Hướng dẫn làm thơ bốn chữ

HOT Soạn văn lớp 6 đầy đủ, chi tiết

Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ, mẫu số 1
2. Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ, mẫu số 2

Để học tốt phần thơ bốn chữ ở trên lớp, các em học sinh cần soạn bài Tập làm thơ bốn chữ một cách chu đáo ở nhà. Các em có thể tham khảo tài liệu soạn văn lớp 6 của chúng tôi dưới đây để dễ dàng hơn trong việc soạn bài. Bài soạn tiếp sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân, các em nhớ theo dõi để biết cách soạn bài.

1. Soạn bài: Tập làm thơ bốn chữ ngắn 1

Câu 1:

- Ngoài bài thơ Lượm, em còn biết thêm bài thơ 4 chữ khác như: Thương ông, chuỗi cười 

- Những chữ cùng vần là:

Lá đổ rào rào

Trăng vàng xôn xao

Chuỗi cười ha hả

Trên cánh đồi cao

Câu 2:

Mây lưng chừng hàng

Về ngang lưng núi

Ngàn cây nghiêm trang

Mơ màng theo bụi

Những từ gạch chân là vần chân 

Từ in nghiêng là vần lưng 

Câu 3:

- Đoạn thơ của Tố Hữu gieo vần cách 

- Đoạn đồng giao gieo vần liền 

Câu 4:

Em bước vào đây

Gió hôm nay lạnh

Chị đốt than lên

Để em ngồi cạnh

Nay chị lấy chồng

Ở mãi Giang Đông

Dưới làn mây trắng

Cách mấy con sông

II.Tập làm thơ bốn chữ trên lớp 

Thời gian như gạo

Chảy qua tay người

Hạt thơm hạt thảo

Nong đầy, nong vơi

----------------HẾT-----------------

Ngoài ra, Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị trước Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 6 của mình.

Thơ bốn chữ là thể thơ quen thuộc trong chương trình học của các em, với bài soạn văn lớp 6 phần soạn bài Tập làm thơ bốn chữ, các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về khái niệm, cách gieo vần, đặc điểm của thể thơ này và tự mình sáng tác một bài thơ bốn chữ với chủ đề tự chọn.

Trường THCS Lương Hòa Lạc Người soạn: Cao Vũ HiếuTuần 27 Ngày soạn: 07/03/2011 Tiết 102 Ngày dạy: 11/03/2011 Lớp dạy 65 GVHD: Nguyễn Thị Kim Đức GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮA/ Mức độ cần đạt : - Hiểu được đặc điểm thơ bốn chữ. - Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.B/ Chuẩn bị:1. Giáo viên: Tham khảo SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức, kĩ năng….2. Học sinh: SGK, học bài cũ và soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn ở SGK trang 84, 85.C/ Hoạt động dạy và học:- ¤n định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bảng.- Kiểm tra bài cũ: 1/ Hoán dụ là gì? Có mấy kiểu hoán dụ? 2/ Ví dụ: Thời áo trắng thật hồn nhiên và vô tư. Thuộc kiểu hoán dụ nào? Trả lời câu 1: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.-> có 4 kiểu hoán dụ thường gặp: + Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể; + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng; + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật; + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Trả lời câu 2: Ví dụ trên thuộc kiểu hoán dụ: “Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật”. 3/ Bài mới: Thơ ca truyền thống, hiện đại Việt Nam ta rất phong phú và đa dạng như thơ lục bát, song thất lục bát, thơ tứ tuyệt, thơ tự do, thơ 4 chữ, thơ 5 chữ Hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu đặc điểm và tập làm một thể thơ. Đó là “ Tập làm thơ bốn chữ” và đó cũng là tên của bài học hôm nay.Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức* Hoạt động 1: Đặc điểm của thể thơ 4 chữ? Ngoài bài thơ Lượm, em còn biết thêm bài thơ, đoạn thơ bốn chữ nào khác?Ví dụ 1 Bài Tre Đứng trên bờ ao Tre nghiêng soi bóng Mặt hồ gợn sóng Tre thả thuyền trôiI. Đặc điểm thể thơ bốn chữVí dụ 1: Trưa hè nắng nôi. [ Thương ông- Tú Mỡ]? Em hãy chỉ ra những chữ cùng vần trong đoạn thơ ?Bóng - SóngTrô i- nôi? Em thấy đoạn thơ trên gieo vần gì? Nhịp như thế nào?=> Gieo vần chân, nhịp 2/2Ví dụ 2: Mây lưng chừng hàng Về ngang lưng núi Ngàn cây nghiêm trang Mơ màng theo bụi.? Em hãy chỉ ra những chữ cùng vần trong khổ thơ trên ?- Trang- hàng - Núi- bụi- Hàng- ngang- Trang- màng?Em hãy chỉ ra đâu là vần chân, đâu là vần lưng?- Trang- hàng - Núi- bụi=>Vần chân- Hàng- ngang- Trang- màng=> Vần lưng.? Vậy vần chân là vần được gieo như thế nào?- Vần chân: Là vần được gieo vào cuối dòng thơ [còn gọi là cước vận].? Vần lưng là vần được gieo như thế nào?- Vần lưng: Là vần được gieo ở giữa dòng thơ [còn gọi là yên vận].Ví dụ 3: Cháu đi đường cháu Chú lên đường ra Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà. Nghé hành nghé hẹ Nghé chẳng theo mẹ Thì nghé theo đàn Nghé chớ đi càn Kẻ gian nó bắt.Bóng - SóngTrô i- nôi=> Gieo vần chân, nhịp 2/2.Ví dụ 2:- Trang- hàng - Núi- bụi=>Vần chân- Hàng- ngang- Trang- màng=> Vần lưng- Vần chân: Là vần được gieo vào cuối dòng thơ [còn gọi là cước vận].- Vần lưng: Là vần được gieo ở giữa dòng thơ [còn gọi là yên vận].Ví dụ 3:Cháu - raSáu - nhà.=> Vần cáchhẹ - mẹĐàn - càn=> Vần liền - Vần cách: Là vần không gieo liên tiếp nhau, thường cách ra một ? Em hãy chỉ ra những chữ cùng vần trong 2 khổ thơ trên?Cháu - raSáu - nhà.hẹ - mẹĐàn - càn?Em hãy chỉ ra đâu là vần cách, đâu là vần liền ?Cháu - raSáu - nhà.=> Vần cáchhẹ - mẹĐàn - càn=> Vần liền. ?Vậy vần cách là vần được gieo như thế nào?- Vần cách: Là vần không gieo liên tiếp nhau, thường cách ra một dòng thơ.? Vần liền là vần được gieo như thế nào?- Vần liền: Là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơVí dụ 4: ? Em hãy thay 2 chữ “sông, cạnh” vào 2 khổ thơ sao cho phù hợp. Em bước vào đây Gió hôm nay lạnh Chị đốt than lên Để em ngồi sưởi Nay chị lấy chồng Ở mãi Giang Đông Dưới làn mây trắng Cách mấy con đò Sưởi -> cạnhĐò -> sông? Hai khổ thơ trên thuộc vần gì?-> Vần cách.Ví dụ 5: Chú bé / loắt choắt Các xắc / xinh xinh Cái chân / thoăn thoắt Cái đầu / nghênh nghênh.-> Vần hỗn hợp: Choắt, xắc, thoắt, nghênh? Vậy vần hỗn hợp là vần như thế nào?Vần hỗn hợp: Là gieo vần không theo một trình tự nào hết.dòng thơ.- Vần liền: Là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ.Ví dụ 4: Sưởi -> cạnhĐò -> sông -> Vần cáchVí dụ 5:Vần hỗn hợp: Choắt, xắc, thoắt, nghênhVần hỗn hợp: Là gieo vần không theo một trình tự nào hết.* Hoạt động 2: Tập làm thơ 4 chữ trên lớp- Yêu cầu của đề tài: “Bảo vệ môi trường sống quanh em hoặc niềm tự hào trước thắng cảnh của đất nước Việt Nam". - Em hãy trình bày đoạn [bài] thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà và chỉ ra: Nội dung, đặc điểm[vần, nhịp] của đoạn [bài] thơ ấy? Tóm lại: Đặc điểm của thể thơ 4 chữ- Mỗi câu có bốn tiếng.- Số câu không hạn định.- Thường ngắt nhịp 2/2.- Vần: Kết hợp vần chân và vần lưng, gieo vần liền hoặc vần cách. - Xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao, đặc biệt là vè.II/ Tập làm thơ 4 chữ trên lớp:Ví dụ Cảm ơn tạo hóa Người đã cho ta Non sông gấm vóc Biển trời bao la.-> Vần cách, nhịp 2/2. 4. Củng cố:Em hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của thể thơ 4 chữ? 5. Dặn dò: - Về nhà học thuộc “ các đặc điểm cơ bản của thể thơ 4 chữ [ về vần,nhịp…]” và sáng tác một bài thơ hoặc một khổ thơ với chủ đề “bảo vệ môi trường sống quanh em”. - Soạn văn bản “ Cô Tô”.1/ Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào?2/ Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết nào, hình ảnh nào trong bài? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy? Nhận xét của GVHD………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Màu nền Trắng Xanh Vàng Nâu Xám Đen

Kiểu chữ Time News Roman Arial Tahoma Georgia Open Sans Sans Serif

Cỡ chữ 14 16 18 20 22 24 26 28 30

Chiều cao dòng 100% 120% 140% 160% 180% 200%

ĐẶC ĐIỂM THƠ BỐN CHỮ

Thơ bốn chữ thường được sử dụng phổ biến trong các thể loại thơ dân gian, đặc biệt là trong vè và đồng dao cho trẻ em và cũng cho cả người lớn. Đây là một trong những thể thơ có nguồn gốc Việt Nam.

Ngoài những sáng tác của tác giả dân gian, thơ bốn chữ còn có sự tham gia của các nhà thơ nổi tiếng như Tố Hữu, Tế Hanh, Trần Đăng Khoa

Sau đây là đôi nét phác thảo về thể thơ bốn chữ nhằm giúp các bạn đang tập làm thơ bốn chữ có thêm thông tin.

Ứng dụng thơ bốn chữ:

– Thơ bốn chữ thường thấy trong các bài vè, đồng dao, ca dao, tục ngữ.

– Thơ bốn chữ phù hợp với việc sáng tác thơ cho trẻ em do dễ đọc, dễ nhớ, dễ làm và rất gần gũi với các em nhỏ.

– Thơ bốn chữ thường dùng để diễn đạt nội dung vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên, nhí nhảnh, tinh nghịch … nhờ ưu điểm câu thơ ngắn, gieo vần nhịp nhàng.

Luật thơ bốn chữ:

Thơ bốn chữ có bốn tiếng ở mỗi câu thơ, thường sử dụng vần chân, vần lưng, vần cách, vần liền.

Vần lưng: tiếng đứng cuối câu trước vần với chữ đứng giữa câu sau.

Ví dụ: Chữ “ve” trong câu 1 và chữ “vè” ở câu 2 vần nhau.

Nghe vẻ nghe ve
Nghe nói ngược
Ngựa đua dưới nước
Tàu chạy trên bờ
Lên núi đặt lờ
Xuống sông bửa củi.

[Vè nói ngược]

– Vần chân: tiếng đứng cuối của các câu thơ vần với nhau. Trong đó, thơ bốn chữ có thể sử dụng cả vần liền và vần cách như các thể thơ khác:

+ Vần liền: tiếng cuối của hai câu liên tiếp vần với nhau.

Ví dụ: Chữ “tiên” trong câu 1 và chữ “tiền” ở câu 2 vần với nhau, chữ “khố” trong câu 4 và chữ “phố” ở câu 5 vần với nhau.

Ông tiển ông tiên

Ông có đồng tiền

Ông dắt mang tai

Ông cài lưng khố

Ông ra chợ phố

Ông mua miếng trầu

Ông nhai chóp chép…

[Đồng dao]

+ Vần cách: tiếng cuối của hai câu cách nhau vần với nhau.

Ví dụ: Chữ “mặt” trong câu 2 và chữ “nhất” ở câu 4 vần với nhau, chữ “dược” trong câu 5 và chữ “lượt” ở câu 7 vần với nhau.

Mùa xuân đi rồi

Nhiều hoa vắng mặt

Như chị hoa đào

Ra đi trước nhất

Các chị thược dược

Hoa cúc hoa hồng

Thảy đều lần lượt

Theo bước mùa xuân

Chỉ còn hàng cây

Đung đưa theo gió…

[Tế Hanh, Hoa cỏ]

Trên đây là những đặc điểm về vần luật và những ứng dụng của thể thơ bốn chữ. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn đang tập làm thơ bốn chữ, một thể thơ gần gũi của dân tộc Việt Nam.

[Bài viết được tham khảo và biên soạn từ sách “Dạy – học tập làm thơ ở Trung học Cơ Sở” – Phạm Minh Diệu – NXB Giáo dục – 2008]

Video liên quan

Chủ Đề