Cho con bú ăn thịt chuột được không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Sau khi sản phụ sinh mổ vẫn cần lưu ý vài điểm về chế độ ăn sau sinh mổ để phục hồi sức khỏe nhanh và có lợi về sức khỏe cho cả mẹ và con.

Sau sinh mổ ăn gì để cơ thể nhanh chóng hồi phục là thắc mắc của nhiều người. Sau khi sinh mổ, áp lực trong ổ bụng bị giảm áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng, nhu động ruột chậm lại, dễ bị táo bón. Do đó, sau phẫu thuật trong khoảng 6 giờ đầu bà mẹ không nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống.

Sau khi sinh mổ khoảng 1-2 ngày khả năng tiêu hóa còn yếu, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, không ăn thức ăn có dầu mỡ. Sau sinh mổ 3-4 ngày không nên ăn một lượng quá nhiều các món canh. Sau một tuần thì các bà mẹ có thể ăn uống bình thường. Khi có cảm giác ngon miệng hơn có thể bổ sung thêm trứng, thịt gia cầm...

Sau sinh, mẹ ăn nhiều hơn những tháng cuối thai để tạo sữa cho con bú. Mẹ cần phải ăn đầy đủ các nhóm: thịt, cá, trứng, sữa đặc biệt nên ăn cá biển như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá mỡ, rong biển, tảo biển... giàu DHA, mẹ ăn các loại thức ăn trên thì sữa mẹ giàu DHA, tốt cho hệ thần kinh, tốt cho mắt của trẻ. Rau, quả có màu xanh đậm, màu đỏ, cam vàng có nhiều chất tiền vitamin A tốt cho mắt trẻ như rau, bó xôi, bông cải xanh, bồ ngót, đu đủ, cam xoài... Mỗi ngày nên ăn hơn 20 loại thực phẩm khác nhau, thay đổi món mỗi ngày, lựa chọn thực phẩm an toàn. Hạn chế nước ngọt có ga, cà phê, không uống bia, rượu và hút thuốc lá.

Kích thích hỗ trợ tiêu hóa, nên kho thịt cá với nghệ tươi hoặc gừng.

Sau sinh vận động đề phòng huyết khối, tĩnh mạch.

Phơi nắng mỗi ngày 20-30 phút, dự phòng thiếu vitamin D, vitamin D sẽ hấp thụ tốt canxi.

Theo Đông y, cá chép tính bình vị ngọt, có lợi cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc, có thể điều trị các bệnh xơ gan, bụng trướng, phụ nữ băng huyết sau khi sinh và những bà mẹ không có sữa. Dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang, hoặc mổ cá bỏ nội tạng, sấy khô và nghiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang để điều trị chứng ứ máu tử cung. Cá chép còn có tác dụng thúc đẩy sự tiết sữa, do vậy sau khi sinh con, người mẹ ăn cá chép là rất hợp lý.

Tiếp tục ăn uống bổ sung sắt, vitamin ít nhất một tháng sau sinh.

Khoai lang tốt cho mẹ sau sinh

Khoai lang có tính chất giúp nhuận tràng lợi tiểu từ đó làm tiêu hao năng lượng dư thừa tích trữ trong cơ thể. Sản phụ sau sinh mổ có thể bổ sung khoai lang vào chế độ dinh dưỡng được.

Bà mẹ nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng do loại khoai này chứa rất nhiều khoáng chất. Còn trong trường hợp để giải cảm và chữa táo bón thì nên dùng khoai vỏ trắng ruột trắng sẽ tốt hơn.

Bà mẹ nên ăn khoai lang với các thực phẩm khác có chứa đạm động vật hoặc thực vật sẽ phát huy tác dụng tối đa của khoai lang đối với cơ thể.

Trong khoai lang có chất đường nên cũng tránh ăn nhiều hơn một lần, vì nếu ăn nhiều trong khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua và sinh hơi trướng bụng.

Trong vỏ khoai lang có chứa nhiều vitamin và khoáng chất do đó nên ăn luôn phần vỏ, không gọt vỏ nếu không cần thiết.

Cần lưu ý bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Tránh chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần kể từ khi mua về.

Khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc nên bà mẹ cần chú ý loại bỏ những củ khoai này vì có thể gây ngộ độc.

Có nhiều lời đồn đoán cho rằng ăn thịt bò sẽ tạo thành sẹo thâm và làm chậm quá trình lành vết thương. Trên thực tế thông tin này không đúng hoàn toàn. Các sắc tố trong thịt bò và lượng chất đạm lớn là nguyên nhân gây ra sẹo thâm khi ăn thịt bò. Tuy nhiên việc để lại sẹo thâm khi ăn thịt bò là do cơ địa của từng người, không phải ai cũng bị sẹo thâm khi ăn.

Chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên người bệnh có vết thương hở nên ăn thịt bò vì hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Thịt bò là loại thực phẩm giàu protein, vitamin và các loại muối khoáng thiết yếu rất tốt cho việc bình phục cơ thể. Trong một số trường hợp nếu quá mẫn cảm hoặc quá lo lắng về các vết sẹo thâm bạn cũng có thể bổ sung dinh dưỡng bằng các nguồn protein khác như đậu nành, sữa hoặc các loại thịt khác,..

Ăn thịt gà có thể gây ngứa cho mẹ sau sinh

Trong vòng 2 tháng đầu sau sinh mổ, mẹ không nên ăn gà, vì các thành phần trong thịt gà tuy có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu không được ăn đúng cách thì dễ gây ngứa và để lại sẹo từ vết mổ. Bởi sinh mổ tạo ra một vết thương lớn để lấy con ra, nếu mẹ không chú ý vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, vừa mất thẩm mỹ sau này cho mẹ.

Trong thịt gà có nhiều vitamin và chất béo, là loại gia cầm mang lại nhiều dinh dưỡng nhất cho người mẹ và rất lợi sữa cho bé. Tuy nhiên, ngoài thịt gà, các bà mẹ cũng nên kiêng một số các loại gia vị nóng như ớt, hạt tiêu, dấm, thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nếu trong gia đình có người có tiền sử bị dị ứng với hải sản thì khả năng cao em bé sẽ bị dị ứng với hải sản. Do đó, các mẹ cũng nên lưu ý và hãy kiêng ăn hải sản trong thời gian cho con bú.

Đối với mẹ bầu sinh mổ, tốt nhất nên kiêng ăn hải sản trong 3 tháng sau khi sinh và chỉ nên ăn những loại tốt cho cơ thể của mẹ. Bên cạnh đó, các mẹ hạn chế ăn các loại hải sản như ốc, ngao, sò... vì đây là nhóm thức ăn có tính hàn cao, dễ dây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu... ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Bà mẹ nên bổ sung các loại tôm giàu canxi và protein tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể mau chóng hồi phù. Đây cũng là thực phẩm rất quen thuộc, dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, làm phong phú thực đơn mỗi bữa ăn của mẹ. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm cua biển có chứa nhiều khoáng chất, sắt, kali và canxi cũng rất tốt cho cơ thể sau sinh.

Nếu ăn hải sản sau khi sinh mổ các bà mẹ lưu ý chỉ nên ăn những loại hải sản còn tươi sống, không ăn đồ hải sản đông lạnh, chế biến hải sản nên hấp hoặc luộc để giữ được giá trị dinh dưỡng nhiều nhất, hạn chế chiên xào, bổ sung thêm các loại thịt, rau xanh và trái cây để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé.

Sau khi sinh con, hàng ngày bà mẹ đều có thể ăn hoa quả. Nếu người mẹ bị táo bón, thì mỗi ngày ăn một quả chuối tiêu cũng có tác dụng tốt, theo một số tài liệu, ăn chuối tiêu còn có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh. Có những sản phụ sau sinh không muốn ăn, thì việc ăn hoa quả cũng giúp ích cho tiêu hoá.

Quả sơn tra vừa chua vừa ngọt sau khi ăn sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn, có lợi cho tiêu hóa, thúc đẩy tử cung co bóp tống máu đẻ ra ngoài. Đồng thời, hoa quả cũng giúp bà mẹ bổ sung sự thiếu hụt vitamin trong cơ thể. Bên cạnh đó, bà mẹ cần chú ý không nên ăn quá nhiều loại hoa quả chua, lạnh, đề phòng chất toan làm hại răng và dạ dày bị kích thích bởi thức ăn lạnh.

Chế độ dinh dưỡng sau sinh nói chung và sau khi sinh mổ nói riêng là rất quan trọng vì vậy mẹ phải đặc biệt lưu ý. Để đảm bảo lượng sữa cho con, bà mẹ nên kiêng cữ trong ăn uống một cách chủ động trước khi rơi vào thế “bị động” .

Bà mẹ nên ăn uống điều độ, tăng cường số bữa ăn và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe sau sinh. Ngoài ra mẹ nên kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động nhẹ để giúp cơ thể có thể quen dần sau sinh mổ. Đồng thời hoạt động nhẹ cũng sẽ làm cho vết mổ mau chóng hồi phục và liền sẹo.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Chế độ dinh dưỡng trong thời gian cho con bú ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và chất lượng sữa. Hãy tham khảo 14 loại thực phẩm cần tránh khi cho con bú nhé!

Chế độ dinh dưỡng trong thời gian cho con bú không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Sau đây là 14 loại thực phẩm cần tránh khi cho con bú mà các mẹ bầu nên lưu ý.

1. Cà phê

Tại sao cà phê lại đứng đầu danh sách các thực phẩm mẹ cần tránh? Nguyên nhân là do hàm lượng caffeine trong cà phê sẽ tích tụ lại trong sữa mẹ. Điều này cũng tương tự với trà, soda, thức uống năng lượng và một số loại thuốc có chứa caffeine.

Không giống như người lớn, trẻ sơ sinh không thể bài tiết caffeine hiệu quả. Vì vậy, caffeine tích tụ trong cơ thể của bé gây ra sự kích thích, mất ngủ và khó chịu. Lượng caffeine cao có thể làm giảm lượng chất sắt trong sữa mẹ và làm giảm mức độ hemoglobin ở bé. Do đó giải pháp tốt nhất là cắt giảm cà phê.

2. Chocolate

Chocolate giàu chất theobromine, chất này có tác dụng tương tự như chất caffeine. Cách duy nhất để biết bạn có đang uống quá nhiều chất caffeine hay không là quan sát hành vi của bé.

Nếu một bà mẹ tiêu thụ hơn 750 mg caffeine hoặc theobromine mỗi ngày, bé có thể biểu hiện những hành vi thất thường và quấy khóc, bên cạnh những vấn đề về giấc ngủ. Vì vậy, hãy dừng ăn món này ngay nhé!

3. Trái cây họ cam quýt

Trái cây họ cam quýt là nguồn vitamin C dồi dào, nhưng các thành phần có tính axit của chúng có thể gây khó chịu cho bụng trẻ nhỏ. Đường tiêu hóa chưa trưởng thành của con sẽ không thể hấp thu các thành phần này dẫn đến phát ban tã, quấy khóc, nôn ói.

Nếu bạn quyết định cho bé ăn các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, chanh và cam, hãy thay thế chúng bằng các thực phẩm giàu vitamin C khác như đu đủ, dứa, dâu tây hoặc xoài.

4. Bông cải xanh

Nếu bạn ăn bông cải xanh vào ngày hôm trước thì bé sẽ có những biểu hiện đầy hơi vào hôm sau. Các thức ăn có khả năng gây đầy hơi khác mà bạn cần tránh khi cho con bú là củ hành, súp lơ, cải bắp và dưa chuột.

5. Cá có hàm lượng thủy ngân cao

Thủy ngân xuất hiện trong sữa nếu bạn ăn cá và các thực phẩm có chứa lượng thủy ngân cao. Mức thủy ngân cao trong sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của em bé. Phụ nữ cho con bú nên tránh ăn cá kiếm, cá mập, cá thu và cá biển vì chúng chứa nhiều thủy ngân. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn cá [kể cả cá ngừ đóng hộp] với mức độ vừa phải và không quá 2 khẩu phần mỗi tuần.

6. Rượu

Rượu có thể ngấm vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé. Nếu bạn uống 1 hoặc 2 lần một tuần thì sẽ không gây hại đến bé. Tuy nhiên, ở mức độ cao hơn sẽ rất nguy hiểm.

[embed-health-tool-”ovulation”]


 

7. Đậu phộng

Nếu bị dị ứng đậu phộng, bạn hãy tránh ăn đậu phộng cho đến khi bé cai sữa. Các protein gây dị ứng trong đậu phộng có thể đi vào sữa mẹ và sau đó ảnh hưởng đến con khi bú. Bé có thể bị phát ban, thở khò khè hoặc dị ứng. Thậm chí chỉ một ít đậu phộng có thể dẫn đến các chất gây dị ứng truyền qua sữa mẹ từ 1–6 giờ.

Nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ mắc bệnh dị ứng đậu phộng suốt đời đối với trẻ em phơi nhiễm với đậu phộng ngay từ khi còn nhỏ ngày một tăng. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh rằng tránh ăn đậu phộng trong khi cho con bú sữa có thể ngăn ngừa dị ứng đậu phộng ở trẻ sơ sinh.

8. Rau mùi tây và bạc hà

Mùi tây và bạc hà là 2 loại thảo mộc, nếu ăn với lượng lớn có thể làm giảm lượng sữa mẹ. Bất cứ khi nào bạn ăn các loại thảo mộc này, hãy theo dõi nguồn sữa bé đang bú để đảm bảo đủ nhu cầu của con.

Một số mẹ thường uống trà bạc hà khi muốn ngừng tiết sữa sau khi cai sữa cho con. Một loại thảo mộc khác là xô thơm cũng làm giảm lượng sữa mẹ.

9. Sữa và chế phẩm từ sữa

Khi mẹ ăn các sản phẩm từ sữa hoặc uống sữa, các chất gây dị ứng có thể vào sữa mẹ và gây kích ứng cho bé. Nếu bạn quan sát thấy các triệu chứng như bé nôn mửa và đau bụng sau khi bạn sử dụng các sản phẩm từ sữa thì phải ngưng uống các các sản phẩm này một thời gian. Các triệu chứng khác bao gồm eczema, các vấn đề về da và giấc ngủ.

Trẻ em bị dị ứng bơ sữa thường cũng có dấu hiệu dị ứng đậu nành. Bạn hãy thay thế bằng thực phẩm sữa hữu cơ có hàm lượng chất béo cao; thịt, gia cầm không có kháng sinh, không chứa hormone tăng trưởng, hóa chất hoặc thuốc trừ sâu.

Mùi tỏi có thể ảnh hưởng đến mùi của sữa mẹ. Một số em bé sẽ thích còn một số thì không. Nếu bạn thấy bé khó chịu trong khi đang bú, hãy kiểm tra xem tỏi có phải là lý do không. Con có thể nhăn mặt hoặc khóc nếu cảm thấy mùi hăng của tỏi.

11. Thức ăn cay

Các loại thực phẩm có vị cay có thể gây kích thích ở một số trẻ sơ sinh. Một chút tiêu có thể làm tổn thương đến bé. Vì thế, mẹ hãy giảm các gia vị trong thức ăn nếu bé không thoải mái với nó.

12. Lúa mì

Bệnh Celiac [không dung nạp gluten] là một vấn đề phổ biến dẫn đến đi ngoài ra máu, bụng nhạy cảm. Cách tốt nhất là bạn nên loại bỏ lúa mì khỏi chế độ ăn uống. Nếu triệu chứng của bé vẫn không cải thiện, hãy thử loại trừ những thực phẩm nghi ngờ khác từng món một để tìm ra nguyên nhân.

13. Bắp ngô

Bệnh dị ứng với ngô rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Chúng gây khó chịu và phát ban cho các bé. Nếu bạn quan sát thấy con bị dị ứng với ngô, hãy loại bỏ nó khỏi chế độ ăn uống của gia đình bạn.

14. Trứng hoặc động vật có vỏ

Nếu có thành viên trong gia đình bị dị ứng với trứng và các động vật có vỏ như sò, tôm, cua, ốc, hãy tránh ăn các thực phẩm này trong giai đoạn cho bé bú sữa mẹ. Dị ứng trứng, chủ yếu là dị ứng với lòng trắng trứng thường phổ biến.

Trên đây là những loại thực phẩm cần tránh vì chúng có thể gây dị ứng mà các bà mẹ cho con bú cần lưu ý để bảo vệ bé tốt hơn.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Mong bạn chú ý các loại thực phẩm cần tránh trên để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và bé nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề