Điểm khác biệt giữa hiệp ước Giáp Tuất 1874 và hiệp ước Nhâm Tuất 1862 là

Nam Kỳ lục tỉnh trở thành thuộc địa của Pháp

Sau cái chết của Francis Garnier, Philastre tiếp quản và trực tiếp xử lý sự việc rối ren ở Bắc kỳ, gấp rút đưa ra những quyết định khó khăn nhằm giải quyết hậu quả do Garnier manh động gây ra. Philastre hạ lệnh cho quân Pháp rút khỏi thành Hải Dương cuối tháng 12.1873, ký với Nguyễn Văn Tường bản thỏa hiệp ngày 5.1.1874 với nội dung rút quân khỏi Nam Định và Ninh Bình. Một bản thỏa hiệp khác được ký ngày 6.2.1874 về việc trả thành Hà Nội cho phía Đại Nam, ngày 12.2 phần lớn quân Pháp rút lui về Hải Phòng. Ngày 16.2, Philastre cùng Nguyễn Văn Tường lên tàu trở về Sài Gòn để chuẩn bị cho việc ký kết hiệp ước mới.

Bấy giờ, Hiệp ước 1862 mất hiệu lực, cộng thêm tình hình rối rắm ở Bắc kỳ sau sự cố Francis Garnier buộc triều đình Huế chấp nhận ký với phía Pháp một hiệp ước mới, còn gọi là Hiệp ước Giáp Tuất (1874) hoặc Hiệp ước Philastre. Hiệp ước chính trị này hình thành trên những thỏa thuận giữa đại diện phía Pháp là thông ngôn Philastre và đại diện phía triều đình Huế là Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường; được Dupré, Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường đặt bút ký ngày 15.3.1874 và bổ sung một hiệp ước thương mại khác ngày 31.8.1874 do Thống soái mới là Krantz đàm phán với Nguyễn Văn Tường.

Hiệp ước Giáp Tuất (22 điều) buộc triều đình Huế công nhận chủ quyền của Pháp tại Nam kỳ lục tỉnh, Pháp miễn cho Đại Nam khoản bồi thường chiến phí chưa trả (theo nội dung Hiệp ước 1862) là những điều khoản quan trọng. Ngoài ra còn có các nội dung về tự do tôn giáo, tự do hành đạo; tự do đi lại và thông thương trên thủy lộ sông Hồng; ba thương khẩu là Hà Nội, Ninh Hải (tỉnh Hải Dương) và Thị Nại (tỉnh Bình Định) được mở ra cho mậu dịch quốc tế, cho đặt thương điếm tại đây…; nước Pháp được phép thiết lập cơ sở ngoại giao do một đại biện lâm thời (Chargé d’affaires) người Pháp đứng đầu tòa Trú sứ đặt tại kinh đô Huế, ngược lại phía Đại Nam cũng đặt một lãnh sự ở Sài Gòn.

Mặt khác, điều khoản về vấn đề ngoại giao cũng buộc chính sách đối ngoại của Đại Nam phải phù hợp với chính sách ngoại giao của Pháp, tức gián tiếp hủy bỏ quan hệ lệ thuộc trước đó giữa triều đình Huế và nhà Thanh nhằm tách chư hầu Đại Nam khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa.

Mục lục

  • 1 Nguyên nhân ký hiệp ước
  • 2 Tình hình
  • 3 Nội dung
  • 4 Chú thích
  • 5 Tham khảo
  • 6 Xem thêm

Mục lục

  • 1 Nguyên nhân
  • 2 Diễn biến
  • 3 Các điều khoản quan trọng
  • 4 Sau khi ký kết
  • 5 Nhà Nguyễn cử sứ thần đi Pháp xin chuộc đất
  • 6 Trong các sử liệu
    • 6.1 Trong sử nhà Nguyễn
    • 6.2 Trong sách Pháp
    • 6.3 Trong sách Việt
  • 7 Chú thích
  • 8 Sách tham khảo

Nguyên nhânSửa đổi

Bản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh giai đoạn (1841-1862).

Theo sử liệu thì nguyên nhân triều đình Tự Đức phải ký kết hiệp ước là vì lúc đó ở Bắc Kỳ có các cuộc nổi dậy đang đánh phá dữ dội (đáng kể nhất là của: Tạ Văn Phụng và Cai Tổng Vàng, Nông Hùng Thạc)...mà trong Nam Kỳ thì thực dân Pháp đã đánh chiếm được bốn tỉnh là: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long[4].

Sau khi so sánh hai mối nguy, triều đình Tự Đức bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn giảng hòa với thực dân, để có thể đưa đại quân ra tiêu diệt các cuộc nổi dậy ở đất Bắc đang uy hiếp ngai vàng của dòng họ Nguyễn[5].

Diễn biếnSửa đổi

Theo sử gia Phạm Văn Sơn, thì:

Theo G. Taboulet[7] thì tàu Forbin đưa sứ bộ rời Huế vào ngày 28 tháng 5 năm 1862, đến Sài Gòn vào ngày 3 tháng 6 năm 1862, qua ngày 5 tháng 6 năm 1862 (9 tháng 5 âm lịch năm Nhâm Tuất) thì hai bên ký bản hòa ước trên tàu chiến Duperré của Pháp đậu ở bến Sài Gòn.

Ký hòa ước xong, triều đình phái Phan Thanh Giản làm tổng đốc Vĩnh Long, Lâm Duy Hiệp làm tuần phủ Khánh Thuận, để giao thiệp với các quan nước Pháp ở Gia Định.

Tháng 2 năm Quý Hợi (1863), thiếu tướng Bonard và đại tá Palanca ra Huế gặp vua Tự Đức để công nhận sự giảng hòa của ba nước. Xong rồi thiếu tướng Bonard về Pháp nghỉ, Chuẩn đô đốc La Grandière sang thay.

Bấy giờ nước Tây Ban Nha cũng nhường quyền lấy đất làm thuộc địa cho nước Pháp, chỉ nhận tiền binh phí và quyền được cho giáo sĩ đi giảng đạo mà thôi.

Hiệp ước Nhâm Tuất tồn tại cho đến ngày 15 tháng 03 năm 1874, thì bị thay thế bằng Hoà ước Giáp Tuất 1874, theo chiều hướng có lợi cho Pháp hơn nữa.