Tên địa điểm là gì

Địa điểm kinh doanh có đồng nghĩa với trụ sở doanh nghiệp hay không? Chắc hẳn rất nhiều người còn nhầm lẫn hai khái niệm này là một.Nhưng thực tế theo quy định của pháp luật, địa điểm kinh doanh và trụ sở doanh nghiệp là hai khái niệm hoàn toàn tách biệt. Vậy địa điểm kinh doanh là gì? Điểm khác nhau giữa trụ sở doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh là gì? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay sau đây nhé.

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, như vậy một địa điểm nơi mà doanh nghiệp thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Địa điểm kinh doanh phải được thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm của địa điểm kinh doanh

Để hiểu rõ hơn về địa điểm kinh doanh là gì? chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các đặc điểm của địa điểm kinh doanh. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có các đặc điểm sau đây:

– Là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh nên được đăng ký một số ngành nghề knh doanh theo đăng ký của doanh nghiệp, có mã số riêng gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

– Không có con dấu riêng, không được đứng tên trong các hợp đồng kinh tế, không có hóa đơn, không có mã số thuế riêng,. Đối với địa điểm kinh doanh được đặt trùng với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì sẽ thực hiện kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt ngoài tỉnh thành phó nơi công ty đặt trụ sở chính, địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại cục thuế nơi mở địa điểm kinh doanh và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.

– Địa điểm kinh doanh phải thực hiện hạch toán thuế phụ thuộc vào công ty theo hình thức kê khai thuế tập chung.

Điều kiện để doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh

Một doanh nghiệp có thể đặt địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp. Một địa điểm kinh doanh cần phải được đặt tên đúng quy định và phải thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Điều kiện về tên địa điểm kinh doanh:

Tên của địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên địa điểm kinh doanh không được vi phạm đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam. Ngoài tên bằng Tiếng Việt, doanh nghiệp có thể đặt tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Phần tên trong tên của địa điểm kinh doanh không được sử dụng cụm từ “ công ty”, “doanh nghiệp”.

Doanh nghiệp phải gắn tên địa điểm kinh doanh tại nơi thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty.

Doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục thông báo mở địa điểm kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh và thực hiện kê khai nộp lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật.

Thủ tục đăng ký mở địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

– Mã số doanh nghiệp;

– Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh [trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở];

– Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

– Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

– Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Trong thời hạn 3 ngày cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì thực hiện công bố địa điểm kinh doanh trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục thông báo mở địa điểm kinh doanh. Trường hợp ủy quyền thì cần đính kèm văn bản ủy quyền trong hồ sơ khi người được ủy quyền tiến hành hoạt động thông báo mở địa điểm kinh doanh theo ủy quyền của chủ doanh nghiệp.

Sau khi hoàn tất thủ tục thông báo mở địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện kê khai nộp lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Trường hợp địa điểm kinh doanh ở cùng địa điểm với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì người nộp thuế kê khai thuế phụ thuộc cùng với cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trường hợp địa điểm kinh doanh không cùng địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc. Theo quy định của pháp luật hiện hành, mức lệ phí môn bài được áp dụng đối với địa điểm kinh doanh là 1000000 đồng/năm.

Phân biệt giữa trụ sở và địa điểm kinh doanh

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử [nếu có].

Đây là địa điểm để xác định cơ quan thực hiện thủ tục cấp các giấy tờ liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp, kê khai thuế, địa điểm ghi nhận trong hợp đồng kinh doanh, tống đạt giấy tờ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi tiến hành thay đổi trụ sở chính, doanh nghiệp cần phải tiến hành thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, thực hiện thủ tục về chuyển đổi cơ quan quản lý thuế.

Còn đối với địa điểm kinh doanh thì không cần tiến hành thủ tục xác nhận về thuế, địa điểm kinh doanh không được ghi nhận trong hợp đồng kinh doanh,…

Trên đây là thông tin mới nhất về thủ tục mở địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này vui lòng gửi câu hỏi đến chúng tôi qua tổng đài tư vấn 1900 6560.

>>>Tham khảo: Mẫu phiếu thu

>>>Tham khảo: Mẫu phiếu chi

Cụ thể, từ 01/01/2021, việc đặt tên địa điểm kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được thực hiện theo quy tắc như sau:

- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

- Tên địa điểm kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh, cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.

[Hiện hành chỉ quy định tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện].

- Tên địa điểm kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh, chi nhánh và văn phòng đại diện.

Trong đó: tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Căn cứ pháp lý:

- Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2014.

Thùy Liên

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Việc gọi tên cho một vùng đất mới nhằm đánh dấu sự tồn tại của cộng đồng luôn luôn ẩn trong tiềm thức, hệ tư tưởng của biết bao đời cha ông của chúng ta.

Với sự tác động trực tiếp của thiên nhiên vào tâm lý những người con xa quê hương, những bậc tiền nhân của chúng ta dựa vào những điều mắt thấy tai nghe đặt ra những tên gọi cảm tính nôm na, gần gũi, dễ hiểu, gắn chặt với đặc trưng thiên nhiên, bản chất con người nơi đó để bây giờ chúng ta có những địa danh như hôm nay.

Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin đưa ra một số giải thích địa danh là gì và nêu lên tầm ý nghĩa quan trọng của địa danh trong cuộc sống con người chúng ta.

Địa danh là tên gọi các địa điểm được xác định bằng danh từ riêng, đó có thể là tên địa hình thiên nhiên [như sông Hương, hồ Ba Bể, Vịnh Hạ Long], tên công trình xây dựng [ như lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, bốt Hàng Đậu], tên các đơn vị hành chính [như quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh].

Hiện nay tồn tại rất nhiều khái niệm địa danh khác nhau, chúng tôi xin đưa ra một số những quan điểm nổi bật sau đây:

Theo nhà ngôn ngữ học A.V.Superanskaja 1985 trong cuốn “Địa danh là gì” đã có định nghĩa: “Tên gọi các địa điểm được biểu thị bằng những từ riêng.”

Trên tạp chí sông Hương – số 121 [tháng 03 năm 2010], đưa ra khái niệm địa danh như sau: “Địa danh là tên gọi của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ nào đó.”

Như vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tự chung chúng ta có thể hiểu địa danh là tên các địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính,… được con người đặt ra.

Đối với bản đồ địa danh được hiểu là tên các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ.

Một trong những đặc điểm nổi bật của địa danh là sự đa dạng về ngôn ngữ. Địa danh của dân tộc, quốc gia nào thường được đặt bằng ngôn ngữ của dân tộc, quốc gia đó. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến việc bản đồ địa danh trở nên phức tạp hơn nhiều về mặt ngôn ngữ.

Chức năng của địa danh không cho phép không cho phép nhầm lẫn và trùng lặp tên địa danh.

Mô hình cấu tạo của địa danh trong tiếng Việt

Địa danh trong tiếng Việt thường được tạo nên theo mô hình như sau:

Thành tố/danh từ chung + tên riêng/địa danh.

Các địa danh trong tiếng Việt đều là tên gọi hay kí hiệu biểu hiện các dấu hiệu đặc trưng khu biệt của thực thể địa lý được mang tên. Điều này hoàn toàn đúng với ý kiến sau của Laibnitxo đã được V.I.Lênin khen là “nói hay” trong tác phẩm “bút kí triết học” cụ thể như sau: “nhưng tên gọi là cái gì? Một phù hiệu để phân biệt, một dấu hiệu đập vào mắt mà tôi đem làm thành đặc trưng của đối tượng trong tính chính thể của nó.”

Một số ý nghĩa, nguồn gốc của địa danh ở nước ta

+ Thành phố Đà Lạt: là một thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, gồm 12 Phường, 3 xã. Theo như giải thích thì “Đà: có nghĩa là nước hoặc suối”, “Lạt: có nghĩa là tên một nhóm người thuộc dân tộc Kơho sống ở đây”.

+ Tỉnh Bắc Ninh: là tỉnh được nhà Nguyễn lập năm 1822 từ một phần xứ Kinh Bắc. Thời kì Hồng Bàng nước Văn Lang chia làm có 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Tên gọi Bắc Ninh có thể từ Kinh Bắc và Vũ Ninh mà thành.

+ Thành phố Hà Nội: chính là Thăng Long, Đông Đô xưa đổi tên từ năm 1831 dưới thời vua Minh Mạng. Hà Nội có nghĩa nằm trong sông, Hà Nội được bao bọc bởi hai con sông: sông Hồng, sông Đáy.

+ Tỉnh Hòa Bình: là tỉnh được thành lập năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Chờ Bờ, cuối năm 1886 chuyển về xã Phương Lâm, năm 1888 đổi tên thành tỉnh Phương Lâm. Năm 1896 tỉnh lỵ được chuyển về đóng tại xã Hòa Bình, phía bờ trái sông Đà, đối diện với Phương Lâm và từ đó gọi là tỉnh Hòa Bình, sau nhiều lần tách nhập, đến nay vẫn giữ tên gọi này.

+ Tỉnh Thanh Hóa: là tỉnh nối giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam, là tỉnh có số lần chia tách, sáp nhập ít nhất cả nước. ở thời nhà Đinh và Tiền Lê Thanh Hóa được gọi là đạo Ái Châu. ở thời nhà Lý thời kì đầu gọi là trại Ái Châu, vào năm Thuận Thiên 1 tức năm 1009 gọi là Phủ Thanh Hóa. Năm 1469 lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hóa, tên Thanh Hoa có từ đây.

Năm 1802 đổi gọi là trấn Thanh Hóa, có thể do tên cũ trùng với tên một phi tần của vua. Năm 1831 đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa [Hoa: tinh hoa]. Đến năm 1841 đổi thành tỉnh Thanh Hóa đến nay.

Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết địa danh là gì? Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi theo số 1900 6557, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý vị.

Video liên quan

Chủ Đề