Giai đoạn nhận thức diễn ra trên cơ sở sự tác động trực tiếp của các sự vật lên các giác quan của con người là giai đoạn nhận thức nào?

Nhận thức là một trong những đặc điểm riêng biết của con người, xuất hiện hầu hết trong các hoạt động sống của con người. Vậy nhận thức là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Giai đoạn nhận thức diễn ra trên cơ sở sự tác động trực tiếp của các sự vật lên các giác quan của con người là giai đoạn nhận thức nào?

1.Khái niệm

Theo quan điểm triết học của Mác – Lênin, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng các hiện thực khách quan vào bộ não của con người. Những hiện thực khách quan này có tính tích cực, sáng tạo, năng động và được hình thành dựa trên cơ sở thực tiễn. 

2.Các giai đoạn của nhận thức

Giai đoạn nhận thức cảm tính

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, phản ánh các thuộc tính bên ngoài thông qua tri giác và cảm giác. Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ sử dụng các giác quan để tác động vào sự việc, sự vật và nắm bắt nó. 

Nhận thức cảm tính gồm có các hình thức như sau: 

  • Cảm giác: Hình thức nhận thức này sẽ phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật khi chúng tác động trực tiếp đến các giác quan của chúng ta. Thông qua cảm giác, những năng lượng kích thích bên ngoài sẽ được chuyển hóa thành ý thức. 
  • Tri giác: Tri giác giúp phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi nó tác động trực tiếp vào giác quan của con người. Tri giác bao gồm những thuộc tính đặc trưng và cả không đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Thế nhưng, nhận thực đòi hỏi con người cần phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu không phải. Thậm chí, chúng ta cần phải nhận thức được sự vật ngay cả khi nó không tác động lên chúng ta. Vì vậy, nhận thức không chỉ dừng lại ở tri thức mà cần phải vươn xa hơn nữa.
  • Biểu tượng: giúp phản ánh tương đối hoàn chỉnh về sự vật do chúng ta có thể hình dung lại sự vật khi nó không tác động vào giác quan của ta. Hình thức cảm nhận này được hình bởi sự phối hợp và bổ sung lẫn nhau giữa các giác quan và có sự tham gia của các yếu tố tổng hợp, phân tích. Vì vậy, biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng của sự vật. 

Giai đoạn nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính còn được gọi là tư duy trừu tượng, phản ánh bản chất của sự việc. Gồm có: 

  • Khái niệm: Đây là kết quả của sự khái quát, tổng hợp các thuộc tính, đặc điểm của sự vật. Khái niệm sẽ phản ánh những đặc tính về bản chất của sự vật, vừa có tính khách quan lại có tính chủ quan. Khái niệm thường xuyên vận động và phát triển, là cơ sở để hình thành nên các phán đoán và tư duy khoa học. 
  • Phán đoán:Thông qua các khái niệm, phán đoán sẽ được hình thành để khẳng định hoặc phủ định về một đặc điểm nào đó của đối tượng. 

Phán đoán được chia thành 3 loại sau: phán đoán đơn nhất (bạc có khả năng dẫn điện), phán đoán đặc thù (bạc là kim loại) và phán đoán phổ biến (kim loại có khả năng dẫn điện). Trong đó, phán đoán phổ biến được xem là cách thức phản ánh sự vật một cách bao quát và rộng lớn nhất. 

Tuy nhiên, phán đoán chỉ giúp con người nhận thức được mối liên quan giữa cái đơn giản với phổ biến nhưng không thể biết được mối liên hệ giữa cái đơn giản nhất trong các phán đoán khác nhau,…. Điều này chưa đáp ứng đủ yêu cầu nhận thức của con người. 

  • Suy luận: Suy luận được hình thành thông qua việc liên kết các phán đoán lại với nhau để đưa ra kết luận và tìm ra tri thức mới. Tùy theo các kết hợp cách phán đoán theo trật từ nào thì chúng ta sẽ có hình thức suy luận khác nhau, phổ biến nhất vẫn là suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp. Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng giúp con người phát hiện ra tri thức mới đúng đắn và nhanh chóng. 

Giai đoạn nhận thức trở về thực tiễn

Đây là giai đoạn kiểm nghiệm xem tri thức đó là đúng hay sai. Vì vậy, thực tiễn được coi là mục tiêu, là động lực của nhận thức. Mục đích của nhận thức không chỉ giải thích mà còn có chức năng định hướng thực tiễn.

3.Vai trò của nhận thức là gì?

Nhận thức đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của con người. Nhờ có nhận thức mà con người nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng. Đồng thời, nhận thức mang đến cho con người nguồn tri thức khổng lồ và giúp con người tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống quý báu. 

4.Có những loại nhận thức nào?

Chủ nghĩa duy vật Mác – Lênin đã chỉ ra các loại nhận thức sau: 

Theo trình độ thâm nhập bản chất của đối tượng 

  • Nhận thức kinh nghiệm: Được hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội trong các thí nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm gồm có: tri thức kinh nghiệm thông thường (hình thành từ sự quan sát trong cuộc sống thực tiễn) và tri thức kinh nghiệm khoa học (hình thành từ các thí nghiệm khoa học). 
  • Nhận thức lý luận: Đây là nhận thức trừu tượng, khái quát về bản chất cũng như các quy luật của sự vật hiện tượng. Nhận thức lý luận mang tính gián tiếp vì nó được hình thành dựa trên cơ sở của nhận thức kinh nghiệm nhưng thể hiện chân lý sâu sắc và chính xác hơn. 

Dựa theo tính tự phát/ tự giác xâm nhập bản chất của sự vật

  • Nhận thức thông thường: Được hình thành một cách tự phát thông qua các hoạt động thường ngày của con người. Nhận thức thông thường sẽ phản ánh chi tiết, cụ thể các đặc điểm của sự vật, hiện tượng. 
  • Nhận thức khoa học: Được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ những đặc điểm, bản chất của sự vật. Nhận thức khoa học có tính khách quan, trừu tượng, có tính khái quát, có căn cứ và có tính chân thực. 

5.Một số câu hỏi thường gặp

Tâm lý học nhận thức tiếng anh là gì?

Tâm lý học nhận thức tiếng anh là Cognitive Psychology

Một số yếu tố quan trọng trong tâm lý học nhận thức

  • Sự không hài lòng với cách tiếp cận theo chủ nghĩa hành vi khi nhấn mạnh đơn giản vào hành vi bên ngoài hơn là các quá trình bên trong.
  • Sự phát triển của các phương pháp thí nghiệm tốt hơn.
  • So sánh giữa con người và máy tính xử lý thông tin .

Lịch sử hình thành

  • Kohler (1925) đã xuất bản một cuốn sách tên là The Mentality of Apes . Trong đó, ông báo cáo các quan sát cho thấy rằng động vật có thể thể hiện hành vi sâu sắc. Ông bác bỏ chủ nghĩa hành vi để ủng hộ một cách tiếp cận được gọi là tâm lý học Gestalt.
  • Norbert Wiener (1948) xuất bản Điều khiển học hay Điều khiển và Giao tiếp trong Động vật, Máy móc, giới thiệu các thuật ngữ như đầu vào và đầu ra.
  • Tolman (1948) nghiên cứu về bản đồ nhận thức – huấn luyện chuột trong mê cung, cho thấy rằng động vật có biểu hiện bên trong của hành vi.
  • Sự ra đời của Tâm lý học Nhận thức thường bắt nguồn từ cuốn “ The Magical Number 7 Plus or Minus 2 ” của George Miller (1956) .
  • Sự phát triển của Newell và Simon (1972) về Trình giải quyết vấn đề chung.
  • Năm 1960, Miller thành lập Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức tại Harvard cùng với nhà phát triển nhận thức nổi tiếng, Jerome Bruner.
  • Ulric Neisser (1967) xuất bản cuốn ” Cognitive Psychology” , đánh dấu sự khởi đầu chính thức của phương pháp tiếp cận nhận thức

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được thế nào là nhận thức. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Ngoài ra liên quan đến chủ đề trên bạn đọc có thể tham khảo các bài viết khác như ý thức là gì và đoàn kết là gì củchúng tôi. Như vậy, bài viết trên đây của Luật ACC đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin giải đáp cùng các vấn đề xoay quanh. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, cần thiết, giúp cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này có thể hiểu rõ hơn về nhận thức.