Tại sao lấy cao răng lại đau

Lấy cao răng không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ cho cái góc con người mà còn giúp ngăn ngừa được rất nhiều bệnh lý răng miệng. Vậy những lợi ích ấy là gì, ai nên/không nên lấy cao răng, có cần lưu ý gì khi loại bỏ cao răng không,... Tất cả những điều này sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao nên lấy cao răng

1.1. Cao răng là gì, hình thành như thế nào

Cao răng hay còn gọi là vôi răng là các mảng bám tích tụ và bị vôi hóa từ các hợp chất muối vô cơ có ở nước bọt và cặn mềm lâu ngày trở nên khô, cứng, bám rất chắc ở dưới mép lợi hoặc bề mặt của răng. Nói một cách dễ hiểu tức là sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ có một lớp màng mỏng bám lại phía trên bề mặt răng, nếu nó không được làm sạch thì vi khuẩn sẽ kéo đến và ngày càng dày lên tạo thành mảng bám, lâu dần, các mảng bám này tích tụ lại, vôi hóa và tạo ra cao răng.

1.2. Lý do nên lấy cao răng

Sở dĩ nên lấy cao răng là bởi:

- Vi khuẩn tích tụ lâu ngày ở đây sinh ra độc tố và gây viêm. Hậu quả của phản ứng viêm chính là hiện tượng tiêu xương răng khiến cho lợi mất chỗ bám và răng càng ngày càng dài ra, để lộ vùng xương răng không được bảo vệ. Chính vì điều ấy mà xảy ra hiện tượng ê buốt chân răng.

Mảng bám tích tụ lâu ngày hình thành cao răng là môi trường hoạt động của vi khuẩn

- Xương răng càng bị tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm bên trong xương càng ngắn lại khiến cho răng dễ dàng bị lung lay và quá trình tiêu xương vì thế trở nên nhanh hơn.

- Cao răng tồn tại lâu ngày có thể gây nên các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, nha chu, viêm tủy ngược dòng. Không những thế, vi khuẩn có trong mảng cao răng cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng, bệnh mũi họng và bệnh tim mạch.

2. Lợi ích mang lại và đối tượng nên/không nên thực hiện lấy cao răng

2.1. Những lợi ích thu được từ việc lấy cao răng định kỳ

Lấy cao răng là việc nên làm bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích:

- Sớm phát hiện bệnh lý răng miệng để kịp thời xử trí

Trước khi làm sạch và lấy cao răng, nha sĩ có thể chỉ định cho bạn chụp X-quang để kiểm tra chân răng, răng và xương hàm để đánh giá tình trạng nhiễm trùng, cấu trúc của xương hàm, khối u quanh cuống,...

- Phòng tránh sâu răng và bệnh về răng nướu

Lấy cao răng tức là loại bỏ được mảng bám trên răng. Mảng bám này nếu tích tụ lâu ngày rất dễ gây ra sâu răng. Sở dĩ nói như vậy là vì vi khuẩn có trong nó sẽ tạo ra axit ăn mòn men răng và chính là tác nhân gây ra sâu răng.

Mặt khác, sự tích tụ mảng bám lâu ngày còn tạo điều kiện cho vi khuẩn lây nhiễm sang nướu và phía dưới đường viền nướu. Nếu được làm sạch mảng bám này định kỳ thì nguy cơ nhiễm trùng và mắc bệnh ở nướu răng sẽ được loại bỏ.

- Ngừa hôi miệng

Mảng bám lâu ngày trên răng chính là nguy cơ tiềm ẩn gây ra hôi miệng bởi chúng là nơi tích tụ vi khuẩn có mùi. Khi lấy cao răng tức là bạn sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhờ đó mà vi khuẩn gây mùi cũng sẽ được loại bỏ.

Lấy cao răng giúp răng trở nên trắng, sạch, ngăn ngừa được bệnh viêm nhiễm răng lợi

- Cải thiện sức khỏe

Như đã nói ở trên, vi khuẩn tồn tại lâu ngày trên mảng bám ở răng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như bệnh tim, bệnh hầu họng, bệnh đường hô hấp dưới, bệnh nhiễm trùng nướu,... Vì thế, khi cao răng được loại bỏ tức là nguy cơ này cũng sẽ mất đi. Cụ thể như: bệnh nướu răng khiến cho vi khuẩn lây qua đường máu và gây viêm nội tâm mạc; bệnh viêm phổi hoặc viêm phế quản là do vi khuẩn trong miệng tấn công vào phổi;...

2.2. Ai nên lấy cao răng

Về cơ bản thì hầu hết tất cả mọi người đều nên lấy cao răng, nhất là các trường hợp sau:

- Người chưa đến kỳ lấy cao răng nhưng đã có cao răng.

- Người có nhiều vết dính ở trên hoặc phía dưới nướu và người có nhiều cao răng.

- Người bị viêm nha chu, viêm nướu do cao răng.

- Thai phụ có cao răng nên lấy cao răng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh răng miệng có liên quan đến thai kỳ như u nướu do thai nghén.

- Người có cao răng được chỉ định trám răng, nhổ răng, tẩy trắng răng,...

- Bệnh nhân xạ trị, phẫu thuật cần được vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi điều trị.

2.3. Ai không nên lấy cao răng

Mặc dù những lợi ích của việc lấy cao răng là không thể phủ nhận nhưng các trường hợp sau được khuyến cáo không nên lấy cao răng:

Người đang bị viêm nha chu không nên lấy cao răng

- Người đang bị viêm nha chu cấp, viêm nướu hay viêm nướu hoại tử cấp tính.

- Người không thể há miệng hay bị đau khi há miệng.

- Người không có khả năng thở bằng mũi hoặc không quen thở miệng.

- Người đang bị bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp trên nên không thể thở bằng mũi được.

- Người bị viêm tủy cấp không chịu được nước lạnh hay độ rung của đầu lấy cao răng.

- Bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng nha chu trầm trọng.

- Bị mắc bệnh qua đường nước bọt, sốt xuất huyết.

- Bị rối loạn đông máu.

- Người không có khả năng kiểm soát, không tự chủ được do mắc một số bệnh lý thần kinh cơ như: co giật cơ, động kinh,...

3. Một số điều cần lưu ý để lấy cao răng đạt được hiệu quả tốt nhất

Quá trình lấy cao răng diễn ra tương đối đơn giản và không hề có bất kỳ ảnh hưởng nào cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì, với một số đối tượng, cần lưu ý các vấn đề sau:

- Trẻ em dưới 10 tuổi không nên lấy cao răng vì răng còn chưa hoàn thiện hết, nếu lấy cao răng thì việc rung lắc và dùng các bước sóng rất dễ làm cho răng mới nhú mọc bị lệch ra khỏi cung hàm chuẩn.

- Những người đang mắc bệnh lý răng miệng cũng không nên lấy cao răng vì có thể gây bị đau nhức, chảy máu do răng miệng đã bị tổn thương từ trước đó.

- Thai phụ nếu lấy cao răng chỉ nên thực hiện vào 3 tháng giữa của thai kỳ, giai đoạn đầu và cuối thai kỳ không nên làm thủ thuật này để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi.

Bài viết trên đây hy vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho những ai đang có ý định thực hiện lấy cao răng nhưng chưa hiểu rõ về thủ thuật này. Nếu vẫn còn thắc mắc nào khác, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cụ thể.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phạm Thị Hiền - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Chải răng thông thường không thể lấy hết được vôi răng. Do đó, chỉ có thể làm sạch cao răng bằng cách điều trị nha khoa như cạo vôi răng, đánh bóng bằng dụng cụ chuyên biệt.

Cạo vôi răng [hay lấy cao răng] là làm sạch các mảng bám, vôi răng trên nướu rớt ra bằng cách sử dụng độ rung sóng siêu âm từ đầu của dụng cụ cạo vôi.

Nếu không cạo vôi răng định kỳ sẽ gây ra bệnh viêm nướu. Đây chính là giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu, nếu bệnh được điều trị kịp thời sẽ khỏi. Ngược lại, nếu tình trạng viêm nướu kéo dài thì khi đó các mô bị phân hủy, gây mủ, làm răng lung lay và dẫn đến rụng răng.

Với những người lấy cao răng lần đầu sẽ thấy ê răng [không đau], tuy nhiên, đến những lần sau thì cảm giác ê buốt răng không còn.

Ngoài ra, khi lấy cao răng có thể thấy chảy máu, việc chảy máu nhiều hay ít là tùy thuộc vào tình trạng cao răng và mức độ nhạy cảm của từng người. Sau khi lấy cao răng xong, nếu uống nước nóng hoặc lạnh sẽ khiến có cảm giác ê buốt. Và cảm giác này sẽ hết sau vài ngày.

Với những người mới lấy cao răng lần đầu thì có thể thấy ê răng

Khi bị cao răng, vôi răng, các nha sĩ thường khuyên nên đi cạo vôi và đánh bóng răng khoảng 6 tháng một lần. Đối với trường hợp bệnh nhân bị bệnh nha chu nặng thì có thể cạo 3 tháng một lần, tùy theo chỉ định của nha sĩ. Còn nếu chải răng đúng cách và đều đặn, đúng thời điểm, hạn chế khả năng hình thành vôi răng thì có thể chỉ cần cạo vôi răng một lần mỗi năm.

Vậy cạo vôi răng có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là không, ngược lại, việc cạo vôi răng còn giúp tránh được các bệnh về răng miệng. Do đó, nên kiểm tra răng định kỳ và cạo vôi răng 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh răng miệng và đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Lấy cao răng xong bị ê buốt là trường hợp mà nhiều người gặp phải sau khi thực hiện dịch vụ. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và nó có thực sự đáng lo ngại không? Hãy cùng bài viết dưới đây đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc này!

Được đánh giá là một trong những thao tác đơn giản và ít tốn kém trong nha khoa, lấy cao răng đang dần trở thành thói quen chăm sóc răng miệng cơ bản của người dân Việt Nam. Không đau nhức – ít biến chứng là những đặc trưng của dịch vụ này, tuy nhiên trong một vài trường hợp nhất định vẫn xảy ra tình trạng lấy cao răng xong bị ê buốt. Vậy nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân nào khiến lấy cao răng xong bị ê buốt

+ Cao răng quá nhiều, lan sâu xuống nướu

Cao răng hình thành mỗi ngày, mỗi giờ mà bạn không hề nhận ra và chúng tích tụ lại dần dần thành những mảng bám cứng chắc trên thân răng, không thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường. Khi cao răng đã phát triển quá nhiều, chúng sẽ lan xuống nướu và lúc này việc lấy cao răng của bác sĩ sẽ cần phải tác động đến nướu – mô mềm khá nhạy cảm trong khoang miệng bạn.

Việc bị ê buốt sau khi lấy cao răng ở phần nướu răng là không thể tránh khỏi.

Phần cao răng lan sâu xuống nướu khiến việc lấy cao răng gây đau nhức

+ Đang mắc các bệnh lý răng miệng

Nếu bạn lấy cao răng trong lúc đang mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu… thì chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng chảy máu. Sau khi lấy cao răng, cảm giác ê buốt, đau nhức có thể sẽ “bám dính” lấy bạn trong một thời gian dài, thậm chí là đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

+ Nền răng yếu, men răng bị mòn

Ở một số người có men răng yếu sẵn [do di truyền] hoặc men răng đã bị mòn do tuổi tác hoặc thói quen ăn nhai xấu thì sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm, nhất là khi tác động lấy cao răng. nếu người bình thường chỉ có giác hơi tê một chút trong quá trình máy lấy cao răng hoạt động thì những người có men răng yếu sẽ thấy buốt hoặc đau hơn rất nhiều.

Cảm giác ê buốt sau khi lấy cao răng có thể kéo dài khoảng vài giờ hoặc vài ngày [tùy vào từng trường hợp cụ thể].

+ Kỹ thuật lấy cao răng không đảm bảo

Lấy cao răng là sử dụng đầu máy siêu âm, tác động một lực vừa phải lên thân răng và làm bong mảng bám cao răng một cách nhẹ nhàng nhất. Nguyên tắc là vậy nhưng không phải ai cũng có thể đảm bảo được lực tay ở mức độ phù hợp nhất khi lấy cao răng cho bệnh nhân.

Thao tác lấy cao răng quá mạnh khiến men răng bị tổn thương

Việc cạo vôi răng quá mạnh khiến men răng và mô mềm đều bị tổn thương, hệ thống dây thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng và tình trạng đau nhức, ê buốt sau khi thực hiện dịch vụ chắc chắn sẽ xảy ra. Điều này dễ gặp phải ở những địa chỉ nha khoa không uy tín, máy móc không đảm bảo hoặc bác sĩ không có kinh nghiệm cũng như chuyên môn làm việc.

Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tình trạng lấy cao răng xong bị ê buốt và thời gian cụ thể, bạn sẽ “tự chẩn đoán” được tình trạng của mình có phải là vấn đề cần quan tâm hay không.

+ Ê buốt sau khi lấy cao răng là vấn đề không đáng lo ngại khi:

  • Cao răng của bạn quá nhiều, bạn đang mắc bệnh lý răng miệng hoặc do men răng yếu bẩm sinh
  • Ê buốt, đau nhức chỉ kéo dài khoảng vài tiếng với chiều hướng giảm dần và không đi kèm dấu hiệu gì bất thường

=>> Tình trạng này là hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất không để lại biến chứng gì, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và không cần lo lắng gì. Nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh bên ngoài má để làm giảm cảm giác này.

Chườm lạnh là một biện pháp giảm ê buốt răng hiệu quả

+ Hãy đề phòng nếu bạn ở trong trường hợp sau:

  • Bác sĩ lấy cao răng quá mạnh khiến răng bạn bị đau nhức nghiêm trọng
  • Mặc dù không có cao răng dưới nướu nhưng sau khi lấy cao răng xong vẫn bị chảy máu rất nhiều
  • Ê buốt kéo dài nhiều ngày không dứt, thậm chí còn có chiều hướng tăng lên
  • Ê buốt, đau nhức kèm những biểu hiện bất thường như hôi miệng, sưng nướu có mủ, chảy máu kéo dài…

=>> Việc này có thể là dấu hiệu của rất nhiều các biến chứng nguy hiểm. Ban đầu có thể là nhiễm trùng nướu răng thông thường nhưng sau đó sẽ lan dần xuống bên dưới và tấn công toàn bộ hệ thống nha chu bao gồm xương chân răng, xương ổ răng, dây chằng và cuối cùng mất răng là việc không thể tránh khỏi.

Nướu răng bị nhiễm trùng, sưng nhức nặng sau khi lấy cao răng không đảm bảo

Những tác nhân gây ra tình trạng lấy cao răng xong bị ê buốt hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn tuân thủ nguyên tắc cơ bản về việc lấy cao răng và chăm sóc răng miệng dưới đây:

+ Lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để tránh tình trạng cao răng lan xuống nướu

+ Không dùng tay hay vật nhọn để cố gắng cạo vôi răng ra khỏi răng, việc này cần được thực hiện tại nha khoa với bác sĩ có chuyên môn

+ Hạn chế tối đa các thực phẩm gây hại men răng và màu răng như nước ngọt có gas, đồ ăn nhiều đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá cứng…

+ Bỏ dần các thói quen xấu gây hại cho răng như nghiến răng khi ngủ, hút thuốc lá, dùng răng xé đồ thay kéo…

+ Sử dụng kết hợp chỉ nha khoa, nước súc miệng và việc đánh răng 2 lần/ngày để loại bỏ mảng bám mềm, kéo dài thời gian tái bám của cao răng.

+ Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện lấy cao răng định kỳ cho bản thân và cả gia đình. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng để giúp bạn có hàm răng luôn chắc khỏe và bớt đi nỗi lo về những biến chứng sau khi lấy cao răng.

Lựa chọn nha khoa uy tín là cách tốt nhất để có một ca dịch vụ an toàn

>> Xem thêm: Nha khoa Navii – địa chỉ lấy cao răng quận Hoàn Kiếm uy tín nhất hiện nay

Nếu tình trạng lấy cao răng xong bị ê buốt kéo dài đi kèm với những bất thường trong khoang miệng, bạn cần liên hệ đến nha khoa ngay để được thăm khám và tìm biện pháp điều trị hợp lý.

Video liên quan

Chủ Đề