Dấu hiệu của ung thư dạ dày thực quản

Ung thư dạ dày là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa với những biến chứng, hậu quả nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, mỗi cá nhân cần sớm nhận biết dấu hiệu ung thư dạ dày để có thể kịp thời điều trị, hạn chế tổn hại sức khỏe.

1. Dấu hiệu ung thư dạ dày ở từng giai đoạn

Triệu chứng ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu

Tế bào ung thư trong giai đoạn đầu thường chưa có sự xâm lấn nên rất ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, các dấu hiệu ung thư dạ dày ở giai đoạn này thường trùng lặp với các triệu chứng của bệnh lí dạ dày khác. Tuy nhiên, nếu phát hiện cơ thể có những bất thường sau thì nên sớm tiến hành thăm khám tại cơ sở uy tín để được kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe:

  • Liên tục có cảm giác ợ chua, thở ra hơi nóng không có dấu hiệu thuyên giảm là dấu hiệu của sự suy yếu hệ thống các cơ quan tiêu hóa.

  • Xuất hiện cảm giác chán ăn, sợ ăn ngay cả khi đang đói, đặc biệt là những món được chế biến nhiều dầu mỡ.

  • Đau bụng kéo dài liên tục, đau dữ dội hơn tại vùng thượng vị và quá trình này xảy ra không theo một chu kỳ nhất định.

  • Cơ thể sụt cân nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn mà không xác định được nguyên nhân.

  • Hệ tiêu hóa suy giảm chức năng nên cơ thể thường xuyên trong tình trạng thiếu chất, không đủ nguồn năng lượng cần thiết và dẫn đến các biểu hiện chóng mặt, mỏi mệt, làm việc không hiệu quả.

  • Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy đầy bụng, tức, chướng hơi, đi ngoài liên tục, nghiêm trọng hơn là các dấu hiệu xuất huyết dạ dày, ra máu nhiều lẫn trong phân.

Đau bụng dữ dội, kéo dài có thể là dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Triệu chứng ung thư dạ dày ở giai đoạn sau

Dấu hiệu ung thư dạ dày sẽ bộc phát rõ ràng hơn khi bệnh chuyển nặng trong giai đoạn 3 và 4. Đây cũng được xem là giai đoạn phát hiện bệnh phổ biến, tuy nhiên lúc này quá trình điều trị diễn ra thường gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kém và chi phí cao. Ngoài ra, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe với những biểu hiện nghiêm trọng như:

  • Gầy, sút cân rõ rệt; mệt mỏi, chán ăn, hoặc cảm giác ậm ạch khó tiêu.

  • Buồn nôn, nôn. Ngoài ra, trong dịch nôn của bệnh nhân còn xuất hiện máu với mùi hôi tanh khó chịu.

  • Đi ngoài phân đen.

  • Sờ thấy u ở bụng.

  • Đau trướng bụng, nhất là vùng trên rốn. Trong nhiều trường hợp, thuốc giảm đau không còn tác dụng với bệnh nhân.

  • Biểu hiện xuất huyết dạ dày diễn ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến cơ thể mất nhiều máu, da xanh xao, yếu ớt.

  • Thực hiện chẩn đoán thăm dò nhận thấy sự xuất hiện của các khối u tại thượng vị. Khối u này thường lộ rõ sau khi ăn và di chuyển theo nhịp thở của cơ thể. Theo thời gian, các khối u thực hiện quá trình xâm lấn sang các vùng lân cận và không còn khả năng di chuyển.

  • Bệnh chuyển biến nghiêm trọng gây thủng dạ dày sẽ dẫn đến tình trạng bụng cứng như gỗ cần cấp cứu kịp thời.

  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện một số biểu hiện ngoài đường tiêu hóa như: gan to bất thường, có thể chứa các khối u do quá trình di căn, tràn dịch màng bụng, màng phúc mạc xuất hiện khối u có thể sờ được,...

Khối u ở dạ dày phát triển dần theo thời gian và xâm lấn các vùng lân cận

2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Ung thư dạ dày là bệnh lý có thể bắt gặp ở mọi đối tượng trong mọi độ tuổi khác nhau do quá trình sinh hoạt không lành mạnh hoặc do sự tác động của các yếu tố tiêu cực đến sức khỏe. Có thể phân chia thành 3 nhóm yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:

Yếu tố y tế

  • Cơ thể bị xâm nhập, tấn công bởi vi khuẩn Helicobacter Pylori: loại vi khuẩn này khi xâm nhập sẽ gây viêm loét dạ dày, gây hại nghiêm trọng đến chức năng của niêm mạc dạ dày, từ đó hình thành những tổn thương tiền ung thư.

  • Polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc, dị sản ruột,... được xem là nhóm bệnh có nguy cơ cao dẫn đến ung thư dạ dày nếu không sớm tiến hành điều trị.

  • Chế độ ăn uống ít rau quả, trái cây, thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối, dầu mỡ, thức ăn không được bảo quản đúng cách,... là những tác nhân thuận lợi cho quá trình hình thành ung thư dạ dày.

  • Viêm dạ dày mãn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày.

Yếu tố di truyền

  • Theo mối quan hệ huyết thống trong gia đình có người từng bị ung thư dạ dày.

  • Di truyền một số hội chứng như: hội chứng Polyp, hội chứng Peutz - Jeghers,...

Yếu tố môi trường

Đối tượng làm việc thường xuyên tiếp xúc với các tia bức xạ hoặc trong ngành cao su, khai thác than,... sẽ có nguy cơ mắc ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng cao hơn so với người bình thường.

Chế độ ăn uống nên bổ sung nhiều rau xanh để nâng cao và bảo vệ sức khỏe

3. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Mỗi cá nhân ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu ung thư dạ dày cần đến ngay cơ sở y tế uy tín, chất lượng để có thể tiến hành kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ có chuyên môn sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng và chỉ định phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày phù hợp.

Nội soi thực quản dạ dày

Đây được xem là phương pháp tốt nhất, được nhiều người áp dụng trong việc phát hiện ra những tổn thương có nghi ngờ liên quan đến ung thư dạ dày. Thông qua hình ảnh nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô nhỏ tại vùng tổn thương để thực hiện xác định chẩn đoán.

Ngoài ra, phương pháp nội soi thực quản dạ dày còn giúp phát hiện những đối tượng đang có nguy cơ đối diện với ung thư dạ dày như: nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori, viêm chuyển sản ruột tại dạ dày, viêm teo dạ dày,... Qua đó, bác sĩ sẽ có những chỉ định thích hợp để điều trị và kiểm soát triệu chứng bệnh.

Sinh thiết

Trong quá trình nội soi, một mẫu mô từ vùng tổn thương sẽ được lấy ra và tiến hành phân tích bằng kỹ thuật phù hợp. Thông thường, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ thực hiện các quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Nếu có dấu hiệu ung thư dạ dày, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiến hành thêm một số xét nghiệm liên quan để xác định giai đoạn.

Nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ để có thể kịp thời phát hiện những bất thường của cơ thể. Sớm nhận biết được dấu hiệu ung thư dạ dày là giải pháp quan trọng, cần thiết để mỗi cá nhân có thể chủ động bảo vệ sức khỏe. Nếu cần đặt lịch thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, vui lòng liên hệ số Hotline 1900 56 56 56.

BVK - Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hoá phổ biến ở Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, ung thư dạ dày là 1 trong 10 bệnh ung thư thường gặp ở nước ta trong những năm gần đây.

Những đối tượng “nguy cơ” mắc ung thư dạ dày

- Hút thuốc lá: là một trong những thói quen mà đa số người mắc ung thư dạ dày vẫn duy trì sử dụng. Tại bệnh viện K hầu hết nam giới mắc ung thư dạ dày đều sử dụng thuốc lá. Đây có thể xem là yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này.

- Nam giới tuổi trên 40: Trong số những người mắc ung thư dạ dày, có tới 96% là người ở độ tuổi từ 40 trở lên. Nam giới có tỉ lệ cao khoảng hơn gấp đôi so với phụ nữ mắc ung thư dạ dày.

- Thói quen ăn uống mặn, đồ nướng, chiên ..: những thực phẩm được chế biến như hun khói, thức ăn ngâm tẩm, muối, món ăn chứa lượng muối cao thường có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người có thói quen ăn uống nhạt và thanh đạm.

- Những người mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa: ung thu dạ dạy thường gặp ở người đã có bệnh dạ dày từ trước, như tiền sử đã từng bị phẫu thuật dạ dày, đau, viêm loét dạ dày lâu năm, bệnh nhiễm vi khuẩn HP [Helicobacter pylori].

- Di truyền: Nếu trong gia đình từng có thành viên có tiền sử bị bệnh ung thư, thì nguy cơ tự bị mắc ung thư liên quan sẽ có tỉ lệ cao hơn.

- Bệnh nhân hoặc tiền sử gia đình có polyp tuyến có tính chất gia đình[FAP]; mắc hội chứng Lynch; hội chứng Peutz-Jeghers; hội chứng Juvenile polyposis cũng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.

- Ngoài ra những người tăng sản hoặc polyp tuyến dạ dày, thiếu máu nghi ngờ ác tính, dị sản ruột tại dạ dày cũng không thể “làm ngơ” với căn bệnh ung thư này.

Sau đây là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày bạn cần lưu ý:

- Đầy tức bụng: Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày [đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị loét].

Chính vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn. Cảm giác nhanh no này có thể do khối u gây ra, nhưng cũng có thể do tình trạng không phải ung thư mà là đầy bụng - xảy ra khi một người có cảm giác rằng có thứ gì đó đang cản trở dạ dày của mình.

- Chán ăn: Mất cảm giác thèm ăn chắc chắn là một điều cần hết sức chú ý. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện này không đơn thuần chỉ là tiết lộ bạn đang gặp rắc rối với vị giác, tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra. Cho dù không phải lúc nào cũng đau bụng nhưng nếu có các khối u ở dạ dày thì cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn chán ăn. Mà các khối u này chính là yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày, do đó bạn không được chủ quan.

- Sut cân chưa rõ nguyên nhân, mệt mỏi: Sút nhiều cân trong thời gian ngắn, kèm theo cảm giác luôn no, chán ăn buồn nôn, mệt mỏi thì đó có thể là cảnh báo ung thư dạ dày.

- Nôn ra máu: khi nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày.

- Ợ chua, đầy bụng sau khi ăn: người bị ung thư dạ dày khi ăn xong có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn... Ợ nóng là một triệu chứng phức tạp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư [thường liên quan đến đau bụng hoặc đau vùng thượng vị] hoặc là yếu tố nguy cơ ung thư. Những người bị chứng ợ nóng có thể bị loét dạ dày tá tràng, có nghĩa là họ có nhiều axit trong dạ dày, điều này khiến họ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn.

- Đi ngoài phân màu bất thường: nếu bạn xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc trong phân thường xuyên có máu, việc này lặp lại thường xuyên thì rất có thể bạn đã mắc ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Nếu như thấy những dấu hiệu trên bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa ung thư dạ dày

- Hạn chế ăn đồ ăn mặn: Chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất cực độc gây ung thư.

- Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên: Qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư.

- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích: Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày.

- Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý: Ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E.

- Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.

Đặc biệt đừng quên khám tầm soát ung thư dạ dày hằng năm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Hãy liên hệ ngay với tổng đài tư vấn và hỗ trợ người bệnh của bệnh viện K

để đăng ký khám cá nhân hoặc theo đoàn! 

Video liên quan

Chủ Đề