Khi nào cần lập đề án bảo vệ môi trường

Đề án bảo vệ môi trường thực chất là một loại thủ tục Hồ sơ pháp lý mà các doanh nghiệp cần phải lập bổ sung sau khi đã lỡ đi vào hoạt động sản xuất mà chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của Pháp luật.

1. Tại sao phải lập đề án bảo vệ môi trường ?

Đề án bảo vệ môi trường thực chất là một loại thủ tục Hồ sơ pháp lý mà các doanh nghiệp cần phải lập bổ sung sau khi đã lỡ đi vào hoạt động sản xuất mà chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của Pháp luật.

Điều đầu tiên là để theo dõi diễn biến của môi trường xung quanh khu vực dự án. Đồng thời đánh giá được mức độ tác động của nguồn ô nhiễm đối với môi trường sau đó giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn những vấn đề ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý nguồn ô nhiễm đó thích hợp.

Khi nào cần lập đề án bảo vệ môi trường

2. Đối tượng lập đề án bảo vệ môi trường Các đối tượng cần phải lập đề án bảo vệ môi trường theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP gồm các nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động nhưng chưa có quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. - Các loại đề án bảo vệ môi trường: + Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết: được thực hiện đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM. + Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản: được thực hiện lập đối với các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường. 3. Căn cứ pháp lý lập đề án bảo vệ môi trường - Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường. - Thông tư 26/2015/TT-BTNMT, Thông tu của Bộ TNMT quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản. - Nghị định 38/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 24/04/2015, Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu 4. Các bước lập đề án bảo vệ môi trường B1. Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động cũng như môi trường xung quanh của dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của công ty. B2. Xác định nguồn ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các chất thải phát sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án. B3. Thu thập mẫu nước thải, chất thải rắn, khí thải tại nguồn và khí thải xung quanh, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm. Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đối với môi trường.

B4. Xây dựng các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với công ty. Đề xuất các phương án xử lý nước thải, xử lý khí thải, thu gom chất thải từ các hoạt động sản xuất của dự án.

B5. Xây dựng và phát triển chương trình giám sát môi trường. B6. Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án B7. Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường ở Công ty. B8. Thẩm định và quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường. 5. Hồ sơ thẩm định đề án bảo vệ môi trường - Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015. - Bảy (07) bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015 - Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án chi tiết. 6. Thẩm định đề án bảo vệ môi trường - Bộ TNMT và sở TNMT thẩm định đối với các đề án bảo vệ môi trường chi tiết - Quận, huyện thẩm định đối với các đề án bảo vệ môi trường đơn giản 7. Thời gian thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường - Đối với các đề án chi tiết: thời gian từ 25 đến 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. - Đối với các đề án đơn giản: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản

----------------

+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

+ Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

2. Khái niệm

Đề án bảo vệ môi trường là loại văn bản mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào vận hành chính thức nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trước thời điểm Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực.

Tùy thuộc vào quy mô, loại hình dự án mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết hay đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

3. Đối tượng

– Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này để tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

– Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 để đăng ký.

4.Các bước lập Đề án bảo vệ môi trường

– Tiến hành kiểm tra điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, vị trí địa lý, khí hậu khu vực dự án.

– Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

– Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm khi thực hiện dự án với môi trường xung quanh.

– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

– Tiến hành xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường trong quá trình triển khai dự án.

– Nộp hồ sơ đến cơ quan có chức năng để thẩm định và phê duyệt

5. Thẩm quyền phê duyệt

– Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; trừ các cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.

+ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở khác thuộc bí mật an ninh, quốc phòng và cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở trên địa bàn của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 6 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

– Thẩm quyền, thời hạn xác nhận đăng ký đề án đơn giản

+ Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký đề án đơn giản trong các trường hợp sau đây:

  • Cơ sở nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
  • Cơ sở nằm trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
  • Cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký đề án đơn giản, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

+ Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đăng ký đề án đơn giản khi được Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền bằng văn bản.