Chế độ phong kiến Trung Quốc triều đại nào khác biệt nhất về nguồn gốc

- Từ 2000 năm TCN, người Trung Quốc đã xây dựng được nhà nước và nền văn minh của mình. Trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, người Trung Quốc đã phát triển nền văn minh cổ đại rực rỡ.

- Những biến đổi trong sản xuất: thời Xuân Thu - Chiến Quốc, công cụ bằng sắt xuất hiện khiến diện tích đất gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng, làm cho kinh tế phát triển, xã hội có nhiều thay đổi sâu sắc.

- Những biến đổi trong xã hội: xuất hiện 2 giai cấp

+ Địa chủ: là các quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực.

+ Nông dân lĩnh canh (tá điền): là nông dân bị mất ruộng, nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để canh tác và nộp địa tô cho địa chủ.

=> Xã hội phong kiến Trung Quốc hình thành từ thế kỉ III (thời nhà Tần) và được xác lập vào thời nhà Hán.

Chế độ phong kiến Trung Quốc triều đại nào khác biệt nhất về nguồn gốc
Bản đồ Trung Quốc thời Tần

@15813@

a. Nhà Tần 

- Tần Thủy Hoàng đã thi hành một loạt các chính sách:

+ Chia đất nước thành quận, huyện, cử quan lại đến cai trị.

+ Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất.

+ Bắt nhân dân lao dịch.

+ Gây chiến tranh và mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam,...

Chế độ phong kiến Trung Quốc triều đại nào khác biệt nhất về nguồn gốc
Đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.

b. Nhà Hán

- Xóa bỏ chế độ hà khắc của pháp luật thời Tần.

- Giảm tô thuế, lao dịch.

- Khuyến khích sản xuất phát triển kinh tế.

- Tiến hành chiến tranh xâm lược, xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam.​

@33795@

- Thời nhà Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện.

- Cử người cai quản các địa phương.

- Mở nhiều khoa thi tuyển chọn nhân tài.

- Giảm thuế, chia ruộng cho nông dân.

- Tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ.

Chế độ phong kiến Trung Quốc triều đại nào khác biệt nhất về nguồn gốc
Lãnh thổ Trung Quốc thời Đường

@15814@

a. Thời Tống

- Thi hành chính sách miễn giảm thuế, sưu dịch.

- Mở mang các công trình thuỷ lợi.

- Phát triển thủ công nghiệp: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, đúc vũ khí…

- Có nhiều phát minh: la bàn, thuốc súng, nghề in. 

b. Thời Nguyên

- Các vua chúa người Mông Cổ thi hành nhiều chính sách phân biệt đối xử giữa người Mông cổ và người Hán.

=> Nhân dân nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa.

Chế độ phong kiến Trung Quốc triều đại nào khác biệt nhất về nguồn gốc
Bản đồ Trung Quốc thời Nguyên

- Nhà Nguyên tồn tại đến năm 1368 bị lật đổ, Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh.

@33799@

- Sau này quân Mãn Thanh từ phương bắc sang xâm chiếm, lật đổ nhà Minh lập ra nhà Thanh.

- Xã hội phong kiến cuối thời Minh - Thanh lâm vào tình trạng suy thoái.

- Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển: xuất hiện nhiều xưởng dệt lớn, xưởng làm đồ sứ,… với sự chuyên môn hóa cao, thuê nhiều nhân công; buôn bán với nước ngoài được mở rộng.

Chế độ phong kiến Trung Quốc triều đại nào khác biệt nhất về nguồn gốc
Bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh

a. Văn hoá

- Tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

- Văn học: rất phát triển, với những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thi Nại Am, các bộ tiểu thuyết Thủy Hử, Tây Du Kí...

- Sử học: bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng thời Hán, ngoài ra còn có những bộ sử đồ sộ khác như: Hán thư, Đường thư, Minh sử,...

- Nghệ thuật: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc… đều ở trình độ cao, thể hiện tài nghệ và sức sáng tạo tuyệt vời của các nghệ nhân Trung Quốc.

b. Khoa học – kĩ thuật

Chế độ phong kiến Trung Quốc triều đại nào khác biệt nhất về nguồn gốc
Thuốc súng

Chế độ phong kiến Trung Quốc triều đại nào khác biệt nhất về nguồn gốc
La bàn

-  Nhiều phát minh quan trọng: giấy viết, la bàn, nghề in, thuốc súng.

-  Kĩ thuật đóng tàu, luyện kim, khai thác dầu mỏ… có đóng góp lớn với nhân loại.

@81874@

29/12/2021 108

Đáp án chính xác

Xem đáp án » 29/12/2021 224

Xem đáp án » 29/12/2021 181

Xem đáp án » 29/12/2021 158

Xem đáp án » 29/12/2021 156

Xem đáp án » 29/12/2021 154

Xem đáp án » 29/12/2021 146

Xem đáp án » 29/12/2021 137

Xem đáp án » 29/12/2021 137

Xem đáp án » 29/12/2021 128

Xem đáp án » 29/12/2021 128

Xem đáp án » 29/12/2021 122

Xem đáp án » 29/12/2021 114

Xem đáp án » 29/12/2021 110

Xem đáp án » 29/12/2021 107

Xem đáp án » 29/12/2021 103

Chế độ phong kiến Trung Quốc đạt đến đỉnh cao dưới triều đại nào?

Triều đại trong lịch sử Trung Quốc, hay triều đại Trung Quốc, ý chỉ các chế độ quân chủ thế tập cai trị Trung Quốc trong phần lớn chiều dài lịch sử nước này. Kể từ khi triều đại đầu tiên được Hạ Vũ thành lập vào khoảng năm 2070 TCN cho đến khi Phổ Nghi thoái vị vào ngày 12 tháng 2 năm 1912, sau cuộc Cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc đã được cai trị bởi một loạt triều đại kế tục nhau.[a][b] Triều đại Trung Quốc không chỉ bao gồm những triều đại được thành lập bởi người Hán – dân tộc có dân số áp đảo tại Trung Quốc – hay tiền thân của người Hán, tức liên minh bộ lạc Hoa Hạ, mà còn có cả các triều đại do các dân tộc phi Hán thành lập.[6]

Chia lịch sử Trung Quốc thành nhiều thời kỳ do từng triều đại cai trị là một phương pháp phân tích thời kỳ phổ biến được các học giả áp dụng.[7] Theo đó, một triều đại được dùng để phân định thời kỳ cai trị của một gia tộc, và cũng có thể được dùng để mô tả các sự kiện, xu hướng, tính cách, các sáng tác nghệ thuật, và đồ tạo tác của thời kỳ đó.[8] Ví dụ, đồ sứ được làm vào thời Minh thì gọi là "đồ sứ triều Minh".[9]

Triều đại chính thống cai trị Trung Quốc trong khoảng thời gian lâu dài nhất là triều Chu, với tổng cộng 789 năm. Trên thực tế, triều Chu bị phân làm hai giai đoạn – Tây Chu và Đông Chu – với quyền lực suy giảm nghiêm trọng trong giai đoạn Đông Chu.[10] Triều đại chính thống cai trị Trung Quốc có diện tích lãnh thổ lớn nhất là triều Nguyên hoặc triều Thanh, tùy theo nguồn tư liệu lịch sử.[11][12][13][14][15][c]

Các triều đại Trung Quốc thường tự coi mình là "Thiên triều" (天朝).[19][20] Nhiều quốc gia triều cống cho Trung Quốc đã gọi các triều đại Trung Quốc là "Thiên triều Thượng quốc" (天朝上國) hay "Thiên triều Đại quốc" (天朝大國), như một hình thức thể hiện sự tôn trọng và phục tùng.[21]

Mục lục

  • 1

    Thuật ngữ

  • 2

    Lịch sử

    • 2.1

      Sự khởi đầu của chế độ triều đại cai trị

    • 2.2

      Quá trình chuyển giao triều đại

    • 2.3

      Sự kết thúc của chế độ triều đại cai trị

    • 2.4

      Tính chính thống

  • 3

    Dòng phụ hệ

  • 4

    Phân loại

    • 4.1

      Triều đại Trung Nguyên

    • 4.2

      Triều đại thống nhất

    • 4.3

      Triều đại chinh phục

  • 5

    Quy ước tên

    • 5.1

      Tên chính thức

    • 5.2

      Tên tiền tố

  • 6

    Phạm vi lãnh thổ

  • 7

    Danh sách triều đại Trung Quốc chính

  • 8

    Niên biểu

    • 8.1

      Niên biểu các giai đoạn chính

    • 8.2

      Niên biểu các chế độ

  • 9

    Đọc thêm

  • 10

    Ghi chú

  • 11

    Tham khảo

    • 11.1

      Chú thích

    • 11.2

      Nguồn

  • 12

    Liên kết ngoài

Bức vẽ Hạ Vũ, người mở đường chế độ triều đại cai trị Trung Quốc, của họa sĩ Mã Lân thời Nam Tống.

Với vai trò là nhà sáng lập triều đại Trung Quốc chính thống đầu tiên – triều Hạ – Hạ Vũ thường được coi là người mở đường cho các triều đại cai trị ở Trung Quốc.[23][a] Trong chế độ triều đại cai trị ở Trung Quốc, nhà cai trị tối cao trên lý thuyết nắm trong tay quyền lực tuyệt đối và quyền chiếm hữu tư nhân đối với lãnh địa, mặc dù trên thực tế, thực quyền của họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.[24][d] Theo truyền thống, ngai vàng Trung Quốc được thừa kế độc quyền bởi các thành viên nam giới trong gia tộc cai trị, mặc dù không thiếu trường hợp ngoại thích lên nắm thực quyền thay cho quân chủ.[28][e] Quan niệm kế vị trên được gọi là Gia thiên hạ (家天下), trái với quan niệm Công thiên hạ (公天下) của thời tiền Hạ, mà trong đó, sự kế vị không mang tính thế tập.[24][30]

Quá trình chuyển giao triều đạiSửa đổi

Tranh minh họa Trận Sơn Hải quan, một trận chiến quyết định trong thời kỳ chuyển giao Minh–Thanh. Triều Thanh giành chiến thắng và mở rộng quyền cai trị của mình ở Trung Quốc bản thổ ngay sau đó.

Hiện tượng thịnh suy của các triều đại là một đặc điểm nổi bật trong lịch sử Trung Quốc. Một số học giả cố gắng giải thích hiện tượng này bằng cách cho rằng sự thành công hay thất bại của một triều đại phụ thuộc vào đạo đức của những nhà cai trị, trong khi những người khác lại tập Trung Quốc|chế độ quân chủ]] – một phương pháp giải thích được gọi là vòng tuần hoàn triều đại.[31][31][32][33]

Quá trình chuyển giao triều đại trong lịch sử Trung Quốc diễn ra chủ yếu thông qua hai con đường: chinh phục quân sự và soán ngôi.[34] Triều Kim thay thế triều Liêu và triều Nguyên thống nhất Trung Quốc đều thông qua một loạt chiến dịch quân sự thành công. Mặt khác, Tào Ngụy thay thế Đông Hán và triều Lương thay thế Nam Tề là hai trường hợp soán ngôi. Thông thường, kẻ soán ngôi sẽ tìm cách khắc họa động thái sẵn sàng rời bỏ ngai vàng của nhà cai trị triều đại tiềm nhiệm trong một tiến trình gọi là thiện nhượng (禪讓), như một phương tiện hợp pháp hóa quyền cai trị.[35]

Khi xem qua các mốc thời gian lịch sử, người ta dễ ngộ nhận rằng quá trình chuyển giao triều đại xảy ra đột ngột và dữ dội. Đúng hơn, các triều đại mới thường được thành lập từ trước khi lật đổ hoàn toàn một chế độ hiện có.[36] Ví dụ, năm 1644 thường được coi là năm mà triều Thanh kế tục triều Minh nắm giữ Thiên mệnh. Tuy nhiên, triều Thanh chính thức được tuyên bố thành lập vào năm 1636 bởi Thanh Thái Tông khi ông đổi quốc hiệu cũ Hậu Kim mà Thanh Thái Tổ đã đặt vào năm 1616. Trong khi đó, hoàng tộc triều Minh vẫn cai trị Nam Minh cho đến năm 1662.[37][38] Vương quốc Đông Ninh trung thành với triều Minh tại Đài Loan tiếp tục kháng chiến, chống lại triều Thanh cho đến tận năm 1683.[39] Ngoàira, trong giai đoạn chuyển giao Minh–Thanh, còn có nhiều phe phái khác tranh giành quyền kiểm soát Trung Quốc, đáng chú ý nhất là Đại Thuận và Đại Tây, lần lượt do Lý Tự Thành và Trương Hiến Trung thành lập.[40][41][42] Thay đổi gia tộc cai trị là một việc rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, triều Thanh đã mất tới gần hai thập kỷ để mở rộng quyền cai trị của họ trên toàn bộ Trung Quốc bản thổ.

Tương tự, đầu giai đoạn chuyển giao Tùy–Đường, nhiều chế độ do các lực lượng nổi dậy thành lập, tranh giành quyền kiểm soát và tính chính thống khi quyền lực triều Tùy đang suy yếu. Các chế độ tự trị tồn tại trong giai đoạn đầy biến động này có thể kể đến Ngụy (của Lý Mật), Tần (của Tiết Cử), Tề (của Cao Đàm Thành), Hứa (của Vũ Văn Hóa Cập), Lương (của Thẩm Pháp Hưng), Lương (của Lương Sư Đô), Hạ (của Đậu Kiến Đức), Trịnh (của Vương Thế Sung), Sở (của Chu Xán), Sở (của Lâm Sĩ Hoằng), Yên (của Cao Khai Đạo) và Tống (của Phụ Công Thạch). Ngay cả khi đã thay thế triều Tùy, triều Đường vẫn phải tốn thêm hàng thập kỷ nữa mới thống nhất được Trung Quốc bản thổ.[43]

Thông thường, tàn dư và con cháu hoàng tộc triều đại tiền nhiệm đều bị thanh trừng hoặc được phong cho các tước vị cao quý theo chế độ Nhị vương Tam khác (二王三恪) – điều sau này đã trở thành một phương tiện để triều đại cai trị đòi quyền kế tục hợp pháp từ triều đại tiềm nhiệm.[44] Ví dụ, Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế được lập làm "Trung Sơn vương" sau khi thoái vị và nhường ngôi cho Bắc Tề Văn Tuyên Đế.[45] Tương tự, Sài Vịnh, cháu trai của Hậu Chu Thế Tông, được Tống Nhân Tông phong làm "Sùng Nghĩa công" – một tước vị tiếp tục được các hậu duệ hoàng tộc Hậu Chu khác kế thừa.[46]

Theo truyền thống ngành sử học Trung Quốc, mỗi triều đại mới sẽ biên soạn lịch sử triều đại tiền nhiệm, đỉnh cao là bộ Nhị thập tứ sử.[47] Truyền thống này vẫn được duy trì ngay cả khi cuộc Cách mạng Tân Hợi đã thay thế triều Thanh bằng nhà nước Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, nỗ lực soạn thảo một bộ lịch sử triều Thanh của những người Cộng hòa bị gián đoạn bởi Nội chiến Trung Quốc – cuộc nội chiến phân chia Trung Quốc thành hai chính thể: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở đại lục và Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan.[48]

Sự kết thúc của chế độ triều đại cai trịSửa đổi

Một bức ảnh Hoàng đế Phổ Nghi, được nhiều người coi là vị quân chủ hợp pháp cuối cùng ở Trung Quốc, được chụp vào năm 1922.

Chế độ triều đại cai trị ở Trung Quốc chấm dứt vào năm 1912, khi nhà nước Trung Hoa Dân Quốc thay thế triều Thanh sau thành công của cuộc Cách mạng Tân Hợi.[49][50] Mặc dù đã có những nỗ lực khôi phục triều đại cai trị ở Trung Quốc sau cuộc Cách mạng Tân Hợi, nhưng chúng đều không thành công trong việc củng cố quyền cai trị và giành được tính chính thống.

Trong cuộc Cách mạng Tân Hợi, cũng đã có nhiều đề xuất ủng hộ việc thay thế triều Thanh do người Mãn lãnh đạo bằng một triều đại mới của người Hán. Khổng Lệnh Di (孔令貽), hậu duệ đời thứ 76 của Khổng Tử và là người đang nắm giữ tước hiệu Diện Thánh công, được Lương Khải Siêu xác định là người kế thừa ngai vàng tiềm năng.[51] Trong khi đó, giới thân sĩ ở An Huy và Hà Bắc lại ủng hộ phục hưng triều Minh với hoàng đế là Chu Dục Huân (朱煜勳), một Diên Ân hầu.[52] Cả hai đề xuất trên rốt cuộc đều bị từ chối.

Đế quốc Trung Hoa (1915–1916) do Viên Thế Khải thành lập sớm châm ngòi cho cuộc Chiến tranh hộ quốc và bị xóa sổ sau 101 ngày.[53] Đinh Tỵ phục tích (1917) là một nỗ lực phục hưng triều Thanh không thành công, khi chỉ kéo dài đúng 11 ngày.[54] Tương tự, Mãn Châu Quốc, một nhà nước bù nhìn do Đế quốc Nhật Bản dựng lên trong Thế chiến thứ hai, với sự công nhận ngoại giao hạn chế, không được coi như một chế độ chính thống.[55] Các nhà sử học thường coi sự kiện Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị vào ngày 12 tháng 2 năm 1912 là dấu chấm hết cho chế độ triều đại cai trị ở Trung Quốc sau gần bốn thiên niên kỷ tồn tại.[49]

Tính chính thốngSửa đổi

Quốc ấn cuả triều Thanh được khắc dòng chữ "Đại Thanh đế quốc chi tỷ" (大清帝國之璽). Nó là biểu tượng của quyền lực và tính chính thống.

Suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc đã bị chia cắt chính trị trong nhiều giai đoạn, với các miền đất khác nhau được cai trị bởi các triều đại khác nhau. Mỗi triều đại hoạt động hiệu quả như một nhà nước riêng biệt với thể chế chính trị và triều đình riêng. Những giai đoạn chia cắt chính trị đáng chú ý nhất là Tam Quốc, Ngũ Hồ thập lục quốc, Nam–Bắc triều, và Ngũ đại Thập quốc.

Mối quan hệ giữa các triều đại Trung Quốc trong những giai đoạn chia cắt, thường xoay quanh tính chính thống, vốn khởi nguồn từ học thuyết Thiên mệnh.[56] Triều đại do người Hán cai trị sẽ tuyên bố các triều đại đối địch do các dân tộc khác thành lập là phi chính thống theo khái niệm Hoa Di chi biện. Mặc khác, nhiều triều đại phi Hán đã tự nhận mình là triều đại chính thống, khắc họa bản thân trong vai trò là chính thể thực sự thừa kế tinh hoa văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Theo truyền thống, chỉ những chế độ được coi là "chính thống" (正統) hoặc "chính danh" mới được gọi là "triều" (朝), còn những chế độ "phi chính thống" hoặc "không chính danh" được gọi là "quốc" (國), ngay cả khi chúng mang bản chất của một triều đại.[57] Với một số triều đại, tính chính thống vẫn còn đang là vấn đề gây tranh cãi trong giới học thuật hiện đại.

Những tranh chấp về tính chính thống giữa các triều đại như trên đã tồn tại trong các giai đoạn sau:

  • Tam Quốc[58]
    • Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô đều tự tuyên bố mình là triều đại chính thống, đồng thời lên án tuyên bố của hai chế độ còn lại.
    • Vì Hán Hiến Đế thoái vị để ủng hộ Tào Ngụy Văn Đế nên Tào Ngụy trực tiếp kế tục Đông Hán trong dòng thời gian lịch sử Trung Quốc.
    • Tây Tấn công nhận Tào Ngụy là triều đại chính thống trong giai đoạn Tam Quốc và tuyên bố kế tục triều đại này.
    • Triều Đường coi Tào Nguỵ là triều đại chính thống, trong khi học giả Nam Tống Chu Hi lại đề xuất nên coi Thục Hán mới là triều đại chính thống.[59][60]
  • Đông Tấn và Ngũ Hồ thập lục quốc[61]
    • Đông Tấn tự xem mình là triều đại chính thống.
    • Một số nước trong nhóm Ngũ Hồ thập lục quốc như Hán Triệu, Hậu Triệu và Tiền Tần cũng tự tuyên bố mình là triều đại chính thống.
  • Nam–Bắc triều[62]
    • Tất cả triều đại trong giai đoạn này đều coi mình là đại diện chính thống của Trung Quốc; Các triều đại phương bắc gọi các đối thủ phía nam của họ là "Đảo di" (島夷) trong khi ngược lại, các triều đại phương nam lại gọi các đối thủ phía bắc của họ là "Tác lỗ" (索虜).[63][64]
  • Ngũ đại Thập quốc[65]
    • Trực tiếp kế tục triều Đường, Hậu Lương tự coi mình là triều đại chính thống.[65]
    • Hậu Đường tự coi mình là triều Đường tái sinh và bác bỏ tính chính thống của Hậu Lương.[65]
    • Hậu Tấn công nhận Hậu Đường là triều đại chính thống.[65]
    • Nam Đường, trong một khoảng thời gian, được coi là triều đại chính thống của giai đoạn Ngũ đại Thập quốc.[65]
    • Sử học hiện đại nói chung coi các triều đại thuộc nhóm Ngũ đại, trái với Thập quốc, là triều đại chính thống.[65][66]
  • Triều Liêu, triều Tống và triều Kim[67]
    • Sau khi chinh phục Hậu Tấn, triều Liêu tuyên bố tính chính thống kế tục từ Hậu Tấn.[68]
    • Cả Nam Tống lẫn Bắc Tống đều tự coi mình là triều đại Trung Quốc chính thống.
    • Triều Kim thách thức tuyên bố chính thống của triều Tống.
    • Triều Nguyên kế tục công nhận cả ba triều đại, kể cả Tây Liêu, đều là các triều đại chính thống, họ biên soạn ba bộ sử: Liêu sử, Tống sử và Kim sử.[69][70][71]
  • Triều Minh và Bắc Nguyên[72]
    • Triều Minh công nhận triều Nguyên tiền nhiệm là một triều đại chính thống, nhưng cũng khẳng định rằng họ không tiếp nhận Thiên mệnh từ triều Nguyên, và do đó Bắc Nguyên không phải là triều đại chính thống.
    • Các nhà cai trị Bắc Nguyên vẫn duy trì quốc hiệu là "Đại Nguyên" và tiếp tục dùng tên tước hiệu Trung Quốc cho tới năm 1388 hoặc 1402. Các tước hiệu Trung quốc được khôi phục nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn.
    • Nhà sử học Mông Cổ Rashipunsug biện luận rằng Bắc Nguyên là triều đại kế thừa tính chính thống từ triều Nguyên. Sau này, triều Thanh đánh bại và sáp nhập Bắc Nguyên, tiếp tục kế thừa tính chính thống đó. Do vậy, triều Minh mới là triều đại phi chính thống.[73]
  • Triều Thanh và Nam Minh[74]
    • Triều Thanh công nhận triều Minh tiền nhiệm là triều đại chính thống, nhưng khẳng định rằng họ đã giành lấy thiên mệnh từ triều Minh, do đó bác bỏ tính chính thống của Nam Minh.
    • Nam Minh vẫn tiếp tục tuyên bố mình là triều đại chính thống cho tới khi bị triều Thanh tiêu diệt.
    • Vương quốc Đông Ninh trung thành với triều Minh tố cáo triều Thanh là phi chính thống.
    • Triều Tiên ở Hàn Quốc và nhà Hậu Lê ở Việt Nam từng có lúc coi Nam Minh, thay vì triều Thanh, là triều đại chính thống.[75][76]
    • Mạc phủ Tokugawa Nhật Bản không công nhận tính chính thống của triều Thanh, thay vào đó tự nhận mình là đại diện chính thống của Hoa (華), tức Trung Hoa. Câu chuyện này đóng vai trò nền tảng trong các văn bản tiếng Nhật như Chūchō Jijitsu và Kai Hentai.[77][78][79]

Trong khi các giai đoạn chia cắt thường dẫn đến nhiều cuộc tranh luận sôi nổi giữa các quan chức và nhà sử học về việc những triều đại nào có thể và nên được coi là chính thống, chính khách Bắc Tống Âu Dương Tu lại cho rằng tính chính thống triều đại tồn tại ở một trạng thái lấp lửng trong các giai đoạn chia cắt, và chỉ được khôi phục sau khi có sự thống nhất chính trị.[80] Từ góc độ này, triều Tống sở hữu tính chính thống nhờ đặt dấu chấm hết cho giai đoạn Ngũ đại Thập quốc, mặc dù không được kế thừa tính chính thống từ Hậu Chu. Tương tự, Âu Dương Tu coi ý niệm về tính chính thống đã rơi vào quên lãng trong các giai đoạn Tam Quốc, Ngũ Hồ thập lục quốc và Nam–Bắc triều.[80]

Vì hầu hết các nguồn sử liệu Trung Quốc đề cao ý tưởng về sự kế tục triều đại đơn tuyến, nên chỉ có duy nhất một triều đại được coi là chính thống tại một thời điểm bất kỳ.[66] Hầu hết nguồn hiện đại sắp xếp các triều đại chính thống kế tục nhau như sau:[66]

Triều Hạ → Triều Thương → Tây Chu → Đông Chu → Triều Tần → Tây Hán → Đông Hán → Tào Ngụy → Tây Tấn → Đông Tấn → Lưu Tống → Nam Tề → Triều Lương → Triều Trần → Triều Tùy → Triều Đường → Hậu Lương → Hậu Đường → Hậu Tấn → Hậu Hán → Hậu Chu → Bắc Tống → Nam Tống → Triều Nguyên → Triều Minh → Triều Thanh

Những tranh chấp về tính chính thống kể trên tương tự như những tuyên bố ganh đua hiện đại về tính chính thống của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thủ đô tại Bắc Kinh và Trung Hoa Dân Quốc có thủ đô tại Đài Bắc. Cả hai chế độ đều chính thức tuân thủ chính sách Một Trung Quốc và tự tuyên bố là đại diện chính thống duy nhất của toàn bộ Trung Quốc.[81]

Một tấm bản đồ Đế quốc Trung Quốc trong giai đoạn Khang Càn thịnh thế của Đức. Triều Thanh đồng thời được coi là "triều đại Trung Nguyên", "triều đại thống nhất", và "triều đại chinh phục".

Triều đại Trung NguyênSửa đổi

Trung Nguyên là một khu vựng rộng lớn ở hạ lưu sông Hoàng Hà, nơi hình thành nên cái nôi của nền văn minh Trung Quốc. "Triều đại Trung Nguyên" (中原王朝) đề cập tới các triều đại Trung Quốc có kinh đô nằm trong khu vực Trung Nguyên.[86] Thuật ngữ này đề cập tới cả các triều đại do dân tộc Hán lẫn các dân tộc phi Hán thành lập.[86]

Triều đại thống nhấtSửa đổi

Triều đại thống nhất đề cập tới các triều đại Trung Quốc, bất kể nguồn gốc gia tộc cai trị, đã thống nhất Trung Quốc bản thổ thành công. "Trung Quốc bản thổ" là một khu vực thường được coi như vùng đất trung tâm truyền thống của người Hán, không tương đương với khái niệm "Trung Quốc". Hoàng triều nào thống nhất thành công Trung Quốc bản thổ thì sẽ được công nhận là một "Đế quốc Trung Quốc" hoặc "Trung Hoa đế quốc" (中華帝國).[87][88]

Khái niệm "đại nhất thống" (大一統) được nhắc đến lần đầu trong một văn bản Trung Quốc cổ có tên Công dương truyện, được cho là của học giả nước Tề Công Dương Cao.[89][90][91] Những nhân vật nổi tiếng khác như Khổng Tử và Mạnh Tử cũng từng đề cập đến khái niệm này trong các tác phẩm riêng của họ.[92][93]

Các nhà sử học thường công nhận các triều đại sau đây đã thống nhất được Trung Quốc bản thổ: triều Tần, triều Tây Hán, triều Tân, triều Đông Hán, triều Tây Tấn, triều Tùy, triều Đường, triều Võ Chu, triều Bắc Tống, triều Nguyên, triều Minh, và triều Thanh.[94][95] Vị thế của Bắc Tống với tư cách một triều đại thống nhất vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi khi một phần Yên Vân thập lục châu nằm dưới sự quản lý của triều Liêu đương thời, trong khi Tây Hạ kiểm soát một phần Hà Sáo; theo phân tích trên, rõ ràng, Bắc Tống chưa thực sự là một triều đại thống nhất toàn bộ Trung Quốc bản thổ.[94][96]

Triều đại chinh phụcSửa đổi

"Triều đại chinh phục" (征服王朝) đề cập tới các triều đại Trung Quốc được thành lập bởi các gia tộc phi Hán cai trị một phần hoặc toàn bộ Trung Quốc bản thổ.[97] Thuật ngữ này do nhà sử học kiêm Hán học Karl Agust Wittfogel đặt ra, và vẫn là một nguồn gây tranh cãi giữa các học giả, khi có người cho rằng lịch sử Trung Quốc nên được phân tích và hiểu rõ theo quan điểm đa sắc tộc và đa văn hóa.[98] Bắc Ngụy và triều Thanh, lần lượt được thành lập bởi người Tiên Ti và người Mãn Châu, là hai triều đại chinh phục điển hình.[97]

Theo thông lệ, khi mới thành lập triều đại, quân chủ Trung Quốc sẽ đặt cho đất nước của mình một cái tên chính thức, gọi là quốc hiệu (國號).[99][100] Suốt thời kỳ cai trị của một triều đại, quốc hiệu sẽ là tên gọi chính thức của đất nước, được dùng trong nội bộ và trong công việc ngoại giao.

Quốc hiệu thường được chọn theo những cách sau:

  • Tên của bộ lạc cai trị trong liên quân bộ lạc.[101][102]
    • ví dụ: Quốc hiệu Hạ bắt nguồn từ giai cấp cai trị, tức quân bộ lạc Hạ.[101]
  • Tước hiệu quý tộc mà nhà sáng lập nắm giữ trước khi thành lập triều đại.[101][102]
    • ví dụ: Trần Vũ Đế chọn quốc hiệu là "Thánh" lấy từ tước hiệu "Trần vương".[103]
  • Tên của một nhà nước từng tồn tại, có cùng vị trí địa lý với triều đại mới.[102][104]
    • ví dụ: Tiền Yên có quốc hiệu là "Hào", dựa theo tên nước hào thời Chu.[104]
  • Tên của triều đại trước mà triều đại mới tuyên bố là hậu vệ hoặc là triều đại kế tục, ngay cả khi mối liên kết gia tộc không rõ ràng.[102]
    • ví dụ: Hậu Chu Thái Tổ đặt quốc hiệu là "Ngu" khi tổ tiên của mình là người thuộc hoàng tộc triều Ngu.[105]
  • Một từ ngữ mang ý nghĩa tốt lành hoặc quan trọng.[101][102]
    • ví dụ: quốc hiệu chính thức của triều Nguyên là "Đại Nguyên", có nguồn gốc từ một mệnh đề trong Kinh Dịch, "đại tai can nguyên" (大哉乾元).[106]

Có những trường hợp mà quốc hiệu bị thay đổi giữa thời gian cai trị của một triều đại. Ví dụ, Nam Hán ban đầu có quốc hiệu là "Việt", về sau lại đổi thành "Hán".[107]

Quốc hiệu của một vài triều đại còn có thêm chữ "đại" (大). Trong Dũng tràng tiểu phẩm của nhà sử học thời Minh Chu Quốc Trinh, người ta cho rằng triều đại đầu tiên đưa từ "đại" vào quốc hiệu là triều Nguyên.[108][109] Tuy nhiên, theo một số nguồn như Liêu sử hay Kim sử do nhà sử học thời Nguyên Thoát Thoát biên soạn, một vài triều đại trước đó – như triều Liêu và triều Kim – cũng đã sử dụng quốc hiệu có chữ "đại".[110][111] Kể cả khi quốc hiệu mà một triều đại Trung Quốc sử dụng không có chữ "đại", quan chức và thần dân ở những quốc gia triều cống vẫn gọi kèm thêm chữ "đại", như một cách để thể hiện sự tôn trọng.[109] Ví dụ, Nhật Bản thư kỷ (大唐) gọi Trung Quốc thời Đường là "Đại Đường", mặc dù quốc hiệu chính thức mà triều Đường sử dụng chỉ đơn giản là "Đường".

Trong khi tất cả triều đại Trung Quốc đều tìm cách liên kết đất nước của họ với từ "Trung Quốc" (中國), không có bất cứ chế độ nào chính thức sử dụng từ này làm quốc hiệu.[112][113] Triều Thanh từng xác định rõ ràng tên đất nước mà họ đang cai trị là "Trung Quốc" trong nhiều hiệp ước quốc tể kể từ Điều ước Ni Bố Sở năm 1689, nhưng vẫn giữ quốc hiệu là "Đại Thanh".[114][115]

Việc chọn quốc hiệu, cũng như tầm quan trọng của nó, được truyền bá rộng rãi khắp Vùng văn hóa Đông Á. Đáng chú ý, các nhà cai trị tại Việt Nam và Triều Tiên cũng xưng quốc hiệu riêng cho đất nước của họ.

Tên tiền tốSửa đổi

Trong ngành sử học Trung Quốc, các nhà sử học thường không gọi trực tiếp tên triều đại bằng quốc hiệu của chúng. Thay vào đó, tên triều đại mang tính lịch sử, thường có gốc gác từ quốc hiệu, mới được sử dụng thường xuyên. Ví dụ, triều Tùy có quốc hiệu là Tùy trong khi triều Kim có quốc hiệu là "Đại Kim".

Khi có nhiều hơn một chế độ có cùng quốc hiệu, các nhà sử học sử dụng tên tiền tố để phân biệt.[7][36][116] Các loại tiền tố thường được sử dụng bao gồm:

  • Phương hướng địa lý
    • "Bắc" (北): ví dụ: Bắc Tề, Bắc Nguyên
    • "Nam" (南): ví dụ: Nam Yên, Nam Đường
    • "Đông" (東): ví dụ: Đông Tấn, Đông Ngụy
    • "Tây" (西): ví dụ: Tây Lương, Tây Liêu
  • Sự nối tiếp
    • "Tiền" (前): ví dụ: Tiền Tần, Tiền Thục
    • "Hậu" (後): ví dụ: Hậu Triệu, Hậu Hán
  • Tên dòng họ cai trị
  • Khác
    • ví dụ: Thục Hán (tiền tố "Thục" ám chỉ một vị trí địa lý tại Tứ Xuyên), Hồ Hạ (tiền tố "Hồ", mang nghĩa là "rợ", ý chỉ gốc gác Hung Nô của nhà sáng lập triều đại).

Một triều đại có thể được gọi với nhiều hơn một tên tiền tố có mức độ phổ biến khác nhau. Ví dụ, Tây Hán thỉnh thoảng được gọi là "Tiền Hán", và Dương Ngô thỉnh thoảng được gọi là "Nam Ngô".[117][118]

Các học giả thường xây dựng một đường phân chia lịch sử dành cho những triều đại mà quyền lực cai trị bị gián đoạn. Ví dụ, triều Tống được phân thành Bắc Tống và Nam Tống, với Sự kiện Tĩnh Khang là ranh giới; "triều Tống" nguyên thủy do Tống Thái Tổ thành lập, phân biệt với "triều Tống" tái sinh thời Tống Cao Tông.[119] Trong những trường hợp tương tự, tức là triều đại đã sụp đổ chỉ được tái thành lập, thì cần phải có sự phân biệt tên gọi giữa triều đại nguyên thủy và triều đại tái thành lập để phục vụ mục đích sử học. Có hai trường hợp ngoại lệ là Tây Tần và triều Đường, lần lượt bị gián đoạn bởi Hậu Tần và Võ Chu.[120][121]

Lãnh thổ ước đoán do các triều đại và nhà nước Trung Quốc khác nhau kiểm soát trong suốt chiều dài lịch sử, biểu diễn kèm với đường biên giới Trung Quốc ngày nay.

Trong khi những triều đại Trung Quốc chính thống đầu tiên chỉ được thành lập dọc theo sông Hoàng Hà và sông Dương Tử, nhiều triều đại kế tiếp đã tích cực tiến hành bành trướng lãnh thổ.[122][123][124][125][126][127][128][129][130][131][132][133][134]

Ở nhiều thời điểm khác nhau, các triều đại Trung Quốc kiểm soát Trung Quốc bản thổ (bao gồm Hải Nam, Ma Cao và Hồng Kông),[122][123][124] Đài Loan,[125] Mãn Châu (cả Nội Mãn lẫn Ngoại Mãn),[126][127] Sakhalin,[128][129] Mông Cổ (cả Nội Mông lẫn Ngoại Mông),[127][130] Việt Nam,[131][135] Tây Tạng,[126][127] Tân Cương,[132] các vùng đất thuộc Trung Á,[127][128] Bán đảo Triều Tiên,[133] Afghanistan[134][136] và Siberia.[127]

Triều đại Trung Quốc có diện tích lãnh thổ lớn nhất là triều Nguyên hoặc triều Thanh, tùy theo nguồn tư liệu lịch sử.[11][12][13][14][15][c] Sự thiếu minh bạch này chủ yếu là do đường biên giới phía bắc không rõ ràng của triều Nguyên: một số nguồn mô tả nó nằm ngay phía bắc bờ bắc hồ Baikal, số khác lại cho là nó phải kéo dài tới tận bờ biển Bắc Băng Dương.[137][138][139] Ngược lại, biên giới triều Thanh đã được phân định và củng cố thông qua một loạt hiệp ước quốc tế, và do đó được xác định một cách rõ ràng hơn hẳn.

Ngoài việc kiểm soát trực tiếp phần lãnh thổ Trung Quốc, các triều đại Trung Quốc khác nhau còn duy trì quyền bá chủ đối với các quốc gia hay bộ lạc khác, thông qua một hệ thống triều cống.[140] Hệ thống triều cống Trung Quốc tồn tại từ thời Tây Hán cho tới tận thế kỷ 19, khi Chủ nghĩa Trung Quốc trung tâm sụp đổ.[141][142]

Các yêu sách lãnh thổ hiện tại mà cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố, đều dựa trên những phần lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của triều Thanh ngay trước thời điểm sụp đổ.[15][143][144][145][146]