Công danh nam tử còn vương nợ nghĩa là gì

Hai câu tứ tuyệt chỉ mười bốn chữ ngắn gọn, cô đúc nhưng đã tạc vào thời gian một bức tượng đài tuyệt đẹp về người lính quả cảm trong đạo quân Sát Thát nổi tiếng đời Trần.

Là một thành viên của đạo quân anh hùng ấy, Phạm Ngũ Lão từ một chiến binh dày dạn đã trở thành một danh tướng khi tuổi còn rất trẻ. Trong con người ông luôn sôi sục khát vọng công danh của đấng nam nhi thời loạn. Mặt tích cực của khát vọng công danh áy chính là ý muốn được chiến đấu, cống hiến đời mình cho vua, cho nước. Như bao kẻ sĩ cùng thời, Phạm Ngũ Lão tôn thờ lí tưởng trung quân, ái quốc và quan niệm: Làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông [Chí làm trai - Nguyễn Công Trứ]. Bởi thế cho nên khi chưa trả hết nợ công danh thì tự lấy làm hổ thẹn:

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu

Vũ Hầu tức Khổng Minh, một quân sư tài ba của Lưu Bị thời Tam Quốc. Nhờ mưu trí cao, Khổng Minh đã lập được công lớn, nhiều phen làm cho đôi phương khốn đốn; vì thế ông rất được Lưu Bị tin yêu.

Lấy gương sáng trong lịch sử cổ kim soi mình vào đó mà so sánh, phấn đấu vươn lên cho bằng người, đó là lòng tự ái, lòng tự trọng đáng quý cần phải có ở một đấng nam nhi. Là một tùy tướng thân cận của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão luôn sát cánh bên cạnh chủ tướng, chấp nhận xông pha nơi làn tên mũi đạn, làm gương cho ba quân tướng sĩ, dồn hết tài năng, tâm huyết để tìm ra cách đánh thần kì nhất nhằm quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Suy nghĩ của Phạm Ngũ Lão rất cụ thể và thiết thực; một ngày còn bóng quân thù là nợ công danh của tuổi trẻ với giang sơn xã tắc vẫn còn vương, chưa trả hết. Mà như vậy là phận sự với vua, với nước chưa tròn, khát vọng công danh chưa thỏa. Cách nghĩ, cách sống của Phạm Ngũ Lão rất tích cực, tiến bộ. ông muốn sống xứng đáng với thời đại anh hùng.

Đề bài: Phân tích hai câu cuối bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Phân tích hai câu cuối bài Tỏ lòng


I. Dàn ý Phân tích hai câu cuối bài Tỏ lòng [Chuẩn]

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Tỏ lòng và hai câu thơ cuối của bài

2. Thân bài

- 2 câu thơ cuối cùng, nhà thơ tập trung thể hiện khát vọng lập công cao đẹp và nỗi thẹn của "kẻ làm trai":

"Nam nhi vị liễu công danh trái"

+ Trong xã hội xưa, những trang nam nhi thường coi việc trả nợ công danh là mục tiêu, khát vọng lớn nhất của cuộc đời.+ Phạm Ngũ Lão cũng đề cao lí tưởng trung quân ái quốc, khát vọng lập công của kẻ làm trai.

+ Khát vọng công danh của Phạm Ngũ Lão không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm cao mà còn bộc lộ nhân cách cao đẹp của một con người, một vị tướng mang khát khao cứu nước, giúp đời cao đẹp.

"Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"

+ Tự nhận thấy cái nợ công danh chưa trả xong "Nam nhi vị liễu công danh trái" nên nhà thơ luôn canh cánh một nỗi thẹn.+ "Vũ Hầu" được nhắc đến trong câu thơ là Khổng Minh Gia Cát Lượng, một người tài trí hơn người, giỏi tài mưu lược, ông cũng được coi là biểu tượng đẹp về chí làm trai.+ Phạm Ngũ Lão thấy hổ thẹn vì ông cho rằng bản thân còn chưa trả xong nợ công danh, chưa hoàn thành trách nhiệm của kẻ làm trai với đất nước, nhân dân.

+ Nỗi thẹn ấy cũng thật đáng trân trọng, đó là cái thẹn của một người có tài năng, nhân cách, trách nhiệm với cuộc đời.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ chung


II. Bài văn mẫu Phân tích hai câu cuối bài Tỏ lòng [Chuẩn]

Phạm Ngũ Lão là danh tướng tài ba dưới thời nhà Trần, ông không chỉ có tài thao lược mà còn là một người có chí lớn, có ý thức trách nhiệm sâu sắc với vận mệnh đất nước, với cuộc đời. Lí tưởng cứu nước cao đẹp và khát vọng lập công cũng được thể hiện rõ nét trong những tác phẩm thơ văn của ông, tiêu biểu nhất có thể kể đến bài thơ "Thuật hoài" [Tỏ lòng], đặc biệt là trong hai câu thơ cuối của bài.

Thuật hoài là bài thơ mang đậm hào khí Đông A, trong những câu thơ đầu, Phạm Ngũ Lão đã tái hiện đầy sống động hào khí mạnh mẽ và sức mạnh "nuốt trôi trâu" của quân đội thời Trần. Trong những câu thơ cuối cùng, nhà thơ tập trung thể hiện khát vọng lập công cao đẹp và nỗi thẹn của "kẻ làm trai":

Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

Dịch thơ:

Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu

Ở những câu thơ đầu, chúng ta đã bắt gặp hình ảnh của một đấng anh hùng cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông. Hình ảnh bi tráng của người anh hùng hiên ngang, mạnh mẽ, đầy quyết tâm giữa trận mạc mang đến cho chúng ta những cảm nhận thật đẹp về quân tướng thời Trần. Thế nhưng hào hùng là vậy, lẫm liệt là vậy nhưng Phạm Ngũ Lão vẫn thấy trăn trở một nỗi thẹn trong lòng. Đó là nỗi thẹn của một con người có nhân cách, có trách nhiệm với cuộc đời.

"Nam nhi vị liễu công danh trái"

Trong xã hội xưa, những trang nam nhi thường coi việc trả nợ công danh là mục tiêu, khát vọng lớn nhất của cuộc đời. Công danh ở đây không phải là việc mang vinh hoa phú quý cho bản thân mà nhằm dâng hiến tài năng, công sức cho cuộc đời, đó là lẽ sống cao đẹp và cũng rất đáng trân trọng. Ta cũng từng bắt gặp những vần thơ viết về chí nam trai như:

"Làm trai đứng trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông"

[Nguyễn Công Trứ]

Ở đây, Phạm Ngũ Lão cũng đề cao lí tưởng trung quân ái quốc, khát vọng lập công của kẻ làm trai. Nhà thơ cho rằng, đã làm thân nam nhi thì phải có công danh hiển hách, phải mang được tài trí của bản thân để đóng góp cho cuộc đời. Khát vọng công danh của Phạm Ngũ Lão không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm cao mà còn bộc lộ nhân cách cao đẹp của một con người, một vị tướng mang khát khao cứu nước, giúp đời cao đẹp. Tự nhận thấy cái nợ công danh chưa trả xong "Nam nhi vị liễu công danh trái" nên nhà thơ luôn canh cánh một nỗi trăn trở:

"Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"

"Vũ Hầu" được nhắc đến trong câu thơ là Khổng Minh Gia Cát Lượng- vị quân sư tài ba đã giúp Lưu Bị lập nên bao chiến công hiển hách. Khổng Minh là người tài trí hơn người, giỏi tài mưu lược được người đời kính nể, ông cũng được coi là biểu tượng đẹp về chí làm trai. Đứng trước tấm gương sáng của Vũ Hầu, Phạm Ngũ Lão thấy hổ thẹn vì ông cho rằng bản thân còn chưa trả xong nợ công danh, chưa hoàn thành trách nhiệm của kẻ làm trai với đất nước, nhân dân. Nỗi thẹn ấy cũng thật đáng trân trọng, đó là cái thẹn của một người có tài năng, nhân cách, trách nhiệm với cuộc đời. Phạm Ngũ Lão bày tỏ nỗi thẹn khi nghe thuyết Vũ Hầu không chỉ thể hiện sự kính trọng với bậc tiền nhân mà còn thể hiện khát vọng muốn noi gương người xưa tận trung báo quốc.

Như vậy, hai câu thơ cuối của bài đã thể hiện được quan niệm về chí làm trai và khát vọng lập công mạnh mẽ của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ không chỉ thể hiện được hùng tâm tráng trí và hoài bão cao đẹp của đấng nam nhi đương thời mà còn khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm và sự cống hiến cho đất nước ở thế hệ thanh thiếu niên hiện đại.

-----------------HẾT----------------

Bên cạnh bài Phân tích hai câu cuối bài Tỏ lòng, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, Vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng, Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, Cảm tưởng của anh [chị] về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lãođể thấy được hình ảnh đẹp của người anh hùng cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông và khát vọng lập công danh cao đẹp, đáng trân trọng.

Khi Phân tích hai câu cuối bài Tỏ lòng các em sẽ hiểu được chí làm trai của nam nhi trong xã hội xưa đồng thời cảm nhận được khát vọng lập công và lí tưởng sống cao đẹp của Phạm Ngũ Lão được thể hiện qua bài thơ.

Sơ đồ tư duy bài thơ Tỏ lòng Phân tích hai câu thơ cuối bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương Phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ cuối bài thơ Vọng nguyệt Dàn ý phân tích nhận xét: Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng... Mỗi truyện của Thạch Lam là một bài thơ trữ tình. Phân tích Hai đứa trẻ để làm sáng tỏ nhận định trên Phân tích bài Tỏ lòng để làm sáng tỏ nhận định: Tỏ lòng khắc hoạ vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng...

“Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão là bài thơ đã làm nổi bật lí tưởng sống cao cả của chính tác giả. Lí tưởng sống ấy của Phạm Ngũ Lão được thể hiện trong bài thơ thông qua bức tượng đài đẹp đẽ của một trang nam nhi với tầm vóc hào hùng, tấm lòng đáng trọng và ý chí quyết tâm thực hiện những hoài bão cao đẹp trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm. Đặc biệt được thể hiện rất rõ qua 2 câu thơ cuối bài.

Với hào khí của một thời chiến đấu oai hùng, bảo vệ từng mảnh đất cho giang sơn đất nước, Phạm Ngũ Lão đã nói lên những suy nghĩ của bản thân về trí làm trai thời ấy:

"Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"

[Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu]

Phạm Ngũ Lão đã nhắc đến món nợ công danh "công danh trái". Đối với những người nam nhi sống trong thời đại xưa, con đường công danh vô cùng quan trọng. "Nợ công danh" ở đây không phải là công danh tầm thường, ích kỷ cho riêng bản thân mình. Mà nó chính là món nợ lớn với đất nước, là ý trí và tài năng của một người nam tử hán đại trượng phu, đầu đội trời chân đạp đất, dám hi sinh vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp chung của toàn dân tộc.

Đến câu thơ cuối cùng tác giả thể hiện sự khiêm tốn của mình, cho rằng những việc mình làm cho đất nước chưa có gì cả nên luống thẹn:

“ Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu”
[Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu]

Phạm Ngũ Lão “thẹn” chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước. Thẹn bởi vì so với cha ông mình chưa có gì đáng nói. Gia Cát Lượng là quân sư của Lưu Bị, mưu trí tuyệt vời, song điểm làm cho Gia Cát Lượng nổi tiếng là lòng tuyệt đối trung thành với chủ. Vì thế “luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” thực chất là một lời thề suốt đời tận tụy với chủ tướng Trần Hưng Đạo, “thẹn” còn được hiểu là cách nói thể hiện khát vọng, hoài bão muốn sánh với Vũ hầu. Xưa nay, những người có nhân cách vẫn thường mang trong mình nỗi thẹn. có thể thấy trong nhà thơ có một tư tưởng anh hùng yêu nước lớn mà lại còn có cả sự trung quân nữa. Bấy nhiêu điều mà ông làm được khi đi đánh giặc, ông đều cho là chưa làm được gì với núi sông của mình.

Qua câu thơ, Phạm Ngũ Lão đã thể hiện nỗi lòng, khát khao của bản thân muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho giang sơn, đất nước để trả món nợ công danh của trí làm trai. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng từng có nhiều vần thơ hay khi nói về "phận sự làm trai":

"Vũ trụ chức phận nộiĐấng trượng phu một túi kinh luân.Thượng vị đức, hạ vị dân,

Sắp hai chữ "quân, thân" mà gánh vác"

Phạm Ngũ Lão đã là một danh tướng, có công lớn với đất nước với thời nhà Trần. Vậy mà ông vẫn luôn cảm thấy hổ thẹn khi nghe "thuyết Vũ Hầu". Ông đã khéo léo khi nhắc đến một người dưng trí đa mưu là Gia Cát Lượng trong thời Tam Quốc để thể hiện nỗi thẹn của mình.

Như vậy, mặc dù chỉ được thể hiện trong số lượng chữ hạn định của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật nhưng Phạm Ngũ Lão đã để tác phẩm “Tỏ lòng” ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Dấu ấn đó được tạo nên từ việc tác giả đã xây dựng nên hình ảnh của một người anh hùng vừa có sức mạnh, vừa có lí tưởng. Không những thế, người anh hùng ấy lại mang vẻ đẹp của một nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại. Tác phẩm của Phạm Ngũ Lão cũng đã giúp cho những thế hệ thanh niên mọi thời đại nhận được một bài học có giá trị, đó là sống trên đời thì phải có ước mơ, lí tưởng và cần phấn đấu không ngừng để biến ước mơ, lí tưởng ấy trở thành hiện thực.

Video liên quan

Chủ Đề