Hướng dẫn cách học vi sinh hiệu quả

Men vi sinh hay còn gọi là chế phẩm sinh học có thành phần là các vi sinh vật sống có lợi, giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột, nâng cao sức đề kháng , giúp cơ thể vật chủ chống lại vi khuẩn gây bệnh. Các giống vi sinh vật được sử dụng phổ biến là: Lactobacillus sp, Bacillus sp, Enterococus, Saccharomyces… Tuy nhiên mỗi giống vi sinh vật sẽ có công dụng, vật chủ, và cách dùng khác nhau đo đó việc sử dụng đúng là lựa chọn loại probiotics phù hợp với công dụng của từng chủng vi sinh.

Tăng sinh khối

Một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng là cần phải tăng sinh khối của men vi sinh trước khi đưa xuống ao nuôi nhưng người nuôi cần chú ý từng chủng sử dụng để có giải pháp tăng sinh hiệu quả. Men vi sinh sử dụng trong nuôi tôm thường là men vi sinh dạng bột dạng bào tử: dạng này để sử dụng hiệu quả cần ủ trước khi cho ăn hoặc trước khi tạt xuống ao.

Với những chế phẩm vi sinh dạng bột chứa các chủng: Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Bacillus licheniformis nên dùng nước của ao nuôi hòa tan có thể bổ sung thêm mật rỉ đường, sục khí mạnh 3 – 6 giờ để tăng sinh khối trước khi sử dụng. Với men vi sinh có Nitrosomonas spp (Nitrosomonas marina) và Nitrobacter spp (Nitrobacter winogradskyi và Nitrobacter alcalicus) cũng nên tăng sinh khối trước khi tạt xuống ao.

Riêng các chế phẩm vi sinh EM nên ủ yếm khí tức là ủ kín không cho không khí vào để tránh tạp nhiễm.

Đảm bảo môi trường

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng men vi sinh:

Thời gian đánh men vi sinh tốt nhất vào khoảng 8 – 10h sáng, lúc nắng ấm, trời trong và hàm lượng ôxy hòa tan cao;

Ôxy hòa tan: Vi khuẩn hiếu khí phải đảm bảo lượng ôxy hòa tan đầy đủ có hiệu quả sử dụng. Khi ôxy hòa tan thấp sẽ sử dụng kém hiệu quả;

Độ kiềm, độ mặn: Nước có độ kiềm từ 80 – 150 mg/l CaCO3 thì pH ổn định, nước có độ kiềm ≤ 50 mg/l CaCO3 khiến pH dao động dẫn tới hiệu quả sử dụng vi sinh thấp. Độ mặn quá cao có thể gây chết hoặc ức chế sinh trưởng của vi sinh.

Sử dụng đúng liều đúng lượng

Nên sử dụng vi sinh ngay từ đầu vụ sẽ mang lai hiệu quả cao nhất. Sử dụng định kỳ thường xuyên.

Đầu vụ, định kỳ 7 – 10 ngày sử dụng một lần, từ giữa đến cuối vụ 3 – 4 ngày sử dụng một lần.

Liều lượng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng quá nhiều liên tục sẽ gây mất cân bằng sinh thái, vật nuôi dễ bị kích ứng stress. Sử dụng quá ít, hiệu quả sẽ không cao hoặc không mang lại hiệu quả.

Không dùng kháng sinh, các chất diệt khuẩn khi sử dụng men vi sinh

Kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn không những diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi trong ao. Do đó nếu mô hình nuôi sử dụng men vi sinh định kỳ, cần hạn chế sử dụng kháng sinh, nếu sử dụng kháng sinh thì sau ít nhất 2 ngày mới cấy lại men vi sinh cho ao.

Sử dụng men vi sinh kết hợp với prebiotic

Prebiotic là thức ăn của các loài vi khuẩn, loài được coi là có lợi cho sức khỏe và miễn dịch của vật chủ – do đó prebiotics được bổ sung vào chế độ ăn để điều chỉnh sự tăng trưởng và hoạt động của các loài vi khuẩn cụ thể trong ruột.

Có thể sử dụng cùng lúc men vi sinh và các prebiotics thương mại như mannan oligosacarit (chiết xuất của nấm nem) hoặc ủ trước khi sử dụng như các dạng EM tỏi hoặc EM chuối.

\>> Một chế phẩm sinh học tốt cần phải đáp ứng các yêu cầu như: Là sản phẩm sống hoặc duy trì hoạt tính ở quy mô kỹ nghệ; không mang mầm bệnh và độc tố; tạo ra tác dụng có lợi trên vật chủ; có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường ruột của vật chủ hoặc trong môi trường ao nuôi; duy trì tính ổn định để sử dụng được sau một thời gian tương đối lâu trong điều kiện bảo quản thông thường và điều kiện ngoài hiện trường. Trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, nuôi cấy vi sinh là công đoạn đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm nhất, quá trình này thường diễn ra cuối cùng sau khi xây dựng lắp đặt mới hay cải tạo hệ thống xử lý nước thải.

Khả năng thích nghi, sinh trưởng phát triển của vi sinh vật là yếu tố quyết định tới hiệu quả xử lý nước thải. Quy trình nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải có nhiều phương pháp khác nhau, nay Phước Trình muốn chia sẻ một số cách nuôi cấy vi sinh mà chúng tôi đã đúc kết lại được trong quá trình làm việc.

Hướng dẫn cách học vi sinh hiệu quả

1. Vi sinh trong xử lý nước thải là gì ?

Vi sinh xử lý nước thải là quần thể vi sinh vật được phân lập, nuôi cấy và bảo quản để sử dụng cho mục đích xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải sinh học. Với mỗi loại nước thải khác nhau chúng ta sẽ sử dụng các chủng vi sinh vật khác nhau để xử lý. Với mỗi môi trường nước thải chúng ta sẽ có những quy trình nuôi cấy và sử dụng vi sinh vật khác nhau.

2. Vai trò của vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải ?

Hướng dẫn cách học vi sinh hiệu quả

Việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đã không còn quá xa lạ với các đơn vị thi công, hay các doanh nghiệp, phương pháp này được coi là công nghệ xử lý hiệu quả và rất thân thiện với môi trường.

Thường được áp dụng vì dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm chất dinh dưỡng và tạo năng lượng. Chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng, sinh sản nên sinh khối của chúng tăng lên. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa, nhưng do trong môi trường có các vi khuẩn giúp cho quá trình chuyển hóa, phân hủy chất hữu cơ nên khi xử lý nước thải cần xem xét nước thải có các vi sinh vật hay không để lợi dụng sự có mặt của nó và nếu có thì tạo điều kiện tốt nhất cho các vi sinh vật phát triển.

3. Các dạng vi sinh thường gặp

  1. Vi sinh vật dị dưỡng: Sử dụng nguồn chất hữu cơ có sẵn trong nước thải để phân hủy các chất hữu cơ hình thành nguồn năng lượng cacbon mới
  1. Vi sinh vật tự dưỡng: Oxy hóa chất vô cơ để hấp thụ năng lượng và sử dụng nguồn CO2 trong quá trình tổng hợp mới.

4. Để quá trình nuôi bùn vi sinh diễn ra thuận lợi, chúng ta cần chuẩn bị các công đoạn thật tốt như sau:

4.1. Kiểm tra hệ thống trước khi tiến hành nuôi cấy

Hướng dẫn cách học vi sinh hiệu quả

► Kiểm tra công nghệ có đạt chuẩn để tiến hành nuôi cấy hay không?

- Việc kiểm tra hệ thống xử lý nước thải có đạt tiêu chuẩn hay không phải cần người có chuyên môn về công nghệ xử lý nước thải, hiểu được các nguyên lý, cơ chế xử lý của từng công trình, kinh nghiệm thực tế;

- Đánh giá được các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý;

► Kiểm tra lưu lượng nước thải đầu vào, các yếu tố điều kiện tự nhiên và nhân tạo

- Công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học thì hàm lượng và nồng độ ô nhiễm nước thải đầu vào gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nuôi cấy và sự phát triển của vi sinh vật;

- Nước thải sinh hoạt hoặc sản xuất trước khi đưa qua hệ thống xử lý sinh học phải đảm bảo các yếu tố sau:

+ pH = 6,5 – 8,5

+ Nhiệt độ: 10 – 400C

+ Nồng độ Oxy hòa tan: DO = 2 – 4mg/l

+ Tổng chất rắn hòa tan: TDS < 15g/l

+ Chỉ tiêu BOD5 < 500mg/l (tỷ lệ BOD5/COD > 0,5). Không chứa các chất hoạt động bề mặt như dầu mỡ, xà phòng, các chất tẩy rửa và chất độc gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý vi sinh vật,…

+ Cung cấp chất dinh dưỡng theo tỷ lệ: BOD5:N:P = 100:5:1

4.2. Khởi động hệ thống mới hoàn toàn hoặc nuôi cấy lại hệ thống

Trước khi tiến hành nuôi cấy cần phải khởi động hệ thống, kiểm tra hệ thống và cài đặt các thông số của các thiết bị trong hệ thống như: Bơm chìm, máy khuấy, máy thổi khí, bơm định lượng,…. Nhằm điều chỉnh lưu lượng nước thải, lưu lượng khí cấp cho hệ thống xử lý sinh học.

4.3. Hướng dẫn nuôi cấy bùn vi sinh cho hệ thống

Hướng dẫn cách học vi sinh hiệu quả

Bổ sung một lượng bùn vi sinh vừa đủ để làm cơ chất và các chất nền có sẵn trong bùn vi sinh. Sau đó sẽ tiến hành các bước nuôi cấy vi sinh như sau:

Bước 1: Bổ sung lượng bùn vi sinh đã tính toán trước vào bể (nồng độ bùn cấp vào khoảng từ 10 – 15% trên tổng nồng độ bùn cần thiết cho hệ thống. Toàn bộ thời gian nuôi cấy sẽ được kiểm soát về nồng độ nước thải đầu vào, cân đối chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật phát triển.

+ Ban đầu cần bổ sung thêm men vi sinh vào bể xử lý

+ Kiểm tra chỉ số DO trong nước thải

+ Kiểm tra các thông số: pH, Nhiệt độ, SV30 (đạt từ 15-20%), độ màu, mùi của bùn. Ngoài ra kiểm tra khả năng tạo bông và khả năng lắng của bùn

+ Kiểm tra bùn và nếu cần phải bổ sung chất dinh dưỡng để đạt tỷ lệ BOD5:N:P = 100:5:1

Bước 2: Nếu hệ thống đã hoạt động ổn định, theo dõi kiểm tra lượng nước ra mỗi ngày. Nếu thấy chất lượng đầu ra không đạt phải xem xét lại chế độ hoạt động, kiểm tra thông số đầu vào, đánh giá bùn, theo dõi nước đầu vào, tăng thời gian lưu cho bể để bảo đảm lượng nước ra luôn luôn đảm bảo đạt Quy chuẩn.

Trên đây là những cách nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải được Phước Trình đúc kết lại trong quá trình làm việc của mình. Nếu Quý doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề thiếu hụt vi sinh hoặc vi sinh bị chết cứ liên hệ với chúng tôi để được chúng tôi tư vấn cụ thể nhé.