Cửu trùng là gì

Tết Trùng Cửu hay còn gọi là tết Trùng Dương diễn ra vào 9/9 âm lịch hàng năm là một trong những ngày lễ truyền thống và trọng đại của người dân Trung Quốc. Cùng Tự học tiếng Trung tìm hiểu về tết trùng cửu Trung Quốc nha!

Con số 9 được coi là số dương, sự lặp lại hai lần số 9 nên gọi Trùng Cửu, Trùng Dương là vì vậy. Tên tiếng Trung tết Trùng Cửu là 重九, tên tiếng Trung tết Trùng Dương là 重阳 . Năm 2021, ngày tết diễn ra vào ngày thứ năm, 14/10 dương lịch.


Năm 221 trước Công nguyên, sau khi thống nhất đất nước Trung Hoa, nhà Tần đã tổ chức hoạt động cúng tế chúc mừng mùa màng bội thu vào tháng 9 âm lịch hằng năm trên khắp cả nước. Ngày mùng 9 tháng 9 được xem là ngày rất tốt lành và tết Trùng Cửu ra đời từ đó, mang ý nghĩa chúc mừng mùa màng bội thu.

Tuy nhiên lịch sử đã đem đến cho tết Trùng Cửu thêm nhiều ý nghĩa khác. Như:

1/ Tích kể rằng, đời Hậu Hán [25-250] có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: ” Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du [một loại tiêu], uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.

Kỹ thuật may túi thơm và chế tác hồ lô đựng hạt thù du[một loại hạt có độc tính nhẹ, có thể xua đuổi côn trùng] vẫn tồn tại đến nay, tập tục đeo túi thơm đựng hạt thù du cũng còn được giữ gìn ở một số nơi. Ngoài ra phong tục uống rượu hoa cúc vẫn được bảo tồn cho đến nay ở khu vực tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

2/ Sách “Phong Thổ Ký” lại chép: Cuối đời nhà Hạ , vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng Đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn… Tục ấy thành lệ.

3/ Còn có sách viết, đến đời Hán Văn Đế, vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường [618-907], ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.

Việc còn được biết đến và lưu truyền rộng rãi nhất vào tết Trùng Cửu chình là leo núi.

Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là ‘Từ thanh’, chính là ‘tạm biệt thảm cỏ xanh’. Sau ngày Trùng Cửu là mùa đông, cây cối không có sức sống, không thích hợp để đi chơi ở vùng ngoại ô. Vì thế, tết Trùng Cửu là cơ hội đi chơi sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông.

Hằng năm, vào tết Trùng Cửu thành phố Thái An của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nằm ở chân núi Thái Sơn thường tổ chức cuộc thi leo núi, thu hút nhiều người đến tham gia.

Ngày nay, người dân Trung Quốc đã gửi gắm một ý nghĩa mới cho ngày tết Trùng Cửu. Năm 1989, Trung Quốc xem tết Trùng Cửu là tết của người già. Như vậy, ngày 9 tháng 9 vừa bao gồm ý nghĩa vốn có của ngày tết Trùng Cửu truyền thống vừa biểu đạt lòng tôn kính người già của mọi người, chúc các cụ mạnh khỏe, sống lâu.

Xem thêm: Những ngày Tết của Trung Quốc

Vào dịp tết Trùng Cửu, người ta còn làm loại bánh mang tên ‘bánh Trùng Cửu’. Loại bánh này bắt nguồn từ những nơi không có núi. Trong tiếng Hán, bánh điểm tâm[糕点] có cách đọc gần giống với  “cao điểm” – trong đó, “cao” nghĩa là bánh. Chữ ‘cao’ này phát âm trùng với chữ “cao” trong từ “đăng cao”, có nghĩa là lên cao. Vì vậy, mọi người cho rằng, ăn bánh Trùng Cửu còn có thể thay thế cho việc lên núi cao.

Ở nhiều khu vực không có núi non, việc chế biến bánh Trùng Cửu đã kết hợp hài hòa với thói quen ẩm thực các vùng, miền, làm xuất hiện nhiều dạng bánh. Không chỉ nguyên liệu sử dụng khác nhau mà ngay cách chế biến cũng khác nhau và vì thế, mùi vị của bánh sẽ khác nhau.

Bạn thấy đó, văn hóa của người Trung Quốc cũng thật thú vị đúng không, học tiếng Trung Quốc muốn đỡ chán thì bạn nên tìm hiểu những câu chuyện hay để tạo động lực cho mình nhé!

© 2001-2022

Màu giao diện

Luôn sáng Luôn tối Tự động: theo trình duyệt Tự động: theo thời gian ngày/đêm

Tết Trùng Cửu là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày lễ này như thế nào?  Tết Trùng Cửu hay còn gọi là Tết Trùng Dương là một ngày lễ cổ truyền của Việt Nam. Mỗi năm, nước ta có khá nhiều ngày lễ Tết, mỗi ngày lại tượng trưng cho một ý nghĩa khác nhau. Vậy Tết Trùng Cửu có ý nghĩa như thế nào, dâng lễ cúng ra sao? Hãy cùng với Vietjet [.net] tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé. 

Ngày Tết Trùng Cửu bắt nguồn từ đâu? Ý nghĩa như thế nào?

Tết Trùng Cửu là gì? Có nguồn gốc từ đâu? 

Tết Trùng Cửu là gì?

Tết Trùng Cửu có tên gọi phổ biến hơn là Tết Trùng Dương thường được diễn ra vào ngày 9 tháng 9 Âm lịch hàng năm. Năm 2021, Tết Trùng Cửu rơi vào ngày 6 tháng 10 Dương lịch. Ngày lễ này xuất phát từ Trung Quốc và chọn hai số 9 với ý nghĩa trường thọ, sống lâu được dành cho người cao tuổi.

Trùng Cửu được hiểu theo nghĩa Hán Việt là “từ thanh” hay “tạm biệt thảm cỏ xanh”. Ngày 9 tháng 9 Âm lịch là khoảng thời gian bắt đầu mùa đông, khi cây cối không còn sức sống và cũng là thời điểm để mọi người có thể đi chơi trước khi bước sang giá lạnh. 

Nguồn gốc của Tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu là một phong tục tập quán có nguồn gốc từ Trung Hoa vào thời Hậu Hán. Lúc bấy giờ có một người tên Hoàng Cảnh theo học đạo tiên cùng với Phí Trường Phòng. Một ngày nọ, Phí Trường Phòng bảo với Hoàng Cảnh: “Ngày 9/9 sắp tới, gia đình ngươi sẽ gặp phải tai nạn, ngươi phải mang cả nhà lên núi cao, tay mang túi đỏ có đựng hột thù du [một loại tiêu], rượu hoa cúc đến tối mới được về, may ra thoát nạn.” Hoàng Cảnh nghe vậy lấy làm sợ hãi và nhất mực nghe theo lời thầy. Đến ngày đó dắt cả nhà lên núi, tối trở về thấy gia súc, gia cầm trong nhà bị giết hết. 

Tết Trùng Cửu là phong tục tập quán xuất phát từ Trung Quốc

Cũng từ tích đó, hàng năm vào ngày 9 tháng 9 Âm lịch hàng năm, mọi người đều rời khỏi nhà và lên núi lánh nạn. Lâu dần, những việc này trở thành tục lệ truyền thống thấm sâu vào tiềm thức của mỗi người và lan rộng ra các khu vực xung quanh, trong đó có Việt Nam. Hàng năm, cứ vào ngày 9 tháng 9 Âm lịch, mọi người lại dành thời gian đi vãn cảnh, ngắm núi sông và uống rượu hoa cúc. 

Mặc dù hiện nay, không còn nhiều người biết tới Tết Trùng Cửu, tuy nhiên trong tiềm thức của những thế hệ đi trước, Tết Trùng Cửu vẫn là một ngày Tết cổ truyền mang ý nghĩa xua tan bệnh tật, trường thọ, giải nhiệt. 

Những hoạt động trong ngày Tết Trùng Cửu 

Leo núi 

Hoạt động thường thấy nhất của mọi người vào ngày Tết Trùng Cửu [đặc biệt là Trung Quốc] là đi leo núi. Thời điểm đầu tháng 9 Âm lịch thường bắt đầu vào đầu đông nhưng không khí khá mát mẻ, trời xanh và nắng nhẹ rất thích hợp cho việc việc vận động tay chân. Leo núi dã ngoại vào thời điểm này quả là tuyệt vời. Bạn có thể xả stress, giảm căng thẳng sau chuỗi ngày làm việc mệt mỏi, tạm biệt thành phố bộn bề mà hòa mình vào không gian thiên nhiên xanh mát.

Trong ngày 9/9 Âm lịch, mọi người thường có hoạt động leo núi, ngắm cảnh

Ăn bánh cao

Vào ngày Tết Trùng Dương, mọi người lại làm bánh cao. Đây là một loại bánh có nguyên liệu chính từ bột gạo tẻ được nặn thành hình dạng 9 tầng bảo tháp và hấp chung với nước đường đỏ. Sau khi hoàn thành món ăn, người ta còn cho thêm một cành phù du hoặc  2 con dê với ý nghĩa là món ăn truyền thống của ngày Tết Trùng Cửu. 

Bánh cao là loại bánh truyền thống được ăn vào ngày Tết Trùng Dương

Uống rượu và thưởng hoa 

Phong tục này có nguồn gốc từ thời nhà Tấn, có người tên là Đào Uyên Minh sau khi từ quan về Giang Tây sống cuộc sống an nhàn, hưởng tuổi già. Vào ngày Trùng Dương, ông đang thưởng hoa thì muốn uống rượu nhưng nhà nghèo nên không thể mua được. Ông chợt nghĩ ra cách ngắt hoa cúc để ăn nhưng vẫn không say. 

Vừa hay có vị sai nhân tên là Vương Hoàng tới và mang theo một bình rượu tặng cho Uyên Minh. Hai người vui vẻ ngâm thơ, thưởng hoa và uống rượu. Cũng từ đó ở Trung Quốc, tục uống rượu, thưởng hoa cúc và ngâm thơ rất được ưa chuộng. Dù chỉ là một tục lệ nhưng tới nay uống rượu và ngắm hoa vẫn luôn được duy trì.  

Và uống rượu, thưởng hoa, ngâm thơ 

Cài lá châu du lên áo

Nhiều người quan niệm rằng gắn một cành châu du lên người trong ngày Tết Trùng Cửu mang ý nghĩa tránh được tai ương, những điều không may. Quả châu du có màu đó là một vị thuốc tốt giúp khử độc, ôn nhiệt rất hiệu quả. 

Cài châu du lên áo mang ý nghĩa tránh tai ương, điều không may

Làm gì để nhận may mắn trong ngày Tết Trung Cửu?

Ngoài những phong tục thường có trong ngày Tết Trùng Cửu, nhiều người còn có quan niệm làm ba việc dưới đây sẽ nhận được may mắn. Cụ thể là:

Hiếu kính với cha mẹ

Trong ngày Tết Trùng Cửu, con cháu hiếu kính với cha mẹ và có nhiều món ngon dâng tặng tới người cao tuổi thì sẽ giúp đấng sinh thành sống thọ, tăng thêm phúc phần.

Mua vàng 

Nhiều người cho rằng mua vàng trong ngày 9/9 Âm lịch hàng năm còn có tác dụng giữ lộc, mang lại nhiều may mắn. Cũng vì lẽ đó mà trong ngày này, người người nhà nhà tới tiệm vàng để mua với ý nghĩa cầu nguyện cho vượng khí luôn ở trong nhà. 

Trong ngày 9/9 Âm lịch, nhiều người có xu hướng mua vàng tăng vượng khí

Ném cam vàng ra cửa 

Thêm một phong tục khá đặc biệt mà không có nhiều người biết là tục ném cam vàng ra cửa để đuổi những điều không may ra ngoài đồng, mở vận khí tốt cho những điều may mắn. 

Trên đây là những thông tin về Tết Trùng Cửu – một ngày Tết cổ truyền trong dân gian. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này, bạn đã hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trùng Dương. Hãy thường xuyên theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích trên website Vietjet.net của chúng mình nhé. 

Vietjet khuyến mãi – Tổng đài vé máy bay 247

65/28 Giải phóng, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM

Video liên quan

Chủ Đề