Gãy weber là gì

Khớp cổ chân hay còn gọi là mắt cá chân là 1 khớp mộng giữa xương chày, xương mác và xương sên. Khớp cổ chân được giữ vững bởi gọng chày mác và hệ thống dây chằng. Mọi di lệch dù là nhỏ nhất thấy được trên phim x-quang, hoặc di lệch trục đều đưa đến phá hủy mặt sụn và trong 1 thời gian dài sẽ mài mòn sụn, đưa đến đau dai dẳng và thoái hóa khớp

Gãy weber là gì

I) Phân loại gãy 2 mắt cá chân: Theo bảng phân loại của Weber:

1. Weber A: Mắt cá ngoài gãy ngang, dưới hay ngang mức trần chày, mắt cá trong không gãy hoặc gãy chéo, mắt cá sau có thể gãy hoặc không. Trường hợp này, dây chằng delta và khớp chày-mác dưới màng liên cốt không bị tổn thương.

2. Weber B: Mắt cá ngoài gãy chéo xắn từ dưới lên trên, đường gãy từ bờ trước-trong đến bờ sau-ngoài của xương mác. Phía mắt cá trong luôn luôn bị tổn thương: Hoặc đứt dây chằng denta hoặc gãy mắt cá trong thấp hơn trần chày. Dây chằng chày-mác dưới bị đứt hoặc bong nơi bám trong 50% các trường hợp. Mắc cá sau có thể gãy hoặc không.

3. Weber C: Xương mác bị gãy cao hơn, gãy chéo hoặc nhiều mảnh. Luôn luôn có tổn thương gãy mắt cá trong (hoặc đứt dây chằng denta), dây chằng chày-mác dưới chắc chắn bị đứt hoặc bong nơi bám, màng liên cốt bị rách từ dưới đến ngang vị trí gãy của xương mác. Mắc cá sau có thể gãy hoặc không.

II) Điều trị bảo tồn gãy 2 mắt cá chân:

Chỉ định điều trị bảo tồn gãy 2 mắt cá chân : Điều trị bảo tồn thường được áp dụng cho các trường hợp gãy Weber A, Weber B nhưng ổ gãy còn vững. Đối với Weber B có mảnh rời không vững và Weber C rất dễ bị di lệch thứ phát, vì vậy cần cân nhắc đến chỉ định phẫu thuật.

Khớp cổ chân là khớp chịu lực và cần sự mềm dẻo khi đi. Sự vững của phớp phụ thuộc vào độ vững của gọng chày-mác và hệ thống dây chằng. Do đó điều trị bảo tồn gãy 2 mắt cá chân cần phải nắn chỉnh hoàn toàn các di lệch của xương gãy, phục hồi được mặt khớp, bất động vững chắc để tránh di lệch thứ phát, nhằm đạt được sự lành xương và phục hồi cơ năng tốt.

Điều trị bảo tồn gãy 2 mắt cá chân gồm:

1. Nắn hết các di lệch xương gãy: Nắn ngay trong vài giờ đầu sau chấn thương là dễ thành công nhất. Trong trường hợp cổ chân sưng nề nhiều, hoặc có nốt phỏng nước, thì đặt nẹp cẳng-bàn chân và kê chân cao vài ngày để giảm bớt sưng nề sau đó mới nắn.

2. Bó bột: Khi bó bột cần chú ý bột phía trên ngang lồi củ chày, phía ngoài trên chỏm xương mác để tránh chèn ép thần kinh hông khoeo ngoài. Bột mặt lòng bàn chân đến hết đầu ngón chân, bột mặt mu bàn chân đến hết vùng kẽ ngón. Cần nhớ ghi chép đầy đủ các thông số trên bột.

3. Kiểm tra x-quang sau khi bó bột: Chụp x-quang 2 bình diện: Thẳng (cổ chân xoay trong 15-200), và bình diện nghiêng. Nếu thấy không tốt phải nắn lại.

4. Theo dõi khi bệnh nhân (BN) mang bột:

– Tất cả Bn sau khi bó bột đều được tái khám sau 1 tuần. Trong 2 tuần đầu cần theo dõi lỏng bột, chèn ép bột và điều chỉnh các di lệch thứ phát, nếu mắt cá trong di lệch quá nhiều do chèn ép phần mềm hoặc gọng chày-mác toác rộng thì nên đề nghị mổ để kết hợp xương.

– Tái khám sau 4-6 tuần: Kiểm tra bằng lâm sàng và x-quang, nếu tốt sẽ cho cắt bột và thay bằng nẹp AirCast để BN tập khớp cổ chân.

5. Tập vật lý trị liệu:

– Đối với Weber A: Cho BN tập đi bằng 2 nạng chịu sức nặng sớm ở tuần thứ 3 sau bó bột lần đầu.

– Đối với Weber B: Sau 3 hoặc 4 tuần thay bột cho BN tập đi bằng 2 nạng chịu sức nặng 1 phần ở tuần thứ 4.

Tập vận động khớp cổ chân khi thay bột bằng nẹp AirCast.

III) Điều trị phẫu thuật gãy 2 mắt cá chân:

Gãy weber là gì

Gãy weber là gì

VI)Đánh giá kết quả điều trị: Dựa vào bảng điểm của Weber:

I

ĐAU

A

Không đau (bình thường).

B

Đau nhẹ khi hoạt động quá mức.

C

Đau vừa khi hoạt động bình thường.

D

Đau khi đứng.

E

Đau khi nghỉ ngơi.

II

ĐI BỘ

A

Đi bộ bình thường (bình thường).

B

Bình thường nhưng bị giới hạn ở 1 số hoạt động gắng sức.

C

Khập khiễng nhẹ.

D

Mất khả năng 1 phần.

E

Mất khả năng hoàn toàn và phải đổi nghề.

III

HOẠT ĐỘNG

A

Làm việc tốt như trước (bình thường).

B

Có thể làm việc ^ nhưng bị giới hạn ở 1 vài h.động gắng sức.

C

Làm việc bình thường nhưng rất giới hạn.

D

Mất khả năng 1 phần.

E

Mất khả năng hoàn toàn và phải đổi nghề.

IV

X QUANG

A

Giải phẫu hoàn hảo, không thoái hóa khớp (bình thường).

B

GP hoàn hảo, vôi hóa nhẹ các d.chằng, không thoái hóa khớp.

C

Di lệch ở phía trong.

D

Di lệch phía ngoài kèm thoái hóa khớp.

E

Di lệch mặt khớp kèm thoái hóa khớp.

V

CHỨC NĂNG CỔ CHÂN

A

Hai bên tốt như nhau (bình thường).

B

Mất vận động 100.

C

Mất vận động hơn 100, nhưng gấp mặt lưng đến được 50.

D

Mất vận động hơn 100, nhưng gấp mặt lưng có thể đến 50.

E

Bàn chân không thể gấp-duỗi.

VI

KHỚP DƯỚI SÊN

A

Hai bên tốt như nhau (bình thường).

B

Giảm nhẹ.

C

Giới hạn dưới 50% so với bên lành.

D

Giới hạn hơn 50% so với bên lành.

E

Mất vận động.

Tốt: Khi không có mục bất thường.
Khá: Có 1 hoặc 2 mục bất thường, nhưng không phải IVC, IVD, IVE.
Xấu: Có 1 trong các mục IVC, IVD, IVE , hoặc có 3 mục bất thường.