Hóa chất dùng để tiêu độc khử trùng

  1. Phải có hố khử trùng và hệ thống phun khử trùng tiêu độc tại cổng ra vào khu chăn nuôi để khử trùng phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở chăn nuôi.
  1. Người vào khu vực chăn nuôi phải được khử trùng tiêu độc bằng dung dịch Chloramin hoặc các hoá chất khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất; tắm, thay quần áo, đội mũ bảo hộ, đeo khẩu trang, đi ủng cao su.
  1. Trong trường hợp cơ sở chăn nuôi có hệ thống chuồng nuôi kín, người chăn nuôi sau khi đi qua hệ thống phun khử trùng tiêu độc ở khu vực cổng ra vào, phải được tắm, thay quần áo, đội mũ bảo hộ, đi ủng cao su trong khu vực trước khi đi vào chuồng nuôi kín.

1.2. Khu vực xung quanh chuồng nuôi:

  1. Phải thường xuyên cắt cỏ, phát quang xung quanh chuồng nuôi trong khoảng cách ít nhất là 4m.
  1. Quét dọn vệ sinh hàng ngày.
  1. Định kỳ phun khử trùng tiêu độc chung quanh chuồng nuôi, mỗi tuần 1 lần bằng các loại hoá chất sau: Formol 2-3%, Xút (NaOH) 2-3% (với liều lượng 0,5-1lít/m2), hoặc Chloramin, Prophyl, Virkon, Biocid, Farm Fluid, Longlife,...theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  1. Định kỳ tổ chức diệt chuột, phun thuốc diệt ruồi, muỗi, côn trùng, mỗi tháng 2 lần.

1.3. Khu vực chuồng nuôi:

  1. Chuồng đang nuôi gia cầm:

- Lối đi lại giữa các dãy chuồng, cửa ra vào chuồng nuôi phải có khay chứa thuốc sát trùng, hoặc rải vôi bột để khử trùng.

- Hằng ngày phải làm vệ sinh sạch sẽ khu vực chuồng nuôi, kho chứa thức ăn, dụng cụ, quét trần, cửa lưới thông gió, ..

- Phun sương khử trùng tiêu độc bên trong chuồng nuôi, mỗi tuần 1 lần bằng các loại hoá chất sau: Iodine, Chloramin, Virkon, Biocid,... theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

  1. Sau khi kết thúc từng đợt chăn nuôi (đã xuất hết gia cầm trong chuồng nuôi):

- Dụng cụ chăn nuôi phải được rửa sạch, phơi nắng, ngâm bằng các loại hoá chất sau: dung dịch Formol 0,5%, hoặc Chloramin, Biocid,... theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Toàn bộ phân, chất độn chuồng được chuyển ra khỏi chuồng nuôi và vận chuyển đến khu vực xử lý chất thải để xử lý.

- Làm vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ bằng cách cọ, rửa sạch nền, sàn, tường và các dụng cụ trong chuồng nuôi như máng ăn, máng uống, ổ đẻ, sào đậu,... và phải nạo vét cống rãnh thoát nước.

- Quét vôi nền, sàn, tường và khu vực xung quanh chuồng nuôi bằng dung dịch nước vôi 20%, quét 2 lần cách nhau khoảng 1 giờ.

- Phun khử trùng tiêu độc chuồng nuôi bằng các loại hoá chất sau: Formol 2-3%, Xút 2-3% (với liều lượng 0,5-1lít/m2), hoặc Chloramin, Prophyl, Virkon, Biocid, Farm Fluid, Longlife...theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đối với chuồng nuôi kín sử dụng hỗn hợp Formol và thuốc tím để xông khử trùng.

- Để trống chuồng nuôi từ 2-3 tuần.

  1. Trước khi tiếp tục đợt chăn nuôi mới:

- Tiếp tục vệ sinh chuồng trại, quét vôi nền, sàn, tường và khu vực xung quanh chuồng nuôi bằng dung dịch nước vôi 20%.

- Trang thiết bị, dụng cụ, nền, tường,... phải được tiêu độc bằng các loại hoá chất sau: Formol 2-3%, hoặc Chloramin, Virkon, Biocid,... để phun, hoặc xông hơi bằng Formol và thuốc tím để khử trùng tiêu độc.

- Các chất độn chuồng như trấu, phôi bào,… trước khi đưa vào chuồng nuôi phải được khử trùng tiêu độc bằng cách: rải chất độn trên nền kho, cứ một lớp 10cm phun một lần bằng dung dịch Iodine 2%, hoặc Formol 0,5%. Độ cao của lớp độn không quá 1,2m, sau đó phủ bạt kín và ủ ít nhất 2 tuần.

1.4. Vệ sinh thú y đối với nước và thức ăn chăn nuôi:

  1. Nước sử dụng cho gia cầm uống, phải là nước sạch và được khử trùng bằng các loại hoá chất sau: Chloramin, Virkon, Biocid,...theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  1. Thức ăn chăn nuôi trước khi vận chuyển vào khu vực chăn nuôi phải được khử trùng tiêu độc bằng phương pháp xông hơi Formol và thuốc tím.

2. Kho bảo quản trứng:

2.1. Kho bảo quản trứng phải được vệ sinh sạch sẽ và được phun khử trùng tiêu độc bằng các loại hoá chất sau: dung dịch Formol 2-3% (với liều lượng 0,5-1lít/m2), hoặc Chloramin, Virkon, Biocid, hoặc xông hơi bằng Formol và thuốc tím trước khi đưa trứng vào kho để bảo quản.

2.2 Vệ sinh trứng sạch sẽ trước khi đưa vào kho bảo quản.

2.3. Trứng được xếp vào khay sạch và xếp thành từng dãy, khoảng cách giữa các dãy từ 1-1,5m.

2.4. Trứng phải được khử trùng tiêu độc bằng cách xông hơi Formol và thuốc tím trước khi vận chuyển đi tiêu thụ (thời gian xông 20-30 phút)

3. Cơ sở ấp trứng gia cầm:

3.1. Cổng ra vào cơ sở ấp trứng thực hiện theo điểm 1.1, 1, I của bản hướng dẫn này.

3.2. Trước khi đưa trứng vào ấp:

Máy ấp, lò ấp, dụng cụ,... phải được làm vệ sinh và khử trùng tiêu độc bằng cách phun hoá chất sát trùng, hoặc xông hơi Formol và thuốc tím.

3.3. Trong quá trình ấp và trước khi chuyển trứng sang máy nở phải xông tiêu độc khử trùng bằng Formol và thuốc tím.

3.4. Sau khi ấp:

  1. Gia cầm trước khi chuyển ra khỏi máy nở phải được khử trùng bằng cách phun sương bằng các loại hoá chất sau: dung dịch Chloramin, Virkon, Biocid,... theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  1. Máy ấp, máy nở, lò ấp, dụng cụ,…phải được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng tiêu độc bằng hoá chất.
  1. Toàn bộ chất thải trong quá trình ấp (vỏ trứng, trứng không nở,…) phải được xử lý bằng hoá chất, hoặc đốt.

4. Đối với các cơ sở chăn nuôi, ấp trứng của hộ gia đình:

4.1. Cổng ra vào khu vực chăn nuôi, ấp trứng phải rải vôi bột, hoặc có khay chứa hoá chất sát trùng.

4.2. Thực hiện các yêu cầu về vệ sinh thú y nêu tại điểm 1.2, 1.3, 1.4, 1, I và điểm 3.2, 3.3, 3.4, 3, I của bản hướng dẫn này.

II. Các cơ sở chăn nuôi, bảo quản, ấp trứng gia cầm trong vùng có dịch cúm gia cầm (trong phạm vi bán kính 3km cách ổ dịch):

1. Hạn chế tối đa việc ra, vào cơ sở chăn nuôi, kho bảo quản, ấp trứng.

2. Làm vệ sinh sạch sẽ bên trong và xung quanh chuồng nuôi, kho bảo quản, khu vực ấp trứng.

3. Phun sương trong chuồng nuôi bằng các loại hoá chất sau: dung dịch Iodine, Chloramin, Virkon, Biocid,... theo hướng dẫn của nhà sản xuất, mỗi tuần 2 lần.

4. Phun khử trùng tiêu độc xung quanh chuồng nuôi, kho bảo quản trứng, khu vực ấp trứng bằng các loại hoá chất sau: dung dịch Formol 2-3%, Xút 2-3% (với liều lượng 0,5-1lít/m2), hoặc Chloramin, Prophyl, Virkon, Biocid,...theo hướng dẫn của nhà sản xuất, mỗi tuần 2 lần.

III. Biện pháp xử lý đối với chất độn, chất thải trong quá trình chăn nuôi.

1. Xử lý đối với chất độn, chất thải:

1.1. Toàn bộ phân, chất độn chuồng được chuyển ra khỏi chuồng nuôi và vận chuyển đến khu vực xử lý chất thải để xử lý bằng cách ủ sinh học.

1.2. Ủ trên mặt đất bằng cách rải một lớp vôi bột phía trên mặt đất sau đó dải một lớp phân, chất độn lên. Cứ một lớp phân dày 20-30 cm lại rải một lớp vôi bột cho đến khi đống phân cao khoảng 1-1,2m thì đắp kín bên ngoài bằng một lớp bùn dày khoảng 5-7cm.

Hoặc đào hố sâu 2-2,5m, chu vi hố tuỳ thuộc vào lượng chất thải cần xử lý. Rải một lớp vôi bột lên bề mặt của hố sau đó đưa chất thải xuống và làm tương tự như ủ trên mặt đất, khoảng cách từ lớp chất thải trên cùng tới mặt đất là 50cm.

1.3. Sau khi ủ tiến hành khử trùng tiêu độc khu vực xung quanh bằng vôi bột, hoặc các hoá chất sau: Formol 2-3%, Xút 2-3%, Chloramin, Prophyl, Virkon, Biocid,...

2. Xử lý nước thải:

2.1. Đối với các cơ sở chăn nuôi, ấp trứng gia cầm lớn, nước thải trong quá trình chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại,... phải được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài, để đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.

2.2. Đối với các cơ sở chăn nuôi nhỏ, hộ gia đình không có hệ thống xử lý nước thải thì toàn bộ nước thải trong quá trình chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại,... phải được xử lý bằng các hoá chất sát trùng trước khi chảy vào hệ thống thoát nước chung.

IV. Tiêu độc khử trùng đối với phương tiện vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm:

1. Phương tiện vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm và các dụng cụ kèm theo, trước và sau khi vận chuyển phải được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng tiêu độc bằng các loại hoá chất sau: dung dịch Formol 2-3%, hoặc Chloramin, Virkon, Biocid, Farm Fluid,... theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2. Phương tiện vận chuyển phải được tiêu độc khử trùng trước khi ra, vào cơ sở chăn nuôi, ấp trứng gia cầm.

  1. An toàn lao động khi sử dụng hoá chất:

Người tiếp xúc với hoá chất phải có bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, đi ủng cao su. Đặc biệt, khi xông Formol và thuốc tím phải tránh đối diện mặt với luồng khí bay lên và phải ra ngoài ngay sau khi thực hiện xong công việc đặt thuốc.