Cơ quan nào quy định các biển báo giao thông

Kính chào Luật sư! Tôi thường đi qua một cung đường liên xã, đã 8 năm nay. Gần đây, xã dựng biển báo và barie cấm xe ôtô, xe tải lưu thông để tránh "hỏng đường".

Tôi xin hỏi chính quyền xã có quyền dựng biển báo và barie cấm xe như vậy không? Pháp luật có cấm xe tải trọng nào thì không được đi vào đường làng, xã hay không? Cơ quan nào có quyền dựng biển báo, biển cấm?

Anh em lái xe chúng tôi có thể làm gì để khiếu nại?

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định pháp luật đường liên xã được coi là đường giao thông nông thôn (đường GTNT). Cụ thể, theo quy định tại Thông tư 32/2014/TT-BGTVT, đường giao thông nông thôn bao gồm các loại đường sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Đường giao thông nông thôn (sau đây gọi chung là đường GTNT) bao gồm: đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.

Trong quá trình khai thác, vận hành đường GTNT, pháp luật cho phép cơ quan có thẩm quyền được tổ chức giao thông qua hình thức lắp một số biển báo hiệu đường bộ theo quy định. Một trong các biển báo hiệu đường bộ được phép lắp đặt trên đường GTNT là:

Điều 12. Biển báo hiệu đường bộ và công trình đặc biệt trên đường GTNT:

1. Đối với phần đường bộ cắm các loại biển sau:

  1. Trường hợp có quy định cấm đối với loại xe nào thì cắm biển cấm đối với loại xe đó (Ví dụ đoạn đường cần cấm tất cả các loại ô tô tải từ 1,5 T trở lên thi cắm biển “Cấm ô tô tải” (Biển số 106a);

Theo quy định tại Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT, Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) cấp tỉnh có thẩm quyền tổ chức phê duyệt hệ thống các biển báo trên đường GTNT. Cụ thể:

Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Trên cơ sở quy định của Thông tư này, ban hành quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên các tuyến đường GTNT; quy định việc phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác các công trình đặc biệt trên đường GTNT thuộc phạm vi quản lý.

Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông đối với các tuyến đường GTNT theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp trên và quy định của pháp luật.

Cơ quan nào quy định các biển báo giao thông
UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức giao thông đối với tuyến đường GTNT theo chỉ đạo của cấp trên. Ảnh minh họa: Internet

Như vậy, từ các căn cứ trên, thẩm quyền tổ chức giao thông, cụ thể là phê duyệt biển báo hiệu đường bộ thuộc UBND cấp tỉnh. UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức giao thông đối với tuyến đường GTNT theo phân công, chỉ đạo của cấp trên là UBND cấp tỉnh. GTNT theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp trên và quy định của pháp luật.

Việc lắp đặt biển báo giao thông được Luật giao thông vận tải 2008 quy định là một trong những nội dung của hoạt động tổ chức giao thông. Thẩm quyền lắp đặt biển báo do UBND cấp tỉnh hoặc phân công cho UBND cấp dưới thực hiện.

Do đó, việc lắp đặt biển báo hiệu đường bộ trên tuyến đường GTNT chỉ được UBND cấp xã thực hiện khi và chỉ khi có đề án, chỉ đạo của UBND cấp tỉnh. Trong trường hợp UBND cấp xã tự thực hiện việc lắp biển báo cấm ô tô mà không được UBND cấp tỉnh phê duyệt, cho phép thì đã vượt quá thẩm quyền, sai trình tự, thủ tục luật định.

Trong trường hợp anh có căn cứ về việc lắp đặt biển báo của UBND cấp xã là vượt quá thẩm quyền, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của bản thân, anh có thể thực hiện khiếu nại lần đầu đến UBND cấp xã, việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Quy chuẩn nêu trên đã có từ nhiều năm trước, lúc đó đường giao thông chủ yếu là 1 làn xe (1 chiều) hay 2 làn xe (2 chiều). Hiện nay, các đường giao thông chính đều đạt mức 2 làn xe trở lên (1 chiều) và 4 làn xe trở lên (2 chiều). Chính vì vậy việc biển báo giao thông nằm trong lề đường bên phải đã mất đi tác dụng thông báo chính xác cho người tham giao giao thông.

Việc này dẫn đến hệ lụy, người dân bị cảnh sát giao thông xử phạt nhưng không đồng thuận vì không thấy biển báo do tình hình khách quan và có tâm lý chống đối.

Do vậy, ông Toàn đề xuất gắn biển báo giao thông ở cả 2 bên đường hoặc trên giá long môn ở các tuyến đường có 2 làn xe trở lên. Việc này tuy nhỏ nhưng sẽ góp phần giải quyết bức xúc của người dân.

Bộ Giao thông vận tải trả lời vấn đề này như sau:

Trước tiên, Bộ Giao thông vận tải xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Trung Toàn đã có những ý kiến đóng góp quý báu, thiết thực đối với việc quy định triển khai lắp đặt hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam. Bộ Giao thông vận tải rất mong được cộng tác với ông Nguyễn Trung Toàn và mọi ý kiến đóng góp về các vấn đề chuyên môn của ông nêu trên sẽ được Bộ Giao thông vận tải tiếp thu, nghiên cứu và điều hành các đơn vị triển khai thực hiện.