Chỉ báo độ mòn lốp là gì

1. Khái quát Độ mòn của lốp là sự tổn thất hoặc hư hỏng của hoa lốp và các bề mặt cao su khác do lực ma sát phát sinh khi lốp quay trượt trên đường. Độ hao mòn thay đổi theo áp suất bơm lốp, tải trọng, tốc độ của xe, viêc phanh và các điều kiện của mặt đường, nhiệt độ và các yếu tố khác.

[1] Áp suất lốp

Áp suất bơm không đủ sẽ làm tăng tốc độ mòn vì làm cho hoa lốp phải uốn cong quá mức khi nó tiếp xúc với đường.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Xe chạy không êm: Áp suất bơm càng cao có nghĩa là độ cứng của lốp càng lớn. Tuy nhiên, nếu áp suất này quá cao thì lốp sẽ không hấp thu được các chấn động từ mặt đường dẫn đến trạng thái xe chạy không êm. Mỗi kiểu xe có một áp suất lốp tiêu chuẩn, thích hợp nhất với tải trọng và ứng dụng đã định. Việc lắp các lốp cứng hơn sẽ làm cho xe chạy không êm. Tay lái nặng: Áp suất bơm quá thấp làm cho bề mặt tiếp xúc của hoa lốp rộng hơn, làm tăng sức cản giữa lốp và mặt đường và vì vậy làm cho việc lái bị chậm hơn. Xe bị kéo lệch sang một bên trong khi chạy bình thường: Nếu áp suất bơm của các lốp bên phải và bên trái khác nhau, sức cản lăn của các lốp sẽ khác nhau và xe sẽ có xu hướng tạt sang bên phải hoặc bên trái. Hiện tượng sóng đứng & lướt nổi [lướt ván]:

Khi xe đang chạy, lốp liên tục uốn cong khi một đoạn mới của hoa lốp tiếp xúc với mặt đường. Sau đó, khi đoạn này rời khỏi mặt đường, áp suất của không khí bên trong lốp và độ đàn hồi của lốp cố phục hồi hoa lốp và cốt vải bố về trạng thái ban đầu của chúng. Tuy nhiên khi xe chạy ở tốc độ cao hơn, lốp quay quá nhanh, không đủ thời gian để phục hồi. Quá trình này được lặp đi lặp lại liên tục trong các khoảng thời gian ngắn, làm tăng các dao động trong hoa lốp. Các dao động này được coi như các sóng đứng liên tục lan truyền xung quanh lốp. Phần lớn năng lượng bị hãm trong sóng đứng biến thành nhiệt độ của lốp. Trong một số trường hợp nào đó, nhiệt lượng này tích tụ lại, thậm chí có thể phá hỏng lốp trong khoảng vài phút, do hoa lốp bị tách ra khỏi lớp bố [nổ lốp].

2. Hiện tượng lướt nổi

Khi xe quay trượt trên đường phủ nước, nếu tốc độ của xe quá cao làm cho hoa lốp không có đủ thời gian để đẩy nước khỏi mặt đường kiến nước vẫn bám chắc lốp xe. Lý do của hiện tượng này là khi tốc độ của xe tăng lên, sức cản của nước cũng tăng tương ứng, buộc các lốp “nổi” trên mặt nước. Người ta gọi hiện tượng này là hiện tượng lướt nổi hoặc lướt ván. LƯUÝ: Không được dùng lốp có hoa lốp đã mòn. Khi lốp mòn, hoa lốp sẽ ở trạng thái mà các rãnh của nó không thể xả nước giữa lốp và đường đủ nhanh để tránh hiện tượng lướt nổi. Tăng áp suất bơm. Nếu áp suất bơm của lốp cao hơn sẽ chống lại áp suất của nước đang tác động dưới hoa lốp và do đó làm cho hiện tượng lướt nổi chậm xảy ra.

Tải trọng cao sẽ làm tăng tốc độ mòn của lốp cũng giống như khi giảm áp suất bơm.

Lốp cũng mòn nhanh hơn trong lúc xe quay vòng khi chở nặng vì lực ly tâm lớn hơn khi quay vòng tác động vào xe sẽ làm phát sinh lực ma sát lớn hơn giữa lốp và mặt đường.

[3] Tốc độ của xe

Các lực dẫn động và phanh, lực ly tâm lúc quay vòng tác động vào lốp tăng theo tỷ lệ bình phương của tốc độ xe. Do đó, việc tăng tốc độ xe sẽ làm tăng các lực này lên gấp bội, và tăng lực ma sát giữa hoa lốp và mặt đường; và do đó làm tăng tốc độ mòn của lốp. Ngoài các yếu tố này, điều kiện của đường cũng có ảnh hưởng mạnh đến độ mòn của lốp: rõ ràng là đường thô nhám làm cho lốp mòn nhanh hơn đường nhẵn. 

Độ mòn của lốp không ảnh hưởng nhiều đến quãng đường phanh trên mặt đường khô. Tuy nhiên, trên mặt đường ướt quãng đường phanh sẽ dài hơn đáng kể.

Tính năng phanh bị kém đi vì hoa lốp đã mòn đến giới hạn nó không thể xả nước giữa hoa lốp và mặt đường, dẫn đến hiện tượng lướt nổi.

3. Chuẩn báo mòn của hoa lốp

Các chuẩn báo mòn của hoa lốp là các đầu nhô bố trí ở rãnh lốp cao hơn phần còn lại của bề mặt hoa lốp 1,6 mm đến 1,8 mm và được đúc vào hoa lốp ở 6 điểm dọc theo chu vi của lốp. Khi hoa lốp mòn theo thời gian, độ sâu của các đầu này giảm đi cho đến khi chúng trở nên ngang bằng với bề mặt của hoa lốp.

Các chuẩn báo độ mòn hoa lốp của lốp chỉ rõ giới hạn mòn cho phép của lốp, cho thấy khi nào là lúc phải thay lốp. 

[1] Mòn ở hai vai hoặc phần giữa lốp

Nếu áp suất lốp quá thấp, các vai mòn nhanh hơn phần giữa.Sự quá tải cũng gây ra hậu quả như vậy.

Nếu áp suất lốp quá cao, phần giữa mòn nhanh hơn các vai. 

[2] Mòn phía trong hoặc phía ngoài

Mòn do quay vòng được thể hiện ở hình bên trái là do quay vòng ở tốc độ quá mức. 

Sự biến dạng hoặc độ rơ quá mức của các bộ phận của hệ thống treo ảnh hưởng đến độ chỉnh của bánh trước làm cho lốp mòn không bình thường.

Nếu một bên hoa lốp của lốp mòn nhanh hơn bên kia, nguyên nhân chính có thể là độ quặp của bánh xe không chính xác. 

[3] Mòn do độ chụm hoặc độ choãi của bánh trước [mòn hình lôngchim]

Nguyên nhân chính của hiện tượng mòn hình lông chim ở hoa lốp của lốp là do việc điều chỉnh sai độ chụm. Độ chụm quá mức buộc các lốp trượt ra ngoài và kéo bề mặt tiếp xúc của hoa lốp vào trong trên mặt đường, gây ra mòn do độ chụm. Bề mặt có hình rõ rệt giống lông chim như thể hiện trong hình minh hoạ- có thể xác định bằng cách cho một ngón tay vuốt qua hoa lốp từ trong ra ngoài lốp.

Mặt khác, độ doãng quá mức cũng gây ra mòn do độ doãng như thể hiện trong hình minh hoạ. 

[4] Mòn mũi-gót

Mòn mũi-gót là mòn một phần, thường xuất hiện ở các lốp có kiểu hoa lốp vấu và khối. Các lốp có kiểu hoa lốp dạng gân khi mòn tạo thành các dạng giống như hình sóng.

Mòn mũi gót thường dễ xảy ra hơn khi bánh xe quay và không chịu lực dẫn động hoặc phanh.

Do đó, mòn bên thường xảy ra nhiều nhất ở các bánh không dẫn động không chịu lực dẫn động.

Trong trường hợp các bánh dẫn động, lực dẫn động làm cho lốp mòn theo chiều đối diện với độ mòn mặt bên.

Lực phanh cũng gây ra các kết quả tương tự.

Do đó, thường ít có mòn bên ở các lốp ở các bánh chủ động. 

[5] Sự mòn vết [hình chén]

Nếu các ổ bi bánh xe, các khớp cầu, các đầu thanh nối... có độ rơ quá mức, hoặc nếu trục bị cong, lốp sẽ bị đảo ở các điểm cụ thể khi nó quay ở tốc độ cao gây ra lực ma sát mạnh và độ trượt, cả hai tác động này đều dẫn đến sự mòn vết.

Một trống phanh bị biến dạng hoặc mòn không đều cũng dẫn đến sự mòn vết trên một khu vực tương đối rộng theo chiều chu vi.

GỢIÝ:

Một miếng vá vào hoa lốp lốp để chữa một vết thủng một chỗ lồi ra do tách lớp cũng sẽ dẫn đến sự mòn vết.

Việc chuyển bánh đột ngột, phanh đột ngột và quay vòng đột ngột cũng có thể dẫn đến sự mòn vết. 

Một cụm bánh xe quá mất cân bằng cũng gây ra sự mòn vết. 


Vì tải trọng đặt lên các lốp trước và sau khác nhau, nên mức mòn cũng khác nhau. 

Do đó cần thường xuyên luân chuyển lốp để chúng mòn đều.

Các lốp có chiều quay được xác định không được thay giữa bên phải và bên trái.

Lốp xe loại cỡ trước và sau khác nhau thì không được thay thế giữa vị trí trước và vị trí sau.

Phương pháp luân chuyển lốp thay đổi theo kiểu xe và khu vực, hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng. 

Để có những chuyến đi an toàn trên chiếc xe của bạn, một vấn đề cần quan tâm đó chính là độ mòn của lốp xe. Đây là một bộ phận ma sát trực tiếp với nền đường khiến nó sẽ bị mòn đi trong khi sử dụng. Thông thường sau 1 vài năm sử dụng bạn cần thay lốp để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng lốp mòn ma sát bám đường kém rất nguy hiểm khi vào cua, đi trời mưa cũng như xử lý các tình huống trên đường.

Lốp xe là bộ phận cần kiểm tra sau 1 vài năm sử dụng

Bài viết này Repair.vn sẽ hướng dẫn cách kiểm tra vạch chỉ thị độ mòn lốp xe của cả ô tô lẫn xe máy để các bạn có thể tự kiểm tra trước khi quyết định đem xe đi thay lốp.

Với ô tô, trước kia không hề có vạch chỉ thị mòn mà người dùng chỉ có thể quan sát bằng mắt xem lốp đã mòn như thế nào, ăn sâu vào các rãnh lốp cũng như độ rạn nứt ra sao để tiến hành thay thế. Còn hiện nay, loại lốp mới đã được trang bị thêm vạch chỉ thị độ mòn lốp xe khiến cho người dùng cảm thấy an tâm hơn khi kiểm tra hệ thống lốp.

Vạch mòn trên lốp ô tô

Vậy vạch chỉ thị mòn nằm ở vị trí nào trên lốp xe? Vạch chỉ thị mòn thường được đặt trong các rãnh lốp được đặt ở nhiều vị trí khác nhau, đúc chìm dưới đáy rãnh gai lốp. Vạch này rất khó quan sát nếu như lốp xe bạn còn mới, chỉ khi lốp mòn vạch sẽ lộ ra nhằm báo hiệu cho người sử dụng khi nào cần thay thế lốp.

Với ô tô thì sẽ có nhiều kiểu mòn lốp khác nhau như lốp mòn không đều, mòn 1 trong hai bên thành lốp, lốp nứt nẻ. Tuy nhiên nếu như bạn kiểm tra thấy lốp bị mòn bề mặt bên và nhìn thấy đường chỉ thị độ mòn lốp hãy tiến hành tự thay thế lốp hoặc mang ra garage thay thế ngay lập tức tránh nguy hiểm rình rập khi sử dụng.

Với xe máy thì cũng giống như ô tô, các loại lốp đời cũ bạn hãy quan sát xem lốp mòn đến hoa lốp chưa, có nhiều vết nứt ở mép lốp, phồng rộp… thì tiến hành thay lốp.

Khi lốp mòn chạm đỉnh tam giác báo là lúc cần thay lốp

Hiện nay với lốp đời mới trên xe máy cũng có thanh báo mòn lốp, thanh này rất khó nhìn thấy khi lốp mới, chỉ khi lốp bị mòn chúng mới lộ dần ra cũng giống như với ô tô. Hoặc bạn cũng có thể xem mũi tên báo mòn bên rìa lốp để biết đã phải thay thế lốp chưa.

Để có những chuyến đi an toàn, bạn nên kiểm tra lốp trước khi đi đường dài, tiến hành thay thế lốp khi thấy các dấu hiệu cảnh báo lốp mòn. Thông thường với xe máy số thì ngoài quan sát lốp chúng ta nên thay thế khi đi được trên 10 nghìn km, lốp không xăm xe ga là khoảng 25 nghìn km. Còn với xe hơi thường là 5 năm sử dụng và nên kiểm tra 1 lần/năm. Các dòng xe tải thì cần dựa vào tình hình thực tế của lốp. Hy vọng bài viết có ích với bạn, đừng quên like và share.

Video liên quan

Chủ Đề