sata nối từ Main vào HDD.

Bước 21: Cắm trực tiếp vào ổ HDD, xoay cho đúng chiều để cắm.

Bước 22: Ở phần lắp VGA, các bạn tiến hành lắp các thanh chốt cho case vào, các thanh cốt này cố định VGA lại cũng như tránh bụi xâm nhập vào máy.

Bước 23: Để ngang VGA rồi cắm thẳng vào khe PCIx16, lưu ý là bạn cần xem chân VGA trước khi cắm cho khớp nhé.

Sau đó cố định lại bằng vít để tránh trường hợp VGA nặng quá làm gẫy chân cắm.

Bước 24: Tiến hành cấp nguồn phụ cho các VGA cao cấp, các GA cần nhiều nguồn.

Xong công đoạn này bạn chỉ việc cắm máy lên và cài đặt thôi, các bước tự lắp CPU cho máy tính cũng như các bước lắp máy tính PC đã hoàn tất rồi đó. Bạn đã lắp đặt một chiếc máy tính với các bộ phân quan trọng nhất.

Trên đây Taimienphi.vn đã hướng dẫn xong các bạn các bước tự lắp CPU cho máy tính, các bước lắp máy tính PC. Sau công đoạn này là các bước cài máy tính, sử dụng. Bạn cũng nên nghiên cứu một chút trước khi thực hiện nhé.

Bạn đã bao giờ tự mình lắp đặt một chiếc máy tính, PC từ A đến Z chưa, nếu có điều kiện mua máy tính mới hoặc vệ sinh máy tính, thay vì nhờ thợ sửa chữa bên ngoài tại sao không tự lắp CPU cho máy tính. Các bước lắp máy tính PC sau đây là nguồn tài liệu tham khảo không thể thiếu giành cho bạn

So sánh thông số CPU trên CPU Z Phím tắt CPU Z trên máy tính Cách xem BUS của RAM, MAIN, CPU máy tính, laptop bằng CPU-Z Tại sao máy tính không có Rated FSB khi check bằng CPU-Z ? CPU-Z hỗ trợ thêm vi xử lý Intel thế hệ thứ 9 Cách ép xung CPU an toàn

Thay CPU có cần cài lại win không? Nếu không cài win có thay thành công CPU hay không? Muốn tự thay CPU tại nhà bạn cần chú ý điều gì?

Với tất cả những vấn đề nêu trên, sẽ được xử lý ngay trong bài viết dưới đây.

Thay CPU có cần cài lại win không? Câu trả lời là không bắt buộc cài lại win, tuy nhiên trong một vài trường hợp, có thể máy bị treo, bạn sẽ phải cài lại win để cập nhật phần cứng.

Khi thay CPU hay nâng cấp RAM thì bạn không cần cài lại win, chỉ khi bạn thay main hoặc ổ cứng, cài lại win là việc làm bắt buộc.

Cách thay cpu máy tính

Thay CPU có cần cài lại win?

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp khi thay CPU, máy có tình trạng treo, đơ, không nhận phần cứng thì buộc cài lại win.

Thực tế còn tùy thuộc vào tình trạng máy mà bạn có thể cài win hoặc không. Dù vậy, nếu tự thay CPU tại nhà mà không am hiểu về các linh kiện phần cứng trong máy, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của kỹ thuật hoặc trực tiếp nhờ họ hỗ trợ.

Thay CPU có cần cài lại win không thợ sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi, đảm bảo cho mọi linh kiện của bạn được an toàn, trong trạng thái tốt nhất.

Cách thay cpu máy tính

Nhận biết sớm những dấu hiệu CPU lỗi

Những dấu hiệu cho thấy CPU của bạn sắp “chết” và cần thay mới

Trong thời gian sử dụng máy tính, bạn cần nhận biết những dấu hiệu CPU có sự cố để xử lý nhanh chóng nhất.

Trước khi những dấu hiệu lỗi này ảnh hưởng đến công việc cũng như những linh kiện khác bạn nên gọi thợ để được hỗ trợ.

Cụ thể những dấu hiệu gồm có:

  • Máy tính khởi động và tắt ngay tức khắc. Bạn nên thử khởi động lại, nguyên nhân có thể do tăng giảm nhiệt độ đột ngột, cần gọi thợ kiểm tra CPU xem đã cần thay mới hay chưa.
  • Bạn liên tục gặp sự cố khi khởi động hệ thống
  • Hệ thống làm việc bị đóng băng
  • Máy bị màn hình xanh liên tục
  • Máy quá nóng, có thể cảm nhận qua xúc giác, điều này cũng có thể do hệ thống làm mát. Trong trường hợp hệ thống làm mát không bị hỏng, chắc chắn bạn cần kiểm tra CPU.

Khi nhận thấy các dấu hiệu lạ với máy tính giống với các dấu hiệu nêu trên đây, bạn cần nhanh chóng liên hệ với thợ. Hãy chắc chắn rằng kiểm tra đúng và thay mới CPU trong đúng trường hợp để vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí.

Trong trường hợp bạn muốn tự mua CPU về thay, bạn nên tìm đến các cơ sở bán linh phụ kiện máy tính chính hãng, có bảo hành, tránh mua nhầm hàng kém chất lượng.

ĐỂ CHẠY ĐƯỢC CÁC PHẦN MỀM MẠNH, HỆ THỐNG MÁY TÍNH CẦN CÓ CẤU HÌNH CAO. VỚI NHỮNG AI ĐANG SỞ HỮU MỘT MÁY TÍNH ĐỜI CŨ SẼ CẦN NÂNG CẤP HOẶC MUA MỚI. BẠN NÊN QUAN TÂM NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ KHI NÂNG CẤP CPU VÀ RAM?

Trước hết bạn cần xác định được mục đích sử dụng của bạn là gì, soạn thào văn bản, duyệt web, hay chơi game trực tuyến,… và mức tiền mà bạn có thể bỏ ra dành cho việc nâng cấp hoặc mua mới máy tính. Sau khi đã xác định được hai yếu tố này, chúng ta có thể bắt đầu qua bước tiếp theo, đó là tìm hiểu thông tin về hệ thống máy tính mà mình đang sử dụng. Nếu không biết về thông tin của hệ thống, bạn sẽ khó mà biết được mình có nên nâng cấp hay không.

Trong máy tính thì hai thành phần ảnh hưởng đến hiệu năng máy tính chính là CPU, RAM. Việc quyết định có nên nâng cấp hai thành phần này hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào bo mạch chủ. Vì bạn sẽ không thể nào nâng cấp CPU và RAM như móng muốn, nếu bo mạch chủ không hỗ trợ. Và việc cần làm đầu tiên đó là xem tên model và hãng sản xuất của bo mạch chủ. Nếu còn giữ sách hướng dẫn, vỏ hộp của mainboard, bạn chỉ cần mở ra xem. Bạn cũng có thể xem được thông tin về chủng loại và dòng CPU, RAM mà bo mạch chủ hỗ trợ ngay trong đó.

Cách khác nữa đó là bạn xem tên dòng mainboard trên màn hình POST khi máy tính khởi động. Bạn cũng có thể dùng các phần mềm xem cấu hình hệ thống như CPU-Z, Everest, Dr.Hardware, hay phần mềm xem hệ thống trong đĩa Hirent’s Boot để xem.

Một cách khác nữa đó là mở thùng máy ra và quan sát trực tiếp ngay trên bo mạch chủ. Cách này chính xác hơn bởi ngoài tên hãng sản xuất, model bạn còn có thể biết được revision – thứ cần thiết cho việc tải đúng chương trình điều khiển để hệ thống hoạt động ổn định.

Sau khi đã tìm được tên model và hãng sản xuất, bây giờ bạn có thể dùng công cụ tìm kiếm Google gõ tên hãng sản xuất, model và Revison vừa tìm được để tra cứu thông tin.

Khi đã vào trang web của hãng sản xuất bạn có thể vào phần Specifications để xem bảng thông số kỹ thuật mà thiết bị hỗ trợ bao gồm loại chân cắm CPU còn gọi là socket trong dòng CPU (hoặc Processor); loại RAM (DDR/ DDR2/ DDR3) và Bus trong dòng Memory, tùy theo từng bảng thông số kỹ thuật của mỗi hãng sản xuất. Trên các trang chủ của nhà sản xuất cũng có danh sách các thiết bị mà bo mạch chủ hỗ trợ (CPU Support List, Memory Support List) rất có ích do đó bạn cũng nên tham khảo qua danh sách này trước khi tiến hành nâng cấp.

Kế đến bạn cần dùng phần mềm để xem thông tin cấu hình máy tính của mình đang sử dụng. Hiện có khá nhiều phần mềm hỗ trợ chức năng này như CPU-Z, AIDA (trước đây là Everest), Crystal CPUID, PC Wizard, HWMonitor…

Nâng bộ vi xử lý (CPU)

CPU dành cho máy tính từ trước đến nay có hai hãng sản xuất là Intel và AMD với vài sự khác biệt. Do đó, một khi chọn bo mạch chủ hỗ trợ CPU của Intel thì bạn không thể nào nâng cấp lên CPU của AMD ngoại trừ việc thay mới bo mạch chủ và ngược lại. Thường thì mỗi dòng bo mạch chủ chỉ hỗ trợ một loại chân cắm (socket) chính vì vậy nếu bạn muốn nâng cấp CPU thì phải chọn loại có cùng chân cắm và đồng thời bạn còn phải tham khảo danh sách CPU mà bo mạch chủ hỗ trợ (CPU Support List).

Cách thay cpu máy tính

Trong trường hợp CPU của bạn không thể nâng cấp được vì quá cũ và không còn hỗ trợ thì bạn sẽ phải sắm một bo mạch chủ mới. Khi lựa chọn CPU bạn cần chú ý các thông số khác nữa đó là xung nhịp, FSB và số nhân bên trong CPU. Cũng như từ đầu bài viết, bạn cần phải xác định rõ nhu cầu sử dụng của mình để lựa chọn CPU phù hợp. Đối với nhu cầu văn phòng thì không cần phải dùng một CPU có xung nhịp cao, FSB lớn hay nhiều nhân. Tuy nhiên đối với những người làm việc trong lĩnh vực đồ họa như Photoshop hay vẽ 3D thì việc cần CPU có xung nhịp cao, FSB lớn và có nhiều nhân thật (core) là cần thiết.

Với các dòng CPU mới sau này Intel không còn sử dụng FSB nữa mà thay vào đó là DMI (Direct Media Interface) và QPI (Quickpath Interconnect). Kiến trúc này cũng gần giống với kiến trúc HT (HyperTransport) của AMD và giúp tăng tốc độ truyền tải tín hiệu giữa các thành phần bên trong bo mạch chủ nhanh hơn.

Nâng bộ nhớ RAM

Việc nâng cấp RAM cũng phụ thuộc vào loại RAM mà bo mạch chủ hỗ trợ. Hiện nay thông dụng nhất là DDR3, kế đến là DDR2 và cuối cùng là “hàng hiếm” DDR1. Nếu như hiện nay một thanh RAM DDR3 vài GB có giá vài trăm ngàn đồng thì cùng mức giá đó đối với DDR1 bạn chỉ mua được vài trăm MB. Cả ba loại RAM này cũng có loại chân cắm khác nhau nên bạn không thể nâng cấp lên loại RAM khác ngoại trừ bo mạch chủ hỗ trợ hai loại chân cắm hoặc phải mua bo mạch chủ mới.

Cách thay cpu máy tính

Cách thay cpu máy tính

Một điểm đáng chú ý khác nữa khi nói đến RAM đó là Bus. Bạn có thể nâng cấp RAM với Bus cao hơn vì Bus càng cao càng có lợi. Tuy nhiên bo mạch chủ phải hỗ trợ tốc độ Bus nếu không thì hệ thống cũng chỉ có thể chạy được ở mức Bus tối đa mà nó được thiết kế.

Nếu nhắc đến RAM chúng ta cũng không thể không nhắc đến dung lượng. Cũng như Bus, dung lượng RAM càng cao càng có lợi về mặt chi phí, nhưng bạn nên cân nhắc tùy theo nhu cầu sử dụng và mức dung lượng giới hạn mà bo mạch chủ hỗ trợ. Với các bo mạch chủ hỗ trợ RAM chạy ở chế độ kênh đôi hay kênh ba, bạn có thể mua thêm một hoặc hai thanh cùng tốc độ Bus cũng như dung lượng để tối ưu hệ thống.