Công nghệ xử lý nước rác của phước hiệp

(ĐTTCO)-Việc UBND TPHCM chủ trương đóng cửa bãi rác thuộc Khu liên hiệp Xử lý chất thải rắn Phước Hiệp, huyện Củ Chi, chuyển về Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh, có nhiều thông tin trái chiều trong thời gian qua. Ngày 24-3, UBND TPHCM đã phát ngôn chính thức về sự việc này.

(ĐTTCO)-Việc UBND TPHCM chủ trương đóng cửa bãi rác thuộc Khu liên hiệp Xử lý chất thải rắn Phước Hiệp, huyện Củ Chi, chuyển về Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh, có nhiều thông tin trái chiều trong thời gian qua. Ngày 24-3, UBND TPHCM đã phát ngôn chính thức về sự việc này.

Không đảm bảo vệ sinh môi trường

Dự án bãi chôn lấp số 3, thuộc Khu liên hiệp Xử lý chất thải rắn Phước Hiệp, do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM (CITENCO) làm chủ đầu tư với kinh phí hơn 976 tỷ đồng, quy mô chôn lấp khoảng 2.000 tấn rác/ngày. Đây là dự án thực hiện theo chủ trương của UBND TP để tiếp nhận, xử lý rác cho TP trong vòng 9 năm. Bãi rác được đầu tư xây dựng cuối năm 2013.

Nhưng khi bãi chôn lấp số 3 sắp hoàn thành, dự án đã giải ngân thi công trên 400 tỷ đồng và đã xử lý rác được 8 tháng, ngày 24-2-2014, UBND TPHCM đã chỉ đạo chuyển khối lượng chất thải rắn sinh hoạt xử lý từ Phước Hiệp về Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước, thuộc Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS).

Lý do khiến UBND TP muốn đóng cửa dự án này là để bảo đảm môi trường. Tại văn bản số 5363/UBND-ĐTMT gửi Thường trực Thành ủy ngày 17-10-2014, cũng khẳng định bãi chôn lấp số 3 có “công nghệ chôn lấp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường”.

 
Công nghệ xử lý nước rác của phước hiệp

Xử lý rác tại Khu liên hiệp Xử lý chất thải rắn Phước Hiệp.

Thực tế, thời gian qua nhiều người dân sống gần khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp đã phản ánh, khiếu nại tình trạng ô nhiễm môi trường vì mùi hôi thối nồng nặc từ bãi chôn lấp rác. Sau những hôm trời mưa, nếu đứng ngoài Quốc lộ 22, cách bãi rác tới 2-3 km vẫn ngửi thấy mùi hôi.

Không chỉ không khí, nguồn nước nơi đây cũng bị ô nhiễm trầm trọng, các dòng kênh nước đã chuyển sang màu đen. Theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường tại các bãi chôn lấp và khu liên hợp xử lý chất thải rắn do Ban quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải thành phố (MBS) thực hiện trong năm 2013, chất lượng nước mặt một số khu vực xung quanh khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc - Củ Chi bị ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng, sắt và vi sinh vượt nhiều lần mức độ cho phép.

Trước yêu cầu của người dân, tháng 7-2013, lãnh đạo UBND TPHCM đã kiểm tra và làm việc về tình hình hoạt động của bãi rác Phước Hiệp. Sau khi đi thực tế, lãnh đạo TP đã chỉ đạo các sở ngành liên quan phải từng bước đóng cửa một số dự án tại khu xử lý chất thải này (trong đó có bãi chôn lấp số 3) để đảm bảo môi trường.

Lượng rác thải hàng ngày sẽ được chuyển về Đa Phước. Tuy nhiên, việc đóng cửa bãi rác mới xây dựng đã nảy sinh nhiều vướng mắc, có nhiều luồng dư luận trái ngược, thậm chí có ý kiến phản đối chủ trương di dời, đóng cửa bãi chôn lấp số 3 và đề nghị cho nó hoạt động lại.

Không mất 1.000 tỷ đồng

Chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND TP đều nói rõ lộ trình là giảm từng bước đến đóng cửa, giải bài toán lao động và giải quyết các khâu liên quan khác. Như vậy rõ ràng có cảnh báo, có lộ trình và công việc sẽ phải làm, không phải đóng cửa ngay. Hiện bãi chôn lấp số 3 vẫn tiếp nhận rác bình thường, chỉ ngưng nhận khối lượng lớn. Ở đây còn 2 đơn vị khác đang nhận rác mỗi ngày 500-600 tấn. TP cũng có chính sách cho người lao động về tiền lương, việc làm nếu đóng cửa bãi chôn lấp số 3.

Ông Võ Văn Hoan,
Chánh Văn phòng UBND TPHCM

Trước tình hình này, tại buổi họp báo ngày 24-3 về tình hình kinh tế - xã hội TP 3 tháng đầu năm 2016, UBND TPHCM đã có phát ngôn chính thức về việc đóng cửa bãi rác Phước Hiệp. Theo đó, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP một lần nữa khẳng định việc đóng cửa bãi rác Phước Hiệp là xuất phát từ thực tế, do bãi chôn lấp số 3 trồi bọng, thoát nước gây ô nhiễm môi trường và người dân phản ánh, TP đã kiên trì khắc phục nhưng vẫn không triệt để được.

Vì thế, lượng rác thu gom sau khi ngưng tiếp nhận rác ở bãi rác Phước Hiệp, sẽ được chuyển về nhà máy xử lý rác Đa Phước để xử lý theo quy trình hiện đại, đảm bảo môi trường. Bên cạnh đó, tại khu vực này đang thực hiện quy hoạch khu đô thị Tây Bắc với gần 6.000ha, nên việc tồn tại một bãi rác kế cận là khó chấp nhận và thực tế đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư suốt một thời gian dài, kêu gọi đầu tư gặp nhiều khó khăn.

 Hồi đầu tháng 2 vừa qua, Thanh tra TPHCM đã có kiến nghị Chủ tịch UBND TP cân nhắc chủ trương đóng cửa bãi chôn lấp rác số 3 nhằm tránh lãng phí ngân sách. Theo cơ quan này, nếu vẫn quyết đóng cửa bãi rác, TP sẽ mất khoảng 1.000 tỷ đồng, gồm 600 tỷ đồng đã đầu tư xây dựng và 400 tỷ dự kiến phải bồi thường cho nhà đầu tư KBEC Hàn Quốc - nhà thầu chính xây dựng bãi chôn lấp rác.

Còn theo CITENCO, trong trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án, 300 cán bộ, công nhân viên của Xí nghiệp Xử lý chất thải rắn (thuộc CITENCO) sẽ mất việc và dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh đó, 1.500 cán bộ, công nhân của CITECO cũng bị giảm thu nhập từ 8 triệu đồng/tháng xuống còn khoảng 4 triệu. Việc ngừng dự án còn ảnh hưởng đến 2 doanh nghiệp khác vì họ đã đầu tư khoảng 150 tỷ đồng để trang bị đội ngũ xe máy, thiết bị thực hiện công đoạn trung chuyển rác và xây dựng nhà máy xử lý nước rỉ rác của bãi chôn lấp số 3.

Về vấn đề này, theo ông Hoan, Thủ tướng đã cho quy hoạch tại TPHCM 3 khu xử lý rác. Việc triển khai đều đúng quy hoạch, trình tự thủ tục đầu tư và tất cả dự án đều có ý kiến của các bộ, ngành. Trong đó, tổng dự toán cho việc xây dựng bãi rác Phước Hiệp là 970 tỷ đồng, nếu trừ đi phí dự phòng chỉ còn 720 tỷ đồng. Hiện đã triển khai thực hiện 60-70% khối lượng công việc, tương đương 400 tỷ đồng.

“Đây là công trình vừa làm vừa tiếp nhận rác, chưa tính đến yếu tố khấu hao, nên không thể nói lãng phí cả ngàn tỷ đồng. Chưa kể UBND TP đã có chỉ đạo vẫn tiếp tục đầu tư hoàn thiện bãi rác này thành bãi rác dự phòng. TP cũng đã tiến hành kiểm tra, nhà thầu Hàn Quốc chỉ là đơn vị thi công bãi rác số 3, không phải là đơn vị góp vốn nên cũng không có chuyện bồi thường chi phí đầu tư” - ông Hoan cho biết.