Khái niệm di sản văn hóa là gì

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009  Di sản

Tôi có thắc mắc như sau: Liên quan tới di sản văn hóa, không biết là di sản văn hóa vật thể là gì? Và di sản văn hóa phi vật thể là gì?

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định như sau:

    Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

    2. Di sản văn hóa vật thể là gì?

    Theo Khoản 2 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001 thì di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

    3. Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích sau:

    - Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội;

    - Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

    - Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

    4. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa

    - Những hành vi làm sai lệch di tích:

    + Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;

    + Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.

    - Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

    + Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;

    + Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

    + Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.

    - Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:

    + Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;

    + Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.

    Trân trọng!


Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Tin tức liên quan:

 - Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

-  Có 2 loại di sản văn hóa, đó là:

 - Di sản văn hóa phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.  

Ca trù là một loại hình văn hóa phi vật thể

- Di sản văn hóa vật thể: 

  + Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

Ngọ môn - Cố đô Huế

  + Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị Lịch sử thẩm mĩ, khoa học.

Động phong nha - Tỉnh Quảng Bình

@43613@@43614@

2. Ý nghĩa: 

 - Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.

 - Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nhgiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 - Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển. 

- Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

  3. Những qui định của pháp luật : 

   - Cấm chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.

   - Cấm huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản.

   - Cấm xây dựng lấn chiếm, đào bới đất thuộc di sản văn hóa.

   - Cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái pháp các di vật, cổ vật.

   - Cấm lợi dụng di sản để làm những việc trái pháp luật.

Trong quá trình học tập , nếu có bất kỳ thắc mắc nào , các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!

Theo quy định của pháp luật Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

Điều 1 Luật di sản văn hóa [sửa đổi, bổ sung năm 2009] xác định rõ: Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian.

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Di sản văn hóa được xem là niềm tự hào của toàn thể người dân nước Nam. Bởi nó không đơn thuần là nét đẹp văn hóa mà đây còn được xem yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Vậy di sản văn hóa là gì ? di sản văn hóa phi vật thể là gì ?.. hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Di sản văn hóa là gì

Di sản văn hóa được hiểu nôm na là các sản phẩm bao gồm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử – văn hóa – khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Di sản là những “báu vật” được thiên nhiên ban tặng, là thành quả lao động sáng tạo và giữ gìn của ông cha ta trong suốt nhiều thế kỷ.

Khái niệm di sản văn hóa là gì

Có bao nhiêu loại di sản văn hóa  

Di sản văn hóa được chia ra làm hai loại là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Mỗi loại sẽ gắn liền với những đặc trưng khác nhau.

Di sản văn hóa vật thể là gì 

Di sản văn hóa vật thể được dùng để chỉ các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Bao gồm:

+ Di tích lịch sử – văn hóa.

+ Danh lam thắng cảnh.

+ Di vật., cổ vật, bảo vật quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể là gì

Di sản văn hóa phi vật thể là các sản phẩm mang tính chất tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân vật thể và không gian văn hóa liên quan. Những di sản này đều có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học nhất định. Bằng các hình thức như truyền miệng, truyền nghề, trình diễn,… những sản phẩm này đã và đang không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các di sản văn hóa phi vật thể có thể kế đến như:

+ Tiếng nói, chữ viết.

+ Ngữ văn dân gian.

+ Nghệ thuật trình diễn dân gian.

+ Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

+ Lễ hội truyền thống.

+ Nghề thủ công truyền thống.

+ Tri thức dân gian.

Di sản văn hóa phi vật thể tiếng anh là gì

Di sản văn hóa phi vật thể tiếng anh là Intangible cultural heritage. Đây là những di sản văn hóa của mỗi dân tộc, quốc gia cần phải giữ gìn và phát huy.

Những di sản văn hóa Việt Nam đã được UNESCO công nhận

Theo thống kê thì cho tới thời điểm hiện tại, nước ta đã có tổng cộng 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. 11 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận.

Danh sách di sản văn hóa vật thể

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Phong nha – Kẻ bàng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2003. Vườn quốc gia này nằm tại Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích lên đến 85,754 ha. Phong Nha – Kẻ Bàng không chỉ nổi bật bởi hệ thống hang động khổng lồ. Mà còn được biết đến với sự “hiện diện” của rất nhiều loài động vật nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.

Phong nha kẻ bàng

Hoàng thành Thăng Long

Đây là một thể thống nhất của hai khu di tích khổng lồ là khu Thành cổ Hà Nội và khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diện. Khi đến tham quan tại nơi đây, du khách sẽ phần nào cảm nhận rõ nét dự thay đổi cũng như hành trình kinh tế – văn hóa – chính trị của người Việt trong suốt gần 1000 năm.

Quần thể danh thắng Tràng An

Nơi đây là sự kết hợp, giao thoa nét độc đáo của đá núi, hệ sinh thái, đồng lúa, hồ đầm,… Vào năm 2014, quần thể này đã chính thức “ghi danh” vào top di sản văn hóa thế giới. Với những đặc trưng riêng, quần thể Tràng An đang được lên kế hoạch đầu tư, phát triển trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế.

Phố cổ Hội An

Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Nếu như những di tích khác đa phần chỉ là địa điểm du lịch thì tại quần thể danh thắng này lại tồn tại “sự sống” đúng nghĩa. Cho tới ngày nay, nơi đây vẫn diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân bình thường.

Thánh địa Mỹ Sơn

Chính thức gia tăng thêm “chiều dài” danh sách di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Khu đền tháp này được phát hiện bởi M.C.Paris – một học giả người Pháp. Khu di tích này hiện đang tọa lạc tại Xã Duy Phú, Quảng Nam. Khu đền tháp được xây dựng với hơn 70 ngôi đền tháp theo lối kiến trúc đặc trưng của dân tộc Chăm – nghệ thuật kiến trúc.

Thành nhà Hồ

Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2011 – sau 6 năm đệ trình hồ sơ. Tòa thành vô cùng nổi bật với quy mô kiến trúc bằng đá độc đáo “khổng lồ” hiếm hoi.

Vịnh Hạ Long

Được “ví von” như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời được tạo ra bởi “bàn tay” vĩ đại của “Mẹ thiên nhiên”. Tại đây, hàng loạt các đảo đá, hang động được xen kẽ nhau tạo nên một không gian vô cùng hùng vĩ và huyền bí. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn được biết đến với hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng cây nhiệt đới, rạn san hô,.. vô cùng đa dạng.

Chính vì những đặc trưng riêng “hiếm có khó tìm” này, năm 1994 Vịnh Hạ Long đã chính thức “ghi tên” vào danh sách di sản văn hóa thế giới.

Quần thể di tích Cố đô Huế

Được biết tới là kinh đô một thời của Việt Nam với nhiều nét đẹp “độc nhất vô nhị”. Với tổng diện tích hơn 500ha, quần thể này “chứa đựng” hàng loạt địa điểm đền chùa, lăng tẩm, thành quách,… Năm 1993 là mốc thời gian mà Cố đô Huế được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Cố đô Huế

Danh sách di sản văn hóa phi vật thể

+ Nhã nhạc cung đình Huế.

+ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

+ Dân ca quan họ Bắc Ninh.

+ Ca trù.

+ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.

+ Hát Xoan.

+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

+ Đờn ca tài tử Nam Bộ.

+ Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

+ Nghi lễ và trò chơi kéo co.

+ Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.

Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa

Bảo vệ di sản văn hóa không phải là câu chuyện của riêng một cá nhân hay một tổ chức. Mà đây là câu chuyện của cả một cộng đồng dân tộc. Trong quá trình hội nhập, nhịp sống thay đổi không ngừng thì việc bảo vệ các di sản được xem là điều vô cùng cần thiết. Việc này có tác động cũng như ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

+ Lưu giữ được công sức và nét đẹp văn hóa truyền thống của các thế hệ trước.

+ Tạo “tiền đề” để các thế hệ sau tái tạo và phát triển. Nhằm cập nhật nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn không bị mất đi bản sắc dân tộc.

+ Góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc nói riêng và di sản văn hóa thế giới nói chung.

+ Phát huy giá trị di sản nhằm tạo cơ hội phát triển du lịch.

+ “Xây dựng” hình ảnh, dấu ấn riêng của đất nước với bạn bè quốc tế.

Trên đây là một số thông tin xoay quanh về di sản văn hóa. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc có thể nắm rõ được các khái niệm cơ bản về di sản là gì ? Cũng như biết thêm được danh sách các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam được UNESCO công nhận hiện nay. Ngoài ra, thông qua những chia sẻ trên, chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc có thể nâng cao thêm ý thức bảo vệ di sản dân tộc của nước ta.

Video liên quan

Chủ Đề