Hướng dẫn đúc chậu xi măng

Nếu bạn đang đang muốn tự làm chậu cây cảnh để tiết kiệm chi phí và thỏa sức sáng tạo mà không biết bắt đầu từ đâu và lựa chọn loại vật liệu gì thì bạn không nên bỏ qua bài viết này. Havico sẽ chia sẽ cho bạn cách tự đúc chậu xi măng trồng cây cảnh tại nhà vô cùng đơn giản. Cùng tham khảo ngay nhé!

Chậu xi măng là gì?

Nói một cách dễ hiểu thì chậu xi măng chính là sản phẩm được làm từ các loại vật liệu như: đá, sỏi, nước, xi măng và lưới thép. Sử dụng xi măng để làm chậu sẽ đảm bảo tính cứng cáp và chắc chắn, cùng với độ bền cao khi đối mặt với điều kiện môi trường tự nhiên. Để đạt được độ bền tối đa, chúng ta sử dụng sỏi và đá được pha trộn với nước và kết hợp với lưới thép làm xương chậu. Chậu xi măng có tuổi thọ rất lâu dài, có thể sử dụng trong nhiều năm nếu không bị va đập mạnh và được sử dụng đúng cách.

Hướng dẫn đúc chậu xi măng

Chậu xi măng là gì?

Vì sao nên sử dụng chậu cây cảnh xi măng?

Sau đây là những lý do mà bạn nên tự đúc chậu xi măng trồng cây cảnh tại nhà:

Chậu xi măng có độ bền và tuổi thọ cao

Chậu xi măng có độ bền cao hơn rất nhiều so với những loại chậu được làm từ nhựa, gỗ, gốm sứ… Thêm vào đó, tính chất vật lý của chậu xi măng không thay đổi quá nhiều sau một khoảng thời gian dài sử dụng.

Chậu xi măng rất cứng cáp, chống chịu được tác động từ bên ngoài như gió bão và hiếm khi bị vỡ. Nhưng để duy trì độ bền và tính thẩm mỹ của chậu, bạn cần tránh va đập mạnh lên bề mặt của chậu.

Khả năng bảo vệ cây tốt

Các chậu cây bằng gốm, nhựa, gỗ… có thể bị mọt ăn, ẩm mốc hay bị hư hỏng do tác động của môi trường sau một thời gian dài sử dụng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cây. Tuy nhiên, khi sử dụng chậu xi măng, tính năng đặc chắc của nó sẽ giúp bảo vệ cây trồng và giúp cây đứng vững chắc.

Chất liệu xi măng và cát sử dụng để làm chậu cây sẽ giúp duy trì nhiệt độ, độ ẩm phù hợp cho cây trồng và tránh gây sốc nhiệt cho bộ rễ cây. Hơn nữa, chậu xi măng còn phòng chống được sự xâm nhập của sâu bọ gây hại cho cây trồng.

Ngoài ra, với trọng lượng lớn hơn nhiều so với các loại vật liệu khác, chậu xi măng còn giúp cho cây không bị cuốn trôi hay gãy đổ, đảm bảo cho chúng có thể đứng vững trong thời tiết xấu.

Hướng dẫn đúc chậu xi măng

Vì sao nên sử dụng chậu cây cảnh xi măng?

Chậu xi măng có giá thành rẻ

Chậu xi măng là một sản phẩm được tạo ra từ những nguyên liệu đơn giản nên quá trình sản xuất chậu không yêu cầu quá nhiều công nghệ kỹ thuật cao hay nguyên liệu đắt đỏ. Điều này giúp cho giá thành của chậu xi măng thường rẻ hơn nhiều so với các loại chậu khác và đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến, tiết kiệm cho những người yêu thích trồng cây.

Dễ dàng vệ sinh

Chậu xi măng không chỉ có những ưu điểm như độ bền, tính thẩm mỹ, mà còn rất dễ vệ sinh. Khi chậu bị bám bẩn, chỉ cần một chút nước và dùng bàn chải hoặc khăn là có thể lau sạch vết bẩn, giúp cho chậu trở lại như mới.

Tuy nhiên, chậu xi măng cũng có một khuyết điểm đó là có trọng lượng khá nặng, điều này có thể làm cho việc di chuyển và bố trí chậu trở nên khó khăn. Nhưng tùy theo sở thích và nhu cầu của mỗi người, bạn cần phải cân nhắc và chọn lựa loại chậu phù hợp nhất để có được một không gian cây cảnh đẹp ấn tượng.

Mời bạn xem thêm: TOP 10 xưởng sản xuất chậu nhựa trồng cây giá sỉ tốt nhất 2023

Hướng dẫn tự đúc chậu xi măng tại nhà đơn giản

Để đúc ra chậu xi măng bằng khuôn nhựa không phải là điều khó khăn. Việc đúc chậu xi măng sẽ không làm mất quá nhiều thời gian và công sức nhưng bạn vẫn tạo ra được thành phẩm đẹp, độc đáo. Ngay sau đây là hướng dẫn chi tiết cách tự đúc chậu xi măng tại nhà.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để đúc chậu xi măng

  • Khuôn đúc chậu cảnh bằng nhựa ABS hoặc composite.
  • Xi măng có ký hiệu PC40.
  • Cát sạch loại hạt lớn sẽ cho bê tông bền chắc hơn.
  • Đá mạt, đá mi 0.5mm.
  • Nước sạch, lưu ý không được dùng nước mặn hoặc nước nhiễm chua phèn.
  • Nhớt thải hoặc dầu ăn thừa.
  • Chổi quét, xô, bay…

Các bước đúc chậu xi măng

Bước 1: Trộn bê tông

Để tạo chậu cây xi măng, ta cần phải trộn đều hỗn hợp vữa xi theo tỉ lệ: 1 xi măng : 1.5 cát : 1 đá mi. Sau đó, cho vào một lượng nước vừa đủ để tạo ra hỗn hợp vữa lỏng để có thể đổ vào khuôn được. Không nên cho quá nhiều nước vào hỗn hợp xi măng vì sẽ làm cho bê bông nhão và không cứng đều khi đông.

Hướng dẫn đúc chậu xi măng

Trộn bê tông

Nếu có máy trộn, bạn có thể cho hỗn hợp vào và khuấy đảo nhiều lần để đảm bảo độ đồng nhất của bê tông.

Bước 2: Lắp ráp khuôn và bôi dầu lên khuôn

Bước tiếp theo, bạn cần lắp ráp các mảnh của khuôn lại với nhau bằng ốc nhựa sao cho các mảnh được dính với nhau một cách chắc chắn. Nếu bạn dùng loại khuôn chậu lớn thì nên khoan thêm vài lỗ viền và siết thêm bằng bulong bằng sắt.

Sau khi lắp khuôn chậu xong, bạn tiến hành quét nhớt thải hoặc dầu vào mặt trong của phần vỏ khuôn và toàn bộ mặt ngoài của lòng trong. Việc bôi nhớt thải sẽ giúp công đoạn tháo khuôn trở nên dễ dàng hơn.

Bước 3: Lắp khuôn trong

Tiến hành ráp lòng trong với vỏ ngoài, cố định hai phần lại với nhau bằng cách gắn ốc vít qua các tai trên vành miệng của khuôn chậu.

Nếu bạn làm chậu có kích thước lớn thì nên có lưới sắt bên trong để tạo sự liên kết chắc chắn cho xi măng, việc này sẽ làm cho chậu của bạn có độ bền và cứng cáp hơn.

Hướng dẫn đúc chậu xi măng

Lắp khuôn trong

Sau khi lắp xong bộ khuôn hoàn chỉnh, bạn nên lấy một vật nặng như đá, bao cát, gạch… đè thêm vào khuôn chậu để khi đổ hỗn hợp xi măng vào sẽ không bị bung ốc.

Bước 4: Đổ bê tông đã trộn vào khuôn tạo hình

Tiến hành đổ bê tông vào khuôn chậu vừa lắp, dùng búa gõ xung quanh khuôn chậu để khử bọt, giúp bê tông được đều và chắc chắn hơn. Đặt thêm vòng sắt quanh miệng chậu để tăng độ cứng và tránh tình trạng nứt miệng chậu.

Hướng dẫn đúc chậu xi măng

Đổ bê tông đã trộn vào khuôn tạo hình

Bước 5: Đợi khô và tháo khuôn

Sau khi đổ bê tông vào, đợi khoảng từ 2 đến 3 tiếng để bê tông se cứng và thực hiện tháo khuôn lòng trong của chậu. Vì nếu để quá lâu, chậu đông cứng lâu sẽ rất khó tháo khuông lòng trong.

Thực hiện tháo lòng trong bằng cách giữ chặt lòng trong và lắc nhẹ theo vòng tròn và từ từ rút lên. Thao tác này sẽ giúp bạn dễ dàng lấy khuôn lòng trong ra ngoài.

Hướng dẫn đúc chậu xi măng

Đợi khô và tháo khuôn

Sau khi tháo lòng trong, bạn đợi tiếp khoảng từ 18 đến 24 tiếng là có thể tháo vỏ khuôn ngoài.

Bước 6: Phơi khô hẳn và làm láng bề mặt chậu

Sau khi tháo khuôn, bạn nên đợi cho đến khi chậu xi măng khô trắng, sau đó trộn xi măng với một ít nước và dùng cọ nhúng, quét đều lên toàn bộ bề mặt trong và ngoài của chậu. Việc này sẽ giúp chậu láng và mịn hơn. Đợi khoảng 2 tiếng nữa cho khô và có thể sơn màu cho chậu.

Hướng dẫn đúc chậu xi măng

Phơi khô hẳn và làm láng bề mặt chậu

Bước 7: Đục lỗ đáy cho chậu

Khoan thêm lỗ đáy cho chậu làm lỗ thoát nước, thông hơi giúp cây tránh được tình trạng ứ đọng nước gây úng rễ.

Nếu bạn thực hiện đúng các bước như hướng dẫn trên là bạn vừa có được những chậu cây xi măng đẹp mà không tốn quá nhiều chi phí, vừa thỏa sức sáng tạo và giải trí khi làm chậu.

Mong rằng bài viết trên của Havico có thể giúp bạn tạo nên những chậu trồng cây xi măng độc đáo. Và đừng quên ghé vào trang web của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức thú vị, bổ ích khác.