Hướng dẫn nấu lẩu thái hải sản năm 2024

Lẩu Thái là một trong những món ngon được nhiều người yêu thích. Cách làm lẩu Thái không khó, tuy nhiên, để có được một nồi lẩu ngon, đậm vị thơm lừng như ngoài hàng thì không phải ai cũng làm được.

Trong bài viết này, Bếp Eva sẽ chia sẻ đến bạn một cách làm nấu Thái đơn giản tại nhà, đảm bảo ngon chuẩn vị Thái, ai ăn cũng tấm tắc khen.

Nguyên liệu làm lẩu Thái

- Thịt bò.

- Tôm.

- Mực/bạch tuộc.

- Ngao.

- Bún tươi.

- Các loại rau nhúng lẩu.

- Nấm tươi.

- Chanh, đường, muối, mì chính, ớt xiêm, wasabi.

- Xương ống.

- Lá chanh, riềng, sả, tỏi, hành tây, cà chua, quế, tương cà, sa tế.

Cách làm lẩu Thái hải sản đậm đà tại nhà

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu nấu lẩu

- Xương ống bạn rửa thật sạch, chặt đôi. Nên dập dập khớp ống xương, bằng cách này khi ninh xương sẽ tiết ra nước ngọt và thơm hơn.

- Tôm bạn bỏ đầu, bóc phần chỉ đen ở sống lưng. Mực và bạch tuộc cũng sơ chế sau đó thái miếng vừa ăn.

- Ngao ngâm nước vo gạo có thêm vài lát ớt tươi để chừng 30 phút sẽ nhả được hết phần đất, cát bên trong.

- Thịt bò rửa cùng nước muối rồi thái thành từng miếng mỏng. Thịt ăn kiểu này sẽ nhanh chín và rất mềm, thơm.

- Sả tươi bạn đập dập, 1 phần cắt khúc, phần còn lại băm nhuyễn. Tỏi, riềng thái lát mỏng. Lá chanh rửa sạch. Cà chua, hành tây thái múi cau.

- Rau nấm rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Nấu nước lẩu Thái

- Xương ống sau khi đã sơ chế bạn chần sơ qua nước sôi. Bước này sẽ giúp cho nước dùng ngọt, thơm, trong và quan trọng là không bị hôi.

- Bỏ xương ống đã chần sơ vào nồi nước rồi bật bếp, đun sôi.

- Khi nước xương sôi chừng 20 phút thì bạn cho vào đây 1 nhánh quế, lá chanh, riềng, sả và hạ nhỏ lửa.

Hướng dẫn nấu lẩu thái hải sản năm 2024

- Nêm gia vị gồm: Muối, đường, mì chính, nước mắm. Khi nồi nước dùng sôi bạn nhớ dùng muôi hớt hết phần bọt bẩn ở bên trên.

- Đặt chảo lên bếp, thêm dầu ăn vào đun nóng rồi phi thơm hành, tỏi, sả đã băm nhuyễn. Ở bước này, bạn nêm vào đây 1 thìa tương ớt, 1 thìa tương cà, cà chua cùng hành tây. Đảo đều cho các gia vị ngấm rồi trút vào nồi nước xương đang ninh.

* Để nồi nước dùng thơm, vị cay cay ngon chuẩn vị, bạn có thể cho vào đây 2 thìa sa tế. Đun nước dùng chừng 20 phút thì tắt bếp.

Hướng dẫn nấu lẩu thái hải sản năm 2024

Bước 3: Thưởng thức

- Múc nước lẩu ra nồi chuyên dụng, bật bếp. Xếp các loại đồ nhúng ăn kèm cùng rau lên bàn và thưởng thức.

- Nồi nước lẩu sôi bạn nhúng ngao, tôm, mực, thịt bò cùng rau nấm vào, chờ chín là có thể ăn luôn.

Nước dùng lẩu thơm ngon, vị chua chua cay cay đậm đà chuẩn vị Thái rất hợp với những ngày trời mưa hoặc tiết trời chuyển sang se se lạnh.

Hướng dẫn nấu lẩu thái hải sản năm 2024

Mẹo nấu lẩu Thái ngon như ngoài hàng

Cách làm lẩu Thái đơn giản ai cũng có thể học theo nhưng để nấu ngon như nhà hàng thì phải cần bí kíp. Dưới đây là một số mẹo nấu lẩu Thái ngon mà không phải ai cũng nói cho bạn:

- Bạn có thể sử dụng xương gà thay thế cho xương ống. Xương gà ngọt thanh và ít chất béo hơn so với xương ống.

- Phần nguyên liệu ăn kèm với lẩu được chuẩn bị tùy vào khẩu vị của mỗi người. Thông thường phần thịt nhúng lẩu sẽ có tôm, mực, thịt bò.

- Không nên nhúng quá nhiều thực phẩm cùng lúc. Thay vào đó bạn nên ăn đến đâu nhúng đến đó như thế món ăn sẽ ngon hơn.

Bí kíp cho các mẹ trổ tài chế biến món lẩu hải sản kiểu thái ngon như nhà hàng cho cả gia đình thưởng thức.

Hướng dẫn nấu lẩu thái hải sản năm 2024

Cách nấu lẩu hải sản thơm ngon cho gia đình

Món lẩu hải sản đã không còn xa lạ trong những bữa tiệc đặc biệt của người dân Việt Nam. Hương vị chua cay đậm đà hòa quyện với mùi hương thơm nồng của hải sản làm đánh thức mọi vị giác khi đến gần chúng. Vậy món ăn này có khó làm không? Hãy cùng Đảo Hải Sản tìm hiểu về cách nấu lẩu hải sản kiểu Thái ngon như nhà hàng cho cả gia đình trong bài viết này nhé!

Nguồn gốc của lẩu hải sản kiểu Thái

Chỉ cần nghe tên gọi là chúng ta có thể đoán được phần nào nguồn gốc của lẩu hải sản kiểu Thái. Món ăn này được biết đến với tên gọi là Tom Yum. Nếu tách hai từ này ra thì có thể hiểu được tính chất của món ăn đặc biệt này.

Tom có nghĩa là nấu sôi, còn Yum là tên của một loại thảo mộc có hương vị chua cay đặc trưng của các món ăn ở đất nước Thái và Lào. Qua tên gọi có thể thấy hương vị đặc trưng của món ăn này từ buổi sơ khai của nó.

Càng ngày, người ta càng tìm hiểu và chế biến thêm nhiều cách nấu lẩu hải sản thơm ngon và đậm đà hơn, do đó cơn sốt của món ăn này chưa bao giờ dừng lại.

\>>> Xem thêm bài viết: Tổng hợp cách nấu bún hải sản dành cho những ngày giãn cách xã hội

Sự khác biệt giữa khẩu vị của lẩu Việt và Thái

Hướng dẫn nấu lẩu thái hải sản năm 2024

Lẩu Việt và Thái chỉ thay đổi một chút về nguyên liệu

Món lẩu Thái vẫn giữ được hương vị đặc trưng của chúng khi được đưa vào thực đơn các món ăn có tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà bếp cũng có thay đổi một chút để món ăn phù hợp hơn với khẩu vị và nguyên liệu chế biến của người Việt Nam.

Trong khi người Thái sử dụng thành phần chính cho món Tom Yum là chanh, sả, riềng và nước dừa thì ở Việt Nam lại sử dụng cà chua, me, ớt, sả và hải sản để tạo nên vị chua cay khác biệt hơn. Mặc dù có thay đổi chút nguyên liệu liệu nhưng vẫn giữ được vị chua cay đậm đà của món ăn này.

Cách chế biến nước dùng cho lẩu thái

Nước dùng là phần tinh túy nhất thể hiện mức độ thơm ngon của món lẩu Thái. Để hương vị đạt được độ ngon thu phục trái tim người thưởng thức, đòi hỏi người đầu bếp phải có kiến thức về nguyên liệu chế biến và khả năng nêm nếm gia vị phù hợp.

Để hiểu hơn về vấn đề này, có thể lấy ví dụ về nguyên liệu ăn để ăn kèm với nước dùng lẩu Thái. Nếu sử dụng bún thì nồi nước lèo sẽ được nêm ngọt hơn vì trong bún có chút vị thanh chua. Nếu ăn lẩu Thái chung với mì thì ngược lại, người đầu bếp phải tăng thêm vị chua để khi kết kết hợp với vị béo bùi của mì món ăn trở nên ngon miệng hơn.

Cách nấu lẩu hải sản kiểu Thái

Hướng dẫn nấu lẩu thái hải sản năm 2024

Chọn những nguyên liệu tươi ngon để món lẩu Thái đậm đà hương vị hơn

Nguyên liệu:

- Công đoạn chế biến món lẩu Thái

- Xương ống: 0.5 kg

- Cà chua: 3 quả

- Tôm tươi: 300 gram

- Mực: 300 gram

- Cá biển: 300 gram

- Cá viên: 300 gram

- Nghêu: 300 gram

- Bún tươi (hoặc mì trứng): 1.5 kg

- Rau, nấm các loại ăn kèm: rau muống, rau cải, rau cần, bắp chuối, cần tây, kim châm,..

- Riềng, sả, ớt, chanh, lá chanh

- Gia vị: bột ngọt, nước mắm, tiêu

- Dầu điều, sa tế

Lưu ý: các nguyên liệu trên có thể thay đổi tùy theo số lượng và sở thích của người ăn.

tom-su-bien-kg,tom-the-tuoi,muc-ong-nho,ngao-xanh

Sơ chế nguyên liệu:

- Mực rửa sạch, cắt thành từng miếng hình chữ nhật khứa sọc chéo hoặc cắt thành từng khoanh vừa ăn.

- Tôm rửa sạch bỏ phần chỉ, cắt phần chân, râu và hai điểm nhọn ở phần đầu và đuôi tôm.

- Nghêu ngâm trong nước muối 30 phút để nhả hết phần bùn đất bên trong thì rửa sạch lại với nước.

- Thịt bò rửa sạch và thái thành từng lát mỏng.

- Xương ống rửa sạch và bó những phần xương bị vụn.

- Các loại rau bỏ phần rễ và những lá bị hư, rửa sạch để ráo nước và cắt thành từng khúc khoảng 5 cm.

- Riềng rửa sạch thái thành lát vừa ăn.

- Sả bỏ phần lá già phía ngoài, rửa sạch sau đó đập dập và cắt thành từng khúc vừa ăn.

- Rửa sạch lá chanh cần tây và cà chú, sau đó cắt cà chua và hành tây thành múi cau còn lá chanh thì vò nát.

- Chế biến nước dùng

- Đây là giai đoạn quyết định mức độ ngon hay dở của món ăn do đó bạn hãy nêm nếm thật kỹ càng nhé!

- Xương ống sau khi mua về thì rửa sạch thì bỏ vào nồi để hầm lấy nước dùng. KHi nước bắt đầu sôi và có sủi bọt thì lấy vá vớt bọt ra để nước dùng bớt mùi hôi và trong hơn.

- Tiếp tục ninh nồi xương trong vòng 1 giờ để nước dùng được ngọt hơn.

- Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đến khi sôi bỏ hành tây và tỏi vào phi thơm, đảo đều tay đến khi hỗn hợp chuyển thành màu vàng thì cho thêm lá chanh và cây sả đã sơ chế vào. Khi nghe có mùi thơm của lá chanh, sả và tỏi thì tiếp tục bỏ cà chua, ớt vào đảo đều. Khi thấy cà chua đã chín sơ thì tắt bếp.

- Nồi nước dùng đã ninh đủ thì vớt xương ống ra và cho hỗn hợp lẩu vào. Tiếp tục nấu đến khi chín đều thì vớt bỏ chanh và sả.

- Bắt đầu nêm nếm cho nước dùng với 1 thìa muối cùng 2 thìa mỗi thứ gồm bột ngọt, sa tế đường và nước cốt chanh. Có thể nêm nếm tùy chỉnh sao cho nước dùng phù hợp với khẩu vị của cả nhà.

\>>> Xem thêm bài viết: Cách nấu bún thái hải sản chua cay đậm vị đãi cả nhà khi giãn cách

Làm nước chấm Topping

Nước chấm cũng là thành phần giúp món lẩu Thái của bạn đậm đà hơn. Bên cạnh đó, những người có sở thích ăn mặn cũng có thể dùng nó để nêm thêm cho món ăn của mình được hoàn thiện.

Bạn có thể làm nước mắm theo công thức sau: cho vào chén hỗn hợp bao gồm 2 thìa đường, 2 muỗng canh nước tương, 1 thìa dầu mè. Đánh tan gia vị có trong chén rồi cho thêm vài lát ớt sừng cùng hạt mè tùy vào độ cay của từng người.

Trình bày

Bày biện các nguyên liệu hải sản đã sơ chế ra bàn. Đặt một chiếc bếp mini ở giữa bàn để giữ cho nồi nước dùng luôn ở nhiệt độ cao tiếp tục nấu chín các phần nguyên liệu còn lại.

Và giờ thì chỉ cần gia đình hội tụ lại và quay quần bên bàn ăn là có thể cùng nhau thưởng thức món ăn này rồi.

Đảo Hải Sản chuyên cung cấp hải sản tươi ngon tại TPHCM

Hướng dẫn nấu lẩu thái hải sản năm 2024

Mua nguyên liệu để nấu hải sản kiểu Thái ở Đảo Hải Sản

Bạn có thể tìm những nguyên liệu tươi ngon cho món lẩu hải sản kiểu thái của mình ở các các cửa hàng của Đảo Hải Sản tại:

- CH1: A9 Nguyễn Sỹ Sách, P15, Quận Tân Bình ( đối diện Chung cư Ruby Garden)

- CH2: 247A Vườn Lài, P. Phú Thọ Hoà, Tân Phú

- CH3: 15/10 Phạm Văn Hai, P1, Quận Tân Bình

Ngoài ra, Đảo hải Sản còn hỗ trợ mua hàng trực tiếp trên Website https://daohaisan.vn/ và giao hàng nhanh chóng trong vòng 2 giờ kể từ khi hoàn tất đơn hàng.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn biết thêm những cách nấu lẩu hải sản kiểu thái thái tươi ngon như nhà hàng cho cả gia đình.

lẩu Thái và lẩu hải sản khác nhau như thế nào?

Dù có tên gọi và cách nấu gần giống nhau, nhưng đây là 2 món ăn hoàn toàn khác nhau. Nếu Lẩu Thái gốc có thành phần chính là: riềng, sả, chanh Thái (chanh Kaffir), và nước dừa thì thành phần chủ yếu của món Lẩu Thái Hải Sản Việt là sả, cà chua, me, ớt và hải sản...

Cách nấu lẩu Thái gồm những gì?

Các nguyên liệu thường thấy trong món lẩu Thái gồm có thịt bò, thịt heo, rau muống, cần tàu, cải thảo, cà rốt, nấm tuyết, nấm mèo, bắp non… và tôm, mực ngoài ra còn có thể có cải bó xôi, rau cần tây, nấm đông cô, đậu hũ hoặc cá điêu hồng, chả cá, thịt gà, sò điệp, mực nhồi thịt, bánh xếp nhân tôm, tim và cật heo.

Lẩu Tom Yum ăn với rau gì?

Rau ăn kèm lẩu: nấm, cải thảo, rau muống, hoa chuối, cải chíp,… tùy sở thích gia đình. Gia vị cơ bản: dầu ăn, đường, muối, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm, ớt bột, tiêu, bột nghệ và gói gia vị lẩu Thái tomyum.

lẩu Thái ăn kèm với rau gì?

Lẩu Thái ăn với rau gì?.

Rau hoa chuối thái mỏng. Rau hoa chuối luôn là loại rau ăn lẩu Thái rất được yêu thích bởi sở hữu độ giòn ngọt tự nhiên, giúp cân bằng hương vị cay nồng của lẩu. ... .

Rau muống. ... .

Lá tía tô ... .

Rau cần nước. ... .

Bông súng. ... .

Rau đắng. ... .

Rau mồng tơi. ... .

Rau xà lách..