Giao dịch viên ngân hàng là làm gì

Trong nhiều năm qua, các ngành học về kinh tế, tài chính, ngân hàng vẫn luôn là những ngành hot. Có thể là vì môi trường làm việc trong các ngân hàng khá tốt, mức lương khởi điểm cao và đặc biệt là các khoản thưởng "khủng" mỗi năm khiến mọi người nỗ lực, cạnh tranh để có thể xin vào làm việc. Khi nói đến việc làm ngành ngân hàng, vai trò đầu tiên mà đa số mọi người nghĩ đến là giao dịch viên ngân hàng, vậy bạn sẽ cần học gì ra để làm công việc này?

Việc làm Giao Dịch Viên ngân hàng

Trở thành Giao dịch viên ngân hàng cần học ngành gì, trường nào tốt?

I. Giao dịch viên ngân hàng làm gì?

Giao dịch viên ngân hàng làm việc trong các quầy giao dịch của ngân hàng, phụ trách hầu hết các công việc hỗ trợ khách đến ngân hàng như đón tiếp, giúp chuyển tiền, rút tiền, mở thẻ, thu hộ, hạch toán giao dịch, v.v. Về cơ bản, giao dịch viên ngân hàng tư vấn và cung cấp thông tin, giải quyết vấn đề giúp khách đến giao dịch bằng nghiệp vụ ngân hàng, trả lời các thắc mắc của họ và giúp họ thực hiện các yêu cầu chính đáng.
Công việc của giao dịch viên ngân hàng cần sự đa nhiệm vì bạn vừa làm việc như một người bán hàng, vừa chăm sóc khách hàng và cung cấp cho họ dịch vụ tốt nhất. Áp lực với vị trí này cũng khá lớn và ngân hàng chỉ tuyển những người có bằng cấp, có kỹ năng và nghiệp vụ.

II. Học gì ra làm giao dịch viên ngân hàng?

Muốn làm giao dịch viên ngân hàng, bạn phải có bằng cấp phù hợp và dĩ nhiên, những người tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng là phù hợp nhất. Các ngân hàng hiện nay có thể chấp nhận giao dịch viên có bằng cao đẳng trở lên, đúng chuyên ngành. Chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng khối ngành Tài chính - Ngân hàng cung cấp cho bạn những kiến thức đầy đủ về ngân hàng, cơ chế và nguyên tắc hoạt động, quy trình nghiệp vụ tiêu chuẩn, các cơ hội thực hành và rèn luyện kỹ năng, đủ để bạn có thể xử lý các giao dịch cơ bản ngay từ khi mới tốt nghiệp. Điểm đầu vào các các ngành này thường khá cao, yêu cầu khả năng tư duy nhanh và giỏi Toán, giỏi tính toán, làm việc với các con số. Vậy những người không học Tài chính - Ngân hàng liệu có cơ hội nào để xin việc giao dịch viên ngân hàng hay không? Câu trả lời là bạn vẫn có thể làm được với điều kiện học các ngành liên quan như Kế toán, Kiểm toán nhưng cơ hội việc làm sẽ không nhiều, phụ thuộc vào chính sách của các ngân hàng cụ thể. Nguyên nhân là vì khi tuyển nhân sự trái ngành, họ sẽ phải đào tạo từ đầu nghiệp vụ ngân hàng. Do vậy, tốt nhất là bạn có bằng cấp các chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng nếu muốn xin làm giao dịch viên ngân hàng.

Ngoài ra, mỗi ngân hàng cũng có chương trình thi riêng cho ứng viên muốn làm giao dịch viên. Bạn có thể tìm hiểu trên các diễn đàn để nghe về kinh nghiệm và chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi xin việc của mình.

Giao dịch viên là một trong những vị trí công việc quan trọng nhất trong mỗi ngân hàng bởi họ là những người làm việc và tương tác trực tiếp với khách hàng. Công việc của họ là hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính như chuyển tiền, vay vốn, gửi tiết kiệm, mở thẻ,... Giao dịch viên ngân hàng phải có vốn kiến thức toàn diện về hệ thống, cơ chế hoạt động và chính sách của ngân hàng nơi mà họ đang làm việc.

Việc làm Giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên ngân hàng cần đảm nhận nhiệm vụ gì?

I. Mô tả công việc của giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên là hình ảnh của ngân hàng và chịu trách nhiệm tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Họ phải giúp cho khách hàng cảm thấy an toàn khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình, giải đáp thắc mắc của khách hàng và giới thiệu dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng.
Mục tiêu của họ là cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất để họ tiếp tục sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình cho tất cả mọi giao dịch tài chính. Khác với công việc của giao dịch viên bưu điện hay giao dịch viên Viettel, mô tả công việc giao dịch viên ngân hàng bao gồm:

  • Nhận và kiểm đếm tiền mặt trước mỗi ca làm việc.
  • Tiếp nhận, xử lý tiền gửi từ khách hàng; kiểm tra tính chính xác của các phiếu gửi tiền.
  • Xử lý yêu cầu rút tiền mặt của khách hàng.
  • Thực hiện các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng khác như các lệnh chuyển tiền, đổi ngoại tệ,...
  • Cung cấp dịch vụ cho khách hàng như mở thẻ ngân hàng, mở tài khoản,...
  • Nhận và xác minh thanh toán khoản vay, thanh toán thế chấp và thanh toán hóa đơn.
  • Ghi lại tất cả các giao dịch một cách kịp thời, chính xác theo đúng quy trình, thủ tục ngân hàng.
  • Cân đối tiền và séc sẵn có vào cuối ca làm việc.
  • Giải đáp các thắc mắc liên quan đến dịch vụ mở tài khoản tiết kiệm, cho vay tài chính cá nhân và các dịch vụ khác của ngân hàng.
  • Giải quyết các vấn đề và sự cố với tài khoản của khách hàng.
  • Giải đáp, tư vấn và góp phần quảng bá dịch vụ ngân hàng tới khách hàng.
  • Tìm kiếm cơ hội giới thiệu và phát triển các dịch vụ ngân hàng.
  • Đảm bảo tuân thủ tất cả các quy định kiểm soát nội bộ, các chính sách và quy trình làm việc đã thiết lập trong ngân hàng.

Kỹ năng giao dịch viên ngân hàng cần có

II. Giao dịch viên ngân hàng cần những kỹ năng gì?

Để trở thành một giao dịch viên ngân hàng, bên cạnh việc được đào tạo các nghiệp vụ bài bản qua trường lớp, bạn còn cần phải có những kỹ năng như:

  • Kỹ năng quản lý tiền mặt.
  • Khả năng cung cấp dịch vụ khách hàng.
  • Kỹ năng máy tính và tin học văn phòng.
  • Khả năng tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm trong quá trình làm việc.
  • Kỹ năng tính toán tốt.
  • Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp tốt.
  • Cẩn thận và tỉ mỉ.
  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.
  • Quyết đoán và có thể giải quyết vấn đề nhanh gọn.
  • Trung thực và đáng tin cậy.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.
  • Khả năng chịu áp lực công việc cao.

Giao dịch viên ngân hàng là những người có kỹ năng giao tiếp tốt, bình tĩnh trước mọi tình huống và luôn sẵn lòng trả lời bất cứ câu hỏi nào từ phía khách hàng. Họ cũng phải là người thông minh, có kỹ năng tính toán tốt và đáng tin cậy do được nắm giữ số lượng tiền và thông tin cá nhân khách hàng cực lớn.
Để ứng tuyển việc làm giao dịch viên ngân hàng, các bạn không thể bỏ qua những mẫu CV xin việc giao dịch viên ngân hàng được cập nhật chi tiết và đầy đủ trên Joboko.com. Hãy tìm hiểu và tạo cho mình một bản CV hoàn thiện với đầy đủ thông tin, thể hiện được sự chuyên nghiệp cũng như chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng nhất nhé.

CV xin việc giao dịch viên ngân hàng

Vì những yêu cầu đề cập bên trên mà phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng được coi là một trong những cuộc phỏng vấn căng thẳng nhất. Nhà tuyển dụng sẽ không ngừng đặt ra các câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng hóc búa để tìm ra điểm mạnh của ứng viên. Chính vì vậy, bạn hãy trang bị cho mình kỹ năng phỏng vấn tốt để chinh phục được nhà tuyển dụng nhé. Một số việc làm ngành ngân hàng bạn cũng nên tìm hiểu để có nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho mình.

Top việc làm ngành Ngân hàng

MỤC LỤC:
I. Mô tả công việc của giao dịch viên ngân hàng
II. Giao dịch viên ngân hàng cần những kỹ năng gì?

Được “bước chân” vào ngân hàng nói chung và trở thành một Bank Teller nói riêng là ước mơ của rất nhiều người. Nhưng giao dịch viên ngân hàng là gì? Bạn đã thực sự hiểu rõ về nghề nghiệp này chưa? Để trở thành một giao dịch viên chuyên nghiệp thì cần những kỹ năng cần thiết gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chân thực nhất về nghề Bank Teller.

1. Bank Teller là gì?

Dịch ra tiếng Việt từ này có nghĩa là giao dịch viên ngân hàng. Đây là những người đảm nhận vai trò tiếp xúc trực tiếp và đầu tiên với khách hàng khi đến thực hiện các giao dịch tại ngân hàng để giúp họ hoàn thành những giao dịch liên quan đến tiền bạc, tài chính.

Các nhân viên không chỉ có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng mà còn là người đại diện hình ảnh cho ngân hàng vì thế yêu cầu tuyển dụng đối với một Bank Teller tương đối khắt khe.


Giao dịch viên ngân hàng là gì?

2. Công việc của giao dịch viên ngân hàng cần phải làm

Công việc của giao dịch viên ngân hàng là gì? -  Không đơn giản chỉ là tiếp đón và hướng dẫn khách hàng đến giao dịch mà họ còn thực hiện nhiều công việc chuyên môn và nghiệp vụ khác. Đó cũng là lý do các ngân hàng thường yêu cầu về kinh nghiệm cũng như bằng cấp liên quan đối với vị trí này.

Cụ thể, các công việc cần phải làm đó là:

2.1. Tiếp đón và tiếp nhận nhu cầu của khách hàng

Đây là một trong những nhiệm vụ chính của một Bank Teller. Bởi với bất kỳ một giao dịch dù là khiếu nại, vay tiền, gửi tiền hay làm thẻ,... thì người đầu tiên mà khách hàng cần gặp cũng chính là người nhân viên này.

Người này chính là người đầu tiên đón tiếp khách hàng, lắng nghe những mong muốn và nhu cầu của khách hàng về các giao dịch tài chính. Đồng thời đây cũng là người đại diện ngân hàng để xây dựng hình ảnh, thương hiệu, uy tín thông qua cách phục vụ và xử lý công việc.

>>THAM KHẢO THÊMXEM THÊM

Chủ Đề