Chia sẻ cảm nhận về việc hiến máu

       Hiến máu nhân đạo là một trong những nghĩa cử cao đẹp của con người với con người là truyền thống “tương thân, tương ái” của dân tộc ta. Nhờ những nghĩa cử này, đã có nhiều người được cứu sống kịp thời.

       Hiến máu là hành động tự nguyện của mỗi người khi cho đi những giọt máu hồng trong cơ thể mình để giúp bao người đang cần đến máu. Khi trao đi một phần nhỏ lượng máu của mình là ta đã thắp lên một ngọn lửa, đem lại hy vọng sống cho các bệnh nhân đang cần máu gấp. Hiến máu nhân đạo là một hành động cao cả, một nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình yêu thương con người và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng. Đồng thời, đó cũng là một hoạt động có ý nghĩa sâu sắc, mang đậm tính nhân văn, thể hiện đạo lý "thương người như thể thương thân" của dân tộc ta. Chỉ một hành động nhỏ, nhưng ý nghĩa lớn lao từ một người hiến tặng máu, những người cần máu sẽ có thêm một cơ hội được cứu sống. Thực tế, hiến máu ngoài việc cứu sống tính mạng con người còn mang lại sức khỏe cho chính người hiến máu, bởi người tham gia hiến máu được thăm khám, tư vấn sức khỏe miễn phí để đảm bảo đủ cân nặng, huyết áp bình thường, không bị mắc các bệnh về tim mạch, được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu… Cùng với đó, người tham gia hiến máu được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện: Ngoài giá trị về mặt tôn vinh còn có giá trị bồi hoàn máu cho người hiến máu; số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng tổng lượng máu người hiến máu đã hiến và giấy chứng nhận hiến máu có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.

       Hiến máu cứu người không phải là một hành động xa lạ đối với mỗi người, bởi đã có rất nhiều các chiến dịch hiến máu tình nguyện được tổ chức thường niên nhằm kêu gọi người dân tham gia hiến máu. Tại tỉnh ta để hưởng ứng ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 07.4, hàng năm Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức Ngày hội Hiến máu tình nguyện, chương trình đã thu hút được nhiều tình nguyện viên là các cán bộ, công chức viên chức, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, trên địa bàn tỉnh tham gia, đặc biệt là các cán bộ ngành y tế Hà Giang vừa là người chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và cũng là những tình nguyện viên luôn sẵn sàng tham gia các đợt Hiến máu do các tổ chức kêu gọi. Nhờ có những giọt máu đào thấm đậm nghĩa tình đó mà người bệnh kịp thời có máu để điều trị. Chia sẻ với chúng tôi tại Ngày hội Hiến máu tình nguyện “Giọt hồng trên miền đá” Bác sỹ Dương Hồng Chuyên, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện đa khoa tỉnh – Chủ nhiệm CLB Ngân hàng máu sống  cho biết: “Nói đi đôi với làm, bản thân tôi đã 12 lần tình nguyện hiến máu cho những trường hợp cấp cứu tại bệnh viện. Trực tiếp công tác trong ngành y, nhiều lần chứng kiến bệnh nhân nếu không được tiếp máu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy tôi nghĩ, tình nguyện hiến máu cứu người là trách nhiệm của bản thân. Tôi sẽ tiếp tục tham gia hiến máu khi còn sức khỏe. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động mọi người hiểu rõ hơn về việc hiến máu và cùng tham gia”. Cũng như nhiều trái tim nhân ái khác, anh Đỗ Thái Cường công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường chia sẻ: “Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp, với phương trâm “Mỗi giọt máu cho đi, Một cuộc đời ở lại” tôi đã tham gia 16 lần hiến máu tình nguyện và sẽ tiếp tục tham gia hiến máu đến khi sức khỏe cho phép.”

       Mỗi giọt máu tình nguyện không chỉ đơn thuần là liều thuốc cứu người mà còn là tấm lòng yêu thương, chia sẻ bất hạnh và tiếp thêm sự sống cho người bệnh. Hiến máu nhân đạo rất cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, lan tỏa nghĩa cử cao đẹp và trao hy vọng sự sống cho những người bệnh. Đó chính là hành trình mang theo tình yêu thương của con người, góp phần làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa hơn.

MINH HOA   -   Thứ tư, 06/01/2021 14:49 (GMT+7)

Chia sẻ cảm nhận về việc hiến máu
Chị Minh Hoa tham gia hiến máu trong chương trình “Tuần lễ hồng EVN”. Ảnh: Minh Thành

Việc “cho máu cứu người” đến với tôi là tình cờ như một cái duyên. Lần đầu tiên “cho máu” cách đây đã lâu vẫn in đậm trong tôi. Hơn 20 năm về trước, trong một lần đi thăm người bạn sinh con ở bệnh viện, đúng lúc ấy, có sản phụ sinh xong, không may bị băng huyết. Bác sĩ thông báo người nhà chuẩn bị máu để hiến, truyền cho sản phụ; nếu không có máu truyền, sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Những người thân của sản phụ đang ở bệnh viện lúc đó đều không đủ điều kiện để lấy máu.

Nhìn cảnh người chồng òa khóc nức nở vì bất lực, nhìn đứa trẻ bụ bẫm mới sinh chưa được ủ ấm trong vòng tay người mẹ, lòng tôi chùng xuống, trong đầu tôi nảy ra một suy nghĩ: Hay mình cho máu?

Nhưng tôi lại sợ kim, sợ đau, sợ cho máu rồi ảnh hưởng đến sức khỏe… Bao nhiêu cái sợ, cái lo cứ lấn cấn trong đầu. Nhưng rồi tiếng khóc của đứa trẻ đã đánh thức tình thương của tôi. Tôi quyết định đến phòng lấy máu. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ thông báo tôi với nhóm máu “Hiếu thảo” đủ điều kiện cho máu. Lần đầu tiên ấy, tôi đã “cho” 350ml máu của mình. Nằm nghỉ, uống ly sữa nóng từ tay người nhà của gia đình sản phụ, lòng tôi trào lên niềm vui khó tả khi nghe thông báo sản phụ đã qua cơn nguy kịch.

Về nhà, tôi giấu chồng việc mình “cho máu” và ngày qua ngày lo lắng theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Nhưng rồi nhận thấy sức khỏe mình vẫn bình thường, mọi sinh hoạt, hoạt động không có gì thay đổi, cảm giác lo lắng không còn, chỉ có niềm vui cứ lâng lâng trong lòng.

Khi vượt qua được nỗi sợ hãi, chiến thắng bản thân mình, nhìn thấy giọt nước mắt hạnh phúc của người vừa được mình hiến máu mình mới cảm nhận sâu sắc ý nghĩa việc mình làm.

Và để rồi lần tiếp theo, lại cũng là một lần đi thăm người bạn, người anh - cố nhà báo VLMT, Thư ký Tòa soạn Báo Quảng Trị bị ung thư máu. Nhóm chúng tôi khi vào thăm anh cũng đúng lúc anh đang cần máu khẩn cấp để tiếp, mặc dù phía cơ quan của anh đã liên lạc với Bộ đội Biên phòng để nhận máu từ các tình nguyện viên, nhưng do các tình nguyện viên chưa vào kịp, mà tình trạng sức khỏe của anh lúc đó quá yếu, máu thiếu trầm trọng. Bác sĩ báo, nếu không được tiếp máu ngay sợ e không qua được. Đã có “kinh nghiệm cho máu” một lần nên tôi đề nghị bác sĩ lấy máu của mình để tiếp cho anh.

Người bạn đi cùng lo lắng, nói với tôi để cậu ta điện thoại ra hỏi ý kiến chồng tôi, tôi cười và nói: “Không sao đâu em, chị đã cho máu một lần rồi và chị biết chắc chắn chồng chị cũng đồng ý”. Nằm trên ghế để bác sĩ lấy máu, tôi chỉ cầu mong dòng máu nóng của mình sẽ cứu sống được anh. Lần thứ hai tôi lại cho đi 350cc máu của mình. Niềm vui trong lòng cũng nhân đôi khi nhìn nụ cười của người được cứu.

Sau những lần “cho máu”, tôi nhận ra sức khỏe mình hình như tốt hơn, tinh thần phấn chấn hơn vì niềm vui giúp được người khác qua cơn nguy kịch. Cũng chính những lần “cho máu” ấy, tôi đã nhận được sự yêu thương, cảm mến từ những người bạn, người thân của người được hiến tặng, tôi đã hiểu sâu sắc được ý nghĩa “cho đi để nhận lại”.

Phong trào hiến máu tình nguyện sau đó được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Được sống và làm việc trong tập thể có truyền thống tương thân tương ái, là thành viên của ngôi nhà chung EVN, tôi lại có nhiều cơ hội hơn nữa để tham gia hiến máu. Mỗi lần hiến máu, khi dòng máu nóng đỏ của trong người bắt đầu chảy qua ống truyền, túi đựng, một cảm giác vui vui, lâng lâng dâng lên trong lòng tôi. Bởi tôi biết, một phần máu trong cơ thể của mình rồi đây sẽ góp phần giúp cho một người nào đó, một trường hợp nào đó qua cơn nguy kịch; cho người bệnh, người thân của người bệnh một niềm hy vọng được cứu sống, được chữa khỏi bệnh. Giúp được người khác mà bản thân mình cũng nhận lại được nhiều món quà vô giá: Tình thân – niềm vui – sức khỏe.

Ở cái tuổi 55, tôi vẫn đủ điều kiện, đủ sức khỏe để tham gia hiến máu – nhiều bạn trẻ hỏi tôi: “Ôi sao cô giỏi thế, cô không sợ à?”. Đừng sợ, hãy tham gia hiến máu – nếu bạn đủ điều kiện, đừng để “cái kim” bé tí teo làm bạn run sợ. Tôi tin chắc khi vượt qua được chính nỗi sợ ban đầu, bạn sẽ cảm nhận được niềm vui “cho đi là còn mãi” như tôi.

Trang chủ / Tin tức- Sự kiện

Hiến máu cứu người, một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tương thân tương ái, thương người như thể thương thân của dân tộc ta; là hành động giúp đỡ những người bệnh đang cần những giọt máu quý giá để duy trì sự sống.

Chia sẻ cảm nhận về việc hiến máu

Thông điệp chương trình hiến máu nhân đạo

Phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng lan tỏa và thu hút sự quan tâm của toàn thể cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên Nhà trường. Mỗi người đều nhận thức được nghĩa cử cao đẹp về Hiến máu tình nguyện bởi hằng giờ, hằng ngày, trên cả nước đang có rất nhiều bệnh nhân gặp phải những hoàn cảnh khó khăn bởi không đủ lượng máu kịp thời cung cấp cho những người bệnh, vì thế họ cần lắm những giọt máu nghĩa tình. Chỉ cần một giọt máu của chúng ta cho đi nghĩa là ta đã trao cho họ một chút hi vọng, thậm chí có thể giữ họ lại trên cuộc đời này.

Để lan tỏa nghĩa cử cao đẹp đó và ý nghĩa nhân văn của hành động đó, sáng ngày 23/01/2021 Công đoàn - Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Nhà trường đã phối hợp với Trung tâm Huyết học - Truyền máu tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với thông điệp: “MỘT GIỌT MÁU CHO ĐI, MỘT CUỘC ĐỜI Ở LẠI”. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa và thiết thực trong thời điểm tết đến, xuân về; là hoạt động góp phần làm giàu thêm nguồn máu dự trữ để sẵn sàng phục vụ cho những người bệnh.

Chia sẻ cảm nhận về việc hiến máu

Chia sẻ cảm nhận về việc hiến máu

Chia sẻ cảm nhận về việc hiến máu

CBGV, HSSV Trường khám và tư vấn sức khỏe trước khi tham gia hiến máu tình nguyện

Trong đợt hiến máu đầu tiên của năm 2021 này, một số lượng lớn cán bộ, giảng viên; học sinh, sinh viên  đã đến đăng ký hiến máu. Sau khi được khám, tư vấn sức khoẻ và làm xét nghiệm máu đã có 111 đơn vị máu được gửi đến Trung tâm Huyết học - Truyền máu, Sở Y tế Nghệ An.

Chia sẻ cảm nhận về việc hiến máu

Chia sẻ cảm nhận về việc hiến máu

Chia sẻ cảm nhận về việc hiến máu

Chia sẻ cảm nhận về việc hiến máu

Chia sẻ cảm nhận về việc hiến máu

CBGV, HSSV hiến máu, nghỉ ngơi và nhận giấy chứng nhận sau hiến máu

Tham gia hiến máu, sinh viên Lô Văn Tính, K40 Cao đẳng Tiểu học cho biết:“Đây đã là lần thứ 3 em thực hiện công tác Hiến máu ở trường CĐSP Nghệ An. Lần đầu em còn chút băn khoăn, hồi hộp nhưng những lần sau em cảm giác hân hoan háo hức vì được làm việc nghĩa”.

Chúng ta thật hạnh phúc khi biết rằng đâu đó trong cuộc đời này dòng máu của chúng ta đang hòa chung vào sự sống, vào nhịp thở của những người đã được ta cứu sống bằng chính giọt máu của mình. Lúc đó ta biết rằng mình vừa làm một điều có ích cho xã hội và cho cuộc đời tươi đẹp này. Với những ý nghĩa đó, hiến máu nhân đạo còn hơn cả một nghĩa cử cao đẹp. Hoạt động nhân đạo này sẽ tiếp tục được duy trì và lan rộng trong trường CĐSP Nghệ An.

Trần Thị Thanh Hoa - UV BCH Công đoàn Trường