Chủ trương đa phương hóa đa dạng hóa năm 2024

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; luôn ghi nhớ sự ủng hộ và giúp đỡ mà nhân dân Liên Xô trước đây dành cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nga, mong muốn cùng Nga tiếp tục phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện vì lợi ích phát triển của hai quốc gia, vì sự thịnh vượng của hai dân tộc.

Chiều ngày 22/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Chủ tịch Đảng nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev (Đơ-mi-tơ-ri Mét-vê-đép) đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21-23/5/2023.

Chào mừng Ông Dmitry Medvedev cùng đoàn đại biểu cấp cao của Liên bang Nga sang thăm Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá ý nghĩa của chuyến thăm lần này là dịp để hai Bên cùng trao đổi về những định hướng trong hợp tác Việt Nam – Nga nói chung, trong đó có hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước.

Bày tỏ vui mừng được thăm lại Việt Nam, Chủ tịch Đảng nước Nga Thống nhất Dmitry Medvedev khẳng định Liên bang Nga rất coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam; Lãnh đạo cấp cao Liên bang Nga, trong đó có Đảng nước Nga Thống nhất, quan tâm phát triển mối quan hệ với Việt Nam như một trong những ưu tiên hàng đầu và Việt Nam là đối tác quan trọng của Nga tại khu vực.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; luôn ghi nhớ sự ủng hộ và giúp đỡ mà nhân dân Liên Xô trước đây dành cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nga, mong muốn cùng Nga tiếp tục phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện vì lợi ích phát triển của hai quốc gia, vì sự thịnh vượng của hai dân tộc.

Trong không khí hữu nghị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Đảng nước Nga Thống nhất Dmitry Medvedev hoan nghênh những kết quả chính trong hợp tác thời gian qua, nhất là lĩnh vực kinh tế - thương mại, khoa học, giáo dục – đào tạo, hợp tác địa phương…

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đã gửi lời chào thăm hỏi đến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin)./.

Ngày 6.12, Viện KSND tối cao tổ chức Hội nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát, Viện Công tố các nước ASEAN - Trung Quốc lần thứ 13, với chủ đề "tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia".

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp T.Ư, dự và phát biểu khai mạc hội nghị.

Chủ trương đa phương hóa đa dạng hóa năm 2024

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng

TTXVN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết, ASEAN và Trung Quốc đã triển khai nhiều cơ chế hợp tác, bao gồm hội nghị cấp cao thường niên và các hội nghị hợp tác chuyên ngành, trong đó có lĩnh vực tư pháp và pháp luật.

Nhiều năm liền, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Năm 2020, ASEAN lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết, Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn hiệp định này.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới. Việt Nam xác định, quan hệ với các nước láng giềng là ưu tiên hàng đầu.

Theo Chủ tịch nước, Việt Nam đã tích cực hợp tác với các nước thành viên để cùng xây dựng bản sắc, giá trị, sức sống và uy tín của ASEAN, đồng thời góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ giữa ASEAN với các đối tác. Trung Quốc là đối tác đặc biệt quan trọng của Việt Nam và ASEAN trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có kiểm sát, công tố.

Gần 20 năm, với 12 kỳ hội nghị đã được tổ chức, Hội nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát, Viện Công tố các nước ASEAN - Trung Quốc đã chứng minh được giá trị tích cực, là diễn đàn quan trọng để những người đứng đầu cơ quan Viện Kiểm sát, Viện Công tố trong khu vực gặp gỡ trao đổi, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hợp tác và chung tay giải quyết những thách thức trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao.

Theo Chủ tịch nước, thế giới đang chứng kiến những chuyển biến nhanh chóng với thời cơ, thách thức đan xen. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ mang đến những tiện ích to lớn cho con người, nhưng cũng là môi trường để phát sinh một số loại tội phạm mới, như: lợi dụng công nghệ thông tin, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, đánh cắp thông tin cá nhân, phát tán mã độc, tấn công mạng máy tính của Chính phủ và doanh nghiệp...

"Các nước đã cùng nhau phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, thì nay, để đấu tranh hiệu quả chống loại tội phạm này, không có cách nào khác là phải tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, thống nhất hành động giữa cơ quan tư pháp và thực thi pháp luật của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới", Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước đánh giá cao hội nghị đã lựa chọn chủ đề "tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia".

Chủ tịch nước tin tưởng, với tinh thần trách nhiệm trước sự an toàn, hạnh phúc của nhân dân, sự phát triển của mỗi quốc gia, hội nghị sẽ tìm ra được giải pháp hữu hiệu, thống nhất hành động giữa các nước ASEAN và Trung Quốc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao; góp phần vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

Tại hội nghị, các trưởng đoàn đại biểu Viện Kiểm sát, Viện Công tố các nước ASEAN và Trung Quốc trình bày tham luận chỉ ra thách thức của tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia đối với an ninh, an toàn của mỗi quốc gia và khu vực; chia sẻ những thành công, thực tiễn tốt và khó khăn của các nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao; đề xuất các biện pháp hợp tác nhằm thúc đẩy hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia.