Hãy chọn đáp án đúng cho biết ý nghĩa của ou (organizational units) là gì?

BÀI 02 : ORGANIZATIONAL UNIT – DOMAIN GROUP & USER – JOIN TO DOMAIN

Tiếp theo bài 01 : DOMAIN CONTROLLER, hôm nay tôi sẻ hướng dẫn các bạn cách tạo một Organizational Unit [viết tắt là OU], Domain Group và Domain User. Ngoài ra, các bạn còn biết cách join một [hay nhiều] máy clients vào domain,

Nào chúng ta bắt đầu nhé,

Đầu tiên, chúng ta cần phân biệt giữa Local Group – Domain Group ; Local User và Domain User

****Local User****

Local user[s] là user[s] chỉ tồn tại trên chính máy client đó, user[s] đó chỉ có thể đăng nhập [logon] trên chính máy tính đó và sẻ không thể đăng nhập vào máy tính khác với user[s] đó,

****Domain User****

Domain user[s] là user[s] được tạo trên AD của máy tính đóng vai trò là 01 Domain Controller, domain user[s] có thể đăng nhập vào bất kì máy tính trong hệ thống mạng [với điều kiện, máy tính đó được join vào domain]

Đến đây, chúng ta đã phân biệt được sự khác nhau giữa local user[s] và domain user[s] rồi nhé

****Local Group****

– Cũng tương tự như local user, local group chỉ tồn tại trên máy tính đó, và để dễ quản lý, local group sẻ chứa những local user cùng nhóm [group] với mình

Vd: NhanSu_Group; KeToan_Group; KinhDoanh_Group; …

****Domain Group****

– Cũng tương tự như Domain user[s], domain group[s] tồn tại trên AD máy DC và chứa các domain user[s] tương ứng để giúp cho người quản trị hệ thống dễ quản lý

***Organization Unit***

Organizational Unit [đơn vị tổ chức] : đại diện cho một tổ chức đơn lẻ mà trong đó chứa nhiều đơn vị [phòng ban] trong tổ chức đó, hoặc được sử dụng để phân biệt giữa thành phần nào đó cùng tên nhưng khác đơn vị tổ chức [OU]. Ví dụ : user vietcuong trong OU IT và user VietCuong trong OU Instructor

– Một OU có thể chứa 01 hay nhiều OU khác, có thể chứa các domain groups và domain users

– Mục đích tạo một hay nhiều OU để sau này giúp cho người quản trị dễ dàng hơn trong việc quản lý, dễ triển khai công việc đến các domain user. Ví dụ : Deploy softwares [cài đặt từ xa và thực thi 01 cách tự động], tạo network drive, áp các chính sách của hệ thống [policies] cho các domain user[s]…

Nói dài dòng quá, bây giờ chúng ta bắt đầu thực hành nhé *_^

Đầu tiên các bạn đăng nhập vào domain vào bằng user Administrator với password =123 [password này do tôi đặt nhé,]

Hình 1

I. Đầu tiên ta tạo OU – Domain Group – Domain User bằng GUI [Graphic User Interface]

1] Tạo 01 OU

+ Vào Start / Programs / Administrative Tools / Active Directory Users and Computers

Hình 2

+ R.Click ispace01.net [tên miền của bạn] / New / Organizational Unit

Hình 3

+ Nhập tên OU cần tạo, tại đây tôi nhập tên LabMicrosoft

Hình 4

Và đây là hình tôi vừa tạo xong OU tên LabMicrosoft

Hình 5

Một OU có thể chứa các OU, các Group và các Users. Vì thế tại đây tôi tạo các OU con có tên : NhanSu và KeToan

+ R.Click OU LabMicrosoft / New / Organizational Unit

Hình 6

Lần lượt đặt tên là NhanSu và KeToan

Hình 7

Hình 8

Hình ảnh vừa tạo xong 02 OU trên

Hình 9

Tôi vừa hướng dẫn xong cách tạo 01 OU cha và các OU con rồi nhé,

2] Tạo Domain Group và Domain User

Ø Tạo Domain Group :

+ Vào Start / Programs / Adminitrative Tools / Active Directory Users and Computers

Note : Sau này, để vào Active Directory Users and Computers nhanh chóng ta có thể thực hiện

như sau : Start / Run / dsa.msc

+ R.Click tên OU chứa group sau khi tạo / New / Group

Hình 10

Tại ví dụ này tôi sẻ tạo một domain group có tên NhanSu

+ Đặt tên cho group cần tạo : NhanSu

Hình 11

+ Click OK để tạo group NhanSu

Ø Tạo Domain User :

+ R.Click vào OU NhanSu / New / User

Hình 12

+ Nhập tên user cần tạo tại First name và User logon name : NS1

Hình 13

+ Tiến hành đặt password cho user :

Hình 14

Note : Ý nghĩa của 04 thuộc tính của một domain user :

· User must change password at next logon : User phải thay đổi password tại lần đăng nhập đầu tiên, mục đích của người quản trị khi gán thuộc tính này để bảo mật giá trị password của từng user đang hoạt động trong hệ thống mạng

· User cannot change password : Người quản trị cấm user có thể thay đổi password của user

· Password never expires: Mặc định giá trị của một password sẻ tồn tại trong khoản thời gian là 42 ngày, và khi người quản trị muốn password này tồn tại mãi mãi và 01 domain không cần nhất thiết phải thay đổi password của mình thì người quản trị sẻ gán thuộc tình này cho domain user. Nhưng trong hệ thống, nếu muốn bảo mật người quản trị không nên gán thuộc tính này cho domain user nhằm giúp 01 domain thay đổi luân phiên password tránh việc mất cắp giá trị password [Những bài viết sau tôi sẻ trình bày nguy cơ bị mất giá trị password của user trong hệ thống, các bạn đón đọc nhé *_^]

· Account is disabled : 01 domain user bị gán thuộc tính này thì domain user đó sẻ không thể logon vào được domai, vì nhiều nguyên nhân mà người quản trị phải gán thuộc tính này cho domain user [vd : Khi user nghỉ việc, đi công tác, hoặc 01 vài lí do khác chẳng hạn]

· Ngoài ra, đối vơí 01 domain user, còn có thêm thuộc tính thứ 05 nữa, và thuộc tính đó là :Account is lockout [Account bị khóa, các bạn phải phân biệt giữa account is disabled và account is lockout nhé, và thuộc tính này tôi sẻ trình bày rõ hơn trong phần group policy, các bạn nhé !]

+ Đến đây, khi ta nhấn OK để tiến hành tạo một domain user thì các bạn sẻ nhận được một cảnh báo, và ý nghĩa của cảnh báo yêu cầu các bạn phải đặt password phức tạp, vì giá

trị password = 123 của các bạn đợc gọi là password đơn giản

Hình 15

Vậy thế nào là 01 password phức tạp nhĩ ?

Theo policy [chinh sách] của microsoft, 01 password được gọi là password phức tạp khi password hội đủ 03 trong 4 yêu cầu sau:

+ Chiều dài của password phải >=8 kí tự [yêu cầu bắt buộc]

+ Giá trị của password phải có chữ thường

+ Giá trị của password phải có chữ HOA

+ Giá trị của password phải có số [0,1,2…9]

+ Giá trị của password phải có kí tự đặc biệt

+ Giá trị của password phải có khoản trắng

Vd : Passw0rd

Chủ Đề