Circle driver hướng dẫn cach tieu diet ba ngoai ma năm 2024

Để tránh phải gõ đầy đủ tên lệnh, AutoCAD cho phép người sử dụng dùng tên rút gọn cho các lệnh. Định nghĩa tên rút gọn được trong file acad.pgp (Program Parameters) trên thư mục support.

Thư mục support tuỳ theo từng đời CAD, sẽ nằm ở vị trí khác nhau. Để biết thư mục support nằm ở đâu, dùng lệnh ACADPREFIX, xem trong các đường dẫn được khai báo, đường dẫn nào chứa thư mục support.

acad.pgp là một file text chứa định nghĩa hàm. Trong đó, một định nghĩa hàm có cấu trúc: 'TENRUTGON, *TENDAYDU' và nằm trên một dòng. Khai báo tên rút gọn của lệnh bằng cách sửa file acad.pgp nằm trong thư mục support. Sau khi khai báo, tên lệnh rút gọn không có hiệu lực ngay, bạn phải sử dụng lệnh REINIT rồi check vào ô PGP File hoặc khởi động lại ACAD.

Tên lệnh rút gọn chỉ nên đặt trong các ký tự: Q, W, E, R, T, A, S, D, F, G, Z, X, C, V, B là các ký tự tay trái nhấn được mà không cần nhìn bàn phím. Cũng không nên đặt tên lệnh tắt tạo thành tiếng việt khi sử dụng bộ gõ VD: AA, ER, ...

Một cách khác để có thể đặt được tên lệnh rút gọn là định nghĩa tên hàm bằng Lisp với cấu trúc:

(defun c:TENRUTGON() (command "TENDAYDU")).

Với mỗi cách khai tên rút ngắn của lệnh có ưu và nhược khác nhau. Theo cách định nghĩa trong file PGP thì mọi tên hàm đều có thể định nghĩa được nhưng theo cách định nghĩa lisp (như trên) chỉ có những lệnh thông thường là dùng được, những lệnh dùng DLL bên ngoài không dùng được (như ALIGN, REGION, RENDER, ...). Nhưng định nghĩa theo kiểu Lisp lại có ưu điểm mà PGP không theo được đó là cho thông số vào lệnh. Ví dụ: bạn muốn tạo một lệnh zoom scale 0.8 (zoom out) thì bạn sẽ khai báo như sau: (defun c:zz() (command "zoom" "0.8x")).

+++ File acad.pgp thông thường tạiđường dẫn sau: C:\Documents and Settings\USENAME\Application Data\Autodesk\AutoCAD 2008\R17.1\enu\Support.

hoặc :

+++ Vào tools -> Customize -> edit program parameters (acad.pgp), tiến hành đổi lệnh

+++ Cách khác để tạo các lệnh gõ tắt nhanh hơn và có thể làm tất các các lệnh tắt có trong Atocad (những lệnh đã làm chưa gặp trục trặc).

cách làm: vào thẻ Express\Tools\command Alias Editor : vào thẻ command Aliases chọn Add, tại dòng Alias bạn gõ phím tắt tùy thích, tại dòng Autocad command --> chọn lệnh trong Acad mà bạn muốn tạo lệnh gõ tắt

1. Chỉnh phím tắt cad

  1. Tool / customize / edit program parameters (acad.pgp)
  1. Đổi phím tắt xong đóng bảng dùng lệnh renit / enter / kiểm chọn vào ô PGP / ok

2. Làm kích thước không bị dịch chuyển

  1. Dda / enter / chọn hết đối tượng kích thước / enter

3. Làm vòng tròn lại : re / enter

4. Chỉnh ma số liệu : ed / enter

5. Chia cạnh : di / enter

6. Chỉnh bản vẽ bên layout :

  1. Mv / enter / vẽ một rectangle bên layout
  1. Chỉnh tỉ lệ : z / enter / 1/100xp (nếu bản vẽ là tỉ lệ 1/100 ) / enter
  1. Khóa lại khung mv để bản vẽ không bị dịch chuyển : mv / enter / L / on (lock) / off (open)

7. Scale tỉ lệ chung :

  1. Sc / enter / chọn vùng đối tượng / enter / chọn click một điểm / enter / R / enter / nhập tỉ lệ có sẵn (VD: 1/20) / enter / nhập tỉ lệ muốn chuyển (VD: 1/10) / enter

8. Điều chỉnh kích thước cho đúng theo scale :

  1. Primary units , Dim units
  1. Nhập 10 (ban đầu là 20)
  1. Hoặc VD : nếu tăng lên 3 lần, kích thước là 5 thì nhập là 5/15

9. Chỉnh kích thước khớp vô một kích thước mới :

  1. Align / enter / chọn đối tượng cẩn chuyển kích thước / enter / chọn 2 điểm của một cạnh đối tượng vào một cạnh mới

10. Chỉnh style point :

  1. Format / point style

11. Đưa đối tượng lên trên bề mặt :

  1. Wipeout / enter / vẽ viền kín xung quanh đối tượng hoặc chọn đối tượng, nhập chữ F / enter / chọn đối tượng

12. Làm liền đối tượng :

  1. Pe / enter / chọn đối tượng theo một chiều kế tiếp nhau

13. Làm block chỉnh được chữ ở ngoài :

  1. Att / enter / tạo chữ, vẽ hình kí hiệu mình muốn làm (simpol) , chọn 2 đối tượng chữ và hình tạo thành block bằng lệnh B / enter / tạo tên block , chọn điểm chính khi cầm di chuyển block

14. Xref :

  1. Xr / enter / them 1 file cad khác (vd như mặt bằng kiến trúc )
  1. Reload / bind để tạo thành một đối tượng để không mất khi di chuyển , hoặc copy
  1. Xclip : chọn đối tượng tham chiếu ( chỉ muốn thấy một phần nhỏ trong mặt bằng lớn ) / enter / click kéo một rectangle chọn đối tượng cần dùng (=mv trong layout)
  1. Xclip : xài cho block được : chọn đối tượng, new : chọn polygone

15. Chỉnh block vẫn thấy đối tượng khác :

  1. Refedit / enter (lệnh này sẽ làm thay đổi cả file xref chính)
  1. Layiso / enter / sau khi điều chỉnh xong, muốn quay lại dùng lệnh layuniso / enter (chú ý không được đánh lệnh layiso 2 lần khi đã chọn đối tượng, sẽ ko layuniso lại được )

16. Xoay trong MV :

  1. Dv / enter / TW / enter / nhập góc xoay / enter / double enter để thoát lệnh

17. Hồi lại tỉ lệ cũ :

  1. VD: đang ở tỉ lệ 1/50 muốn quay về tỉ lệ 1/100 : sc / enter / chọn đối tượng / enter / R / enter / click chọn một điểm trên đối tượng / 1/50 / enter / 1/100 / enter

18. Trim dim :

  1. cd / enter (phải download file lệnh cắt dim)
  1. load lệnh : ap / enter

19. Lệnh bị đổi ngược : phải đánh lệnh trước khi chọn đối tượng :

  1. Đổi ngược lại bằng cách nhập lệnh : pickfirst / enter / đánh giá trị = 1 / enter

20. Làm đám mây : (cloud)

  1. Revcloud / enter / a / enter / nhập số vòng cung to nhỏ của đám mây / nhập số lại số vừa chọn (để làm vòng to hoặc nhỏ) / nếu muốn một cạnh của đường con nhỏ một đầu to thì chọn style/ o / enter để chọn đối tượng muốn làm thành đám mây

21. Đổi tất cả đối tượng trong blog :

  1. Bedit / enter / chỉnh sửa xong trong block, các block khác không hiểu , dùng tiếp lệnh batman / enter / chọn tên đối tượng hoặc click chọn trực tiếp lên đối tượng / click chọn bảng SYNC / ok

22. Chỉnh toàn bộ chữ :

  1. St / enter / chọn kiểu chữ / width factor (chỉnh độ dày, độ gần của chữ)

23. Vẽ đường leader để ghi chú:

  1. Leader / enter / vẽ như mình muốn / click phải chọn kết thúc (none) hoặc enter 3 lần để thoát lệnh

24. Supper hatch : hatch ngoài bỏ vô trong cad

  1. Vô ỏ C / auto cad / support / copy file hatch mới / paste (phải tắt cad rồi mở lại mới hiểu lệnh)
  1. Mở cad / nhập lệnh H / enter / custome / lấy nét hatch mới

25. In một lúc nhiều trang :

  1. Ap / enter / applief : load 2 MPlot. Vlx
  1. Mpl / enter / chọn in theo khung frame sẵn đã tạo block , theo name , hoặc theo rectangle

26. Tạo hình tròn có độ dày :

  1. Do / enter / nhập bán kính ngoài hoặc nhập bán kính trong / enter

27. Pl / enter / pont / a

28. Nét đứt đều thể hiện ở cả model và layout giống nhau :

  1. Format / line type / show detail : check kiểm chọn Use paper a pace unit for scaling / Gobal scale : 1.000 / Current object : 3.000
  1. Đánh lệnh re / enter
  1. Qua layout : nhập lệnh Psltscale / enter / nhập 0
  1. Vào view / regen all

29. Làm skirting & wall bằng đường // :

  1. ML / enter / j : top / enter / s : 1 ( độ cách xa của 2 đường // ) / enter / st : skirting

30. Mất thanh menu , cách lấy lại :

  1. Op / enter / tìm tab Projile / click reset / ok

31. Làm mất dòng “ product by an autodesk educational product” :

  1. Mở file cad bị dòng chữ trên : nhập lệnh audit / enter / Y / enter
  1. Purge / enter / kiểm chọn vào ô có dòng Purge nested items / ok
  1. Save lại 1 file mới với đuôi .dfx
  1. Đóng file cũ và không format
  1. Mở file mới đuôi .dfx / save lại với file .dwg

32. Hiệu chỉnh và cập nhật các hiệu chỉnh cho Block Attribute

Không thể click đúp để hiệu chỉnh block

Để hiệu chỉnh Block Attribute, thay vì click đúp như các block thông thường, bạn cần gõ lệnh BEDIT và tìm tên block trong danh sách các block để chọn và hiệu chỉnh

Text style của các Text Attribute cần được cập nhật bằng lệnh ATTSYNC

Khi bạn hiệu chỉnh Text Style (hiểu chữ, chiều rộng chữ v.v..) của các Text thuộc tính trong Block (bằng lệnh BEDIT), và muốn cập nhật các thay đổi này cho tất cả các block con trong bản vẽ, bạn cần gõ lệnh ATTSYNC, chọn chế độ Select, và chọn một trong số các block con nằm trong loại block mà bạn đã hiệu chỉnh, Text Style sẽ được cập nhật cho tất cả các block con.

Mẹo chọn đối tượng

Bạn đang cần chọn một đối tượng nằm ở phía dưới một đối tượng khác, bạn làm như thế nào? có một cách rất đơn giản: khi chọn bạn nhấn thêm ctr, pick 1 lần nếu trúng rồi thì thôi, nếu chưa trúng thì pick thêm lần nữa nó sẽ chọn xoay vòng các đối tượng nằm tại 1 vị trí cho đến lúc đối tượng bạn chọn là thì bạn nhấn phím space (enter hoặc phải chuột).

Bạn đang bật một lúc nhiều lựa chọn osnap, vì thế khi bạn di chuột đến gần đối tượng, thay vào bắt theo cách bạn mong muốn, AutoCAD lại chọn kiểu snap không đúng? bạn chỉ cần nhấn phím tab chức năng osnap sẽ thay đổi xoay vòng cho đến kiểu bạn muốn thì thôi.

Mẹo khi dùng fillet

Một số người khi dùng lệnh fillet, chủ yếu dùng để vát hai đối tượng vào nhau (radius=0). Nên khi đang fillet với một bán kính khác, họ muốn biến radius về 0 thì lại dùng tham số R rồi gõ vào 0. Khi muốn quay trở lại bán kính đang làm thì lại làm lại.

Để khắc phục điều này, AutoCAD cho bạn chức năng giữ SHIFT, lệnh fillet sẽ mặc định radius=0, nhả ra thì bán kính fillet lại trở thành bình thường.

Mẹo bắt trung điểm

Bạn muốn chỉ định một điểm là trung điểm của 2 điểm khác mà không có đối tượng nào để bắt midpoint? bạn sẽ vẽ một line đi qua 2 điểm đó và chọn midpoint, sau đó lại xóa line này đi?

Không đến nỗi phức tạp như thế, khi bạn muốn xác định trung điểm, bạn chỉ cần nhập vào mtp hoặc m2p (middle between 2 point), ACAD sẽ hỏi bạn 2 điểm đầu mút, thế là bạn đã có điểm ở giữa.

Mẹo hatch

Để mảng hatch, pline có width dày không che mất các thông tin hatch, dim. Hãy sử dụng lệnh TEXTTOFRONT, lệnh này đưa toàn bộ text và/hoặc dim lên trước các đối tượng khác. Lệnh này bắt đầu có từ ACAD2005.

Mẹo tạo block

Nếu bạn muốn tạo một anonymous block (là block không có tên) trong bản vẽ bạn chỉ cần copy các đối tượng mà bạn muốn tạo block bằng cách dùng tổ hợp phím Ctr+C, sau đó dùng lệnh PasteBlock.

Với block tạo bằng phương pháp này, bạn không cần phải quản lý block (thật ra là không quản lý được). Khi bạn xóa đối tượng này, ACAD tự động Purge các anonymous block ra khỏi block table sau mỗi lần mở file.

Tham số của Zoom

Mặc định, tốc độ zoom trong AutoCAD là khá thấp, trong khi bà con nhà ta zoom nhiều hơn vẽ. Mà zoom chậm thì khó chịu. Cho nên dùng lệnh sau đây để tăng tốc tối đa (lệnh này không liên quan đến tăng tốc đồ họa của phần cứng nhỉ )

ZOOMFACTOR = 100

(100 là maximum rồi )

Từ AutoCAD 2006 đến 2008 có thêm hiệu ứng, các bạn sẽ biết mình đang zoom từ đâu …. nhưng nếu không có tăng tốc đồ họa, zoom không mượt, hì hì, hiệu ứng này sẽ gây cảm giác khó chịu Vì vậy tốt hơn hết là tắt béng đi, trở lại AutoCAD cũ. Các bạn dùng lệnh sau:

VTOPTIONS

Tắt bỏ hết 2 dòng option ở trên và ok là xong.

Chỉ số trên và chỉ số dưới

Muốn đánh Text trong Auto cad mà có mũ trên hoặc dưới thì dùng lệnh gì?

Ví dụ H2SO4

Lệnh MTEXT.

Bạn muốn

- dùng để viết chữ trên đầu, bạn cho ký tự mũ (^) vào cuối.

- dùng để viết chữ dưới chân, bạn cho ký tự mũ (^) vào đầu đoạn.

Sau đó tô xanh đoạn mà bạn muốn viết kèm cả ký tự mũ, rồi nhấn vào phím a/b trên thanh công cụ mtext

Liệt kê các phím tắt Autocad "acad"

Bạn có thể tải về file DOC tại đây

Những lệnh hay trong Autocad

1. Đánh số thứ tự trong autocad bằng lệnh Tcount

Nhiều khi chúng ta cần phải sửa từng text một để điền các số theo thứ tự tăng dần. Chẳng hạn phải điền chuỗi D1, D2, D3, D4,…D1000 theo thứ tự tăng dần của trục Y. nếu sửa bằng tay thì rất lâu. Lệnh Tcount của Express Tool cho phép chúng ta làm điều này.

Command: tcount

Chương trình sẽ cho bạn chọn đối tượng

Select objects: Specify opposite corner: 5 found

Select objects:

Chương trình hỏi bạn sắp xếp các đối tượng theo chiều tăng trục x, trục y hay theo thứ tự lúc bạn chọn các đối tượng

Sort selected objects by [X/Y/Select-order] :

Chương trình hỏi bạn số đầu tiên mà bạn đánh, số gia mà bạn cho vào. Ví dụ 2,-1 sẽ đánh các số: 2, 1, 0, -1, -2, …

Specify starting number and increment (Start,increment) <2,-1>:

Chương trình hỏi bạn cách đánh số vào text: Overwrite – ghi đè luôn vào text, Prefix – viết thêm vào phía trước, Suffix – viết thêm vào phía sau, Find&replace – Thay những cụm từ được chỉ định bằng các text số này.

Placement of numbers in text [Overwrite/Prefix/Suffix/Find&replace..] < Find&replace>:

Nếu bạn chọn Find&replace, máy hỏi thêm cụ từ mà bạn muốn chỉ định.

Enter search string :

Và cuối cùng chương trình thông báo có bao nhiêu đối tượng text đã được sửa

5 objects modified.

2. Để vẽ đường phân giác của 1 góc, bạn làm gì?

Đơn giản, bạn dùng lệnh XLine, sau đó dùng tham số B (Bisect), pick vào tâm rồi pick vào 2 điểm thuộc 2 cạnh của góc.

Bạn sẽ vẽ nên một đường thẳng XLine là phân giác của góc vừa rồi.

3. Chỉ số trên và chỉ số dưới

Muốn đánh Text trong Autocad mà có mũ trên hoặc dưới thì dùng lệnh gì?

Ví dụ H2SO4

Lệnh MTEXT.

Bạn muốn dùng để viết chữ trên đầu, bạn cho ký tự mũ (^) vào cuối.

Bạn muốn dùng để viết chữ dưới chân, bạn cho ký tự mũ (^) vào đầu đoạn.

Sau đó tô xanh đoạn mà bạn muốn viết kèm cả ký tự mũ, rồi nhấn vào phím a/b trên thanh công cụ mtext.

4. Mẹo tạo block

Nếu bạn muốn tạo một anonymous block (là block không có tên) trong bản vẽ bạn chỉ cần copy các đối tượng mà bạn muốn tạo block bằng cách dùng tổ hợp phím Ctr+C, sau đó dùng lệnh PasteBlock.

Với block tạo bằng phương pháp này, bạn không cần phải quản lý block (thật ra là không quản lý được). Khi bạn xóa đối tượng này, ACAD tự động Purge các anonymous block ra khỏi block table sau mỗi lần mở file.

5. Ký hiệu đặc biệt trong AutoCAD

Trong ACAD, bạn có thể sử dụng ký tự %% trước một ký tự hoặc một số để có được mã một ký tự đặc biệt. Cụ thể:

%%xxx là ký tự có mã là xxx. ví dụ %%64 là chữ @.

%%o là gạch đầu

%%u là gạch chân

%%d là ký tự độ (º)

%%p là ký hiệu cộng trừ (±)

%%c là ký hiệu phi (đường kính ống)

%%% là %

Xóa nét trùng nhau trong bản vẽ AutoCad:

- Trong bản vẽ AutoCad có rất nhiều trường hợp bạn vẽ các nét trùng lên nhau, điều đó là không cần thiết và làm nặng bản vẽ, khiến máy ì ạch, không những vậy nó còn gây khó khăn khi định dạng in bản vẽ nếu các đường ấy không cùng một layer, vậy làm sao để xóa những nét trùng nhau này, hãy tham khảo 2 cách sau đây giothangmuoi.info nhé:

Cách 1: Quét chuột vào toàn bộ đối tượng chồng lên nhau rồi giữ “Shift”, tích từng cái vào đối tượng chồng lên nhau khi đến đối tượng cần xoá thì xoá đi, hoặc quét đối tượng và dùng cách: “Ctrl+1″ ở đó có thể chọn từng đối tượng chồng lên nhau.

Cách 2: Dùng lệnh Overkill của Express Tool => Nhanh, gọn

Command: overkill

Select objects:

Menu: Express Tool => Modify => Delete duplicate objects

Select objects:

Tìm trọng tâm của một đối tượng kín, một vùng kín.

- Nếu đối tượng kín là region (lệnh tắt reg), bạn dùng lệnh massprop sẽ biết được tọa độ Centroid của đối tượng

- Nếu đối tượng kín chưa là region, hãy dùng lệnh region để convert nó thành region rồi thực hiện bước trên.

Command: reg

Select objects:

Command: massprop

Sửa lỗi phím Delete không dùng được:

Trường hợp khi bạn muốn xóa một đối tượng trong Autocad không được thì rất có thể do hiện tại biến pickfirst của bạn đang nhận giá trị “0″, bạn chỉnh lại thành “1″ là ok.

Command: pickfrst

Enter new value for pickfirst <0>:1

Để các dim, text không bị che khuất bởi hatch, pline, solid, wipeout:

Để mảng Hatch, Pline có Width dày không che mất các thông tin Hatch, Dim bạn làm thế nào?

Hãy sử dụng lệnh TEXTTOFRONT, lệnh này đưa toàn bộ text và/hoặc dim lên trước các đối tượng khác.

Vẽ Line vuông góc với một đoạn thẳng xuất phát:

Giả sử từ điểm A trên đoạn AB bạn muốn vẽ một đoạn thẳng vuông góc với đoạn AB, làm cách nào để thực hiện nhanh nhất? AutoCad cũng có chế độ bắt điểm vuông góc nhưng là ngoài đường AB tới đường AB, không trùng với điểm A được mà phải qua một bước move nữa, có cách nào nhanh hơn không? Bạn tham khảo BKMetalx hai cách sau nhé.

Cách 1: Dùng lệnh vẽ theo tọa độ tương đối. Theo ví dụ ta làm như sau:

Line-> chọn diểm A làm First point -> @100<90 (chọn điểm second point theo tọa độ tương đối độc cực với first point A) -> Ok

Cách 2: Bấm vào Object UCS, click vào đường line (hoặc bất kỳ đối tượng nào, mà mình định vẽ song song hoặc thẳng góc với các yếu tố của nó) -> hệ toạ độ sẽ quay nghiêng như hình vẽ:

Sau khi vẽ xong bạn bấm vào World UCS -> Gốc tọa độ trở về vị trí cũ.

Vẽ đường phân giác của 1 góc :

Để vẽ đường phân giác của 1 góc, bạn làm gì? đơn giản, bạn dùng lệnh XLine, sau đó dùng tham số B (Bisect), pick vào tâm rồi pick vào 2 điểm thuộc 2 cạnh của góc. Bạn sẽ vẽ nên một đường thẳng XLine là phân giác của góc vừa rồi.

Mẹo bắt trung điểm của 2 điểm không cần line:

Bạn muốn chỉ định một điểm là trung điểm của 2 điểm khác mà không có đối tượng nào để bắt midpoint? Bạn sẽ vẽ một line đi qua 2 điểm đó và chọn midpoint, sau đó lại xóa line này đi? Không đến nỗi phức tạp như thế, khi bạn muốn xác định trung điểm, bạn chỉ cần nhập vào mtp hoặc m2p (middle between 2 point), chọn 2 điểm đầu và cuối, thế là bạn đã có điểm ở giữa .

Lệnh Find:

  1. Công dụng: Tìm và thay đổi nhanh các đối tượng được lựa chọn… Cái này mình hay dùng để sửa khung tên .