Khoa Hồi sức tích cực là gì

Cập nhật: 25/05/2020 17:28 | Trần Thị Mai

Khoa Hồi sức tích cực là một trong những khoa lâm sàng quan trọng trong một bệnh viện đa khoa. Đây cũng là nơi tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh nặng đe dọa đến tính mạng.

Khoa này thực hiện hoạt động điều trị và chăm sóc bệnh nhân cùng với sự trợ giúp của các trang thiết bị hiện đại diễn ra liên tục 24 giờ trong ngày,7 ngày trong tuần nhằm phát hiện và xử trí kịp thời các biến cố.

Chức năng của khoa Hồi sức tích cực

Khoa hồi sức tích cực sẽ hoàn toàn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và cũng cần chịu trách nhiệm trước Giám đốc về:

  • Phối hợp điều trị hoặc hỗ trợ về chuyên môn cho các khoa lâm sàng, cận lâm sáng khác trong bệnh viện nếu cần thiết. 
  • Tham gia chung vào công tác đào tạo cán bộ trong  toàn bệnh viện.
  • Tham gia nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng các khoa học tiên tiến, hiện đại đó vào khoa hồi sức tích cực. 
  • Giải quyết các cấp cứu thông thường.
  • Tiếp tục cấp cứu, hồi sức tích cực người bệnh tuyến trước chuyển về, người bệnh nặng của các khoa lâm sàng trong bệnh viện.
  • Đối với những trường hợp có tình trạng nặng, quá khả năng chuyên môn của khoa thì cần hội chẩn, mời tuyến trên hoặc tiến hành nhanh chóng công tác chuyển người bệnh lên tuyến trên.
  • Tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tiếp nhận các cấp cứu hàng loạt.

Nhiệm vụ cụ thể của Khoa hồi sức tích cực

- Chuyên môn

+ Tham gia hồi sức ngoại khoa cho các bệnh nhân sau mổ nặng từ khu phẫu thuật đến phòng hồi tỉnh. Hoặc cũng có thể từ các khoa ngoại trong bệnh viện hoặc bệnh viện khác chuyển đến. 

+ Kết hợp hồi sức  với các trường hợp cần vừa hồi sức vừa mổ.

+ Tiến hành hồi sức tích cực cho các trường hợp cần hồi sức trong cả quá  trình phẫu thuật và sau phẫu thuật.

+ Cần hồi sức tích cực cho các  trường hợp xảy ra biến chứng ngoại khoa.

+ Tiếp tục theo  dõi an toàn các bệnh nhân đang trong  quá trình hồi tỉnh:

  • Tiếp nhận và đánh giá tình trạng của người bệnh
  • Thực hiện các phương pháp xử trí tích cực giúp người bệnh để mau chóng hồi tỉnh hơn. 
  • Thường xuyên theo dõi và kịp thời xử trí cho các biến chứng của người bệnh nếu có.
  • Kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh nhân để tiến hành chuyển đến các bộ phận liên quan khác như bộ phận hồi sức ngoại khoa hoặc chuyển đến khoa khác.

+ Tiến hành các kỹ thuật, thủ thuật về hồi sức như: chọc catheter tĩnh mạch trung ương, mở khí quản cấp cứu, thở máy, lọc máu, thận nhân tạo......

+ Thực hiện các biện pháp giúp giảm đau

  • Khám lâm sàng và tư vấn cho những bệnh nhân trước khi phẫu thuật và sau khi phẫu thuật, đặc biệt là các trường hợp  bị đau cấp tính và mãn tính sau mổ.
  • Giải thích, thông báo cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của bệnh nhân về kỹ thuật, phương pháp giảm đau cần được thực hiện trước khi tiến hành thực hiện kỹ  thuật giảm đau. 
  • Theo dõi thường xuyên và xử trí kịp thời các biến chứng có  thể xảy ra trong quá trình dùng kỹ thuật giảm đau.

+ Tổ chức và tham gia thường trực bệnh viện 24/244 giờ

+ Thực hiện đúng theo  các quy trình kỹ thuật của bệnh viện trong công tác hồi sức tích cực ngoại khoa và chăm sóc đối với người bệnh

+ Tham gia hội chẩn bệnh viện, hội chẩn liên khoa, ngoại viện, liên bệnh viện về hồi sức tích cực ngoại khoa đối với người bệnh ung bướu.

* Đào tạo cán bộ

+ Thường xuyên tham gia công tác đào tạo, đào tạo lại và  đào tạo nâng cao trình độ cho các bác sĩ, điều dưỡng viên ở trong khoa, trong bệnh viện hoặc các cán bộ tuyến dưới được gửi đến học tập và thực hành. 

+ Phối hợp tham gia đào tạo cán bộ y tế ở bậc sau đại học, cao đẳng hoặc trung học theo sự phân công của bệnh viện hoặc các lãnh đạo cấp trên. 

* Nghiên cứu khoa học

+ Triển khai các đề tài nghiên cứu hoặc đề xuất các nghiên cứu khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về hồi sức ngoại khoa bệnh ung thư theo xu hướng phát triển của nền y học hiện đại.

+ Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực hồi sức tích cực ngoại khoa đối với bệnh ung thư

+ Phối hợp cùng với các khoa khác trong bệnh viện để xây dựng nên các phác đồ chẩn đoán điều trị hiệu quả trong khoa hồi sức tích cực và đặc biệt cần phải phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. 

+ Tham gia các công trình nghiên cứu khoa học các cấp về hồi sức ngoại khoa bệnh nhân ung thư do bệnh viện phân công.

+ Hỗ trợ trong việc biên tập các tài liệu chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy, hồi sức tích cực ngoại khoa bệnh nhân nặng bệnh ung thư.

Chức năng, nhiệm vụ của Khoa hồi sức tích cực

* Chỉ đạo tuyến

+ Hướng dẫn, tuyên truyền đến người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân cách phòng và phát hiện sớm các loại bệnh cơ bản. 

+ Kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các khoa trong bệnh viện nhằm mục đích chẩn đoán chính xác và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp theo tình trạng sức khỏe của người bệnh theo sự phân công của lãnh đạo cấp trên. 

+ Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn kĩ thuật cho y tế cơ sở, hỗ trợ các kỹ thuật hồi sức tích cực hoặc thực hiện chuyển giao và  theo chỉ đạo của giám đốc bệnh viện.

* Hợp tác quốc tế

+ Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học về điều trị, cấp cứu bệnh nhân ngoại khoa nặng ung thư dưới sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện.

+ Khai thác thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong khám, chẩn đoán, điều trị ngững bệnh nhân ngoại khoa nặng bệnh ung thư và phát triển chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện.

+ Tham dự các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về lĩnh vực hồi sức tích cực ngoại khoa điều trị bệnh ung thư dưới sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện.

* Quản lý công tác khoa

+ Triển khai, thực hiện quy chế hoạt động của khoa căn cứ vào quy chế bệnh viện, các quy định khác của Nhà nước, nghành, Bộ Y tế và Bệnh viện.

+ Tổ chức giao ban khoa, tham gia giao ban bệnh viện, tham gia sinh hoạt khoa học.

+ Thường xuyên giáo dục nâng cao y đức trong cán bộ nhân viên của khoa và thực hiện tốt quy chế giao tiếp trong bệnh viện.

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của khoa như: Nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế được bệnh viện giao theo quy định.

+ Thực hành tiết kiệm, chống thất thoát và lãng phí trong quá trình điều trị, thống kê, tính đúng, tính đủ các chi phí điều trị của bệnh nhân. Thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

+ Thực hiện xã hội hóa công tác y tế theo chủ trương của bệnh viện.         

Qua các chia sẻ ở trên về khoa hồi sức tích cực, hi vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn các thông tin của khoa này. Ban tư vấn tuyển sinh của Cao Đẳng Dược sẽ còn tiếp tục chia sẻ nhiều bài viết hữu ích khác về hướng nghiệp cùng chuyên mục này, bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi và cập nhật tin tức nhanh nhất nhé!

Tiền thân của khoa Hồi sức tích cực - Chống độc là khoa Hồi sức cấp cứu. Ngày 20/4/1999, khoa Hồi sức cấp cứu tách thành 2 khoa là khoa Hồi sức tích cực và khoa Cấp cứu tổng hợp.

Ban đầu, khoa đảm nhận cả hồi sức nội và hồi sức ngoại, nhưng đến 2007 khoa chỉ đảm nhận hồi sức nội khoa tổng hợp và chống độc.

Cơ cấu tổ chức - nhân sự:

Tổng số viên chức và người lao động tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc là 80 cán bộ, trong đó:

- Trưởng khoa: Tiến sĩ Bác sĩ Vũ Đình Thắng

- Phó khoa: Thạc sĩ Bác sĩ Cao Hoài Tuấn Anh

- Điều dưỡng trưởng: Cử nhân Điều dưỡng Văn Thị Thu Hương

- 01 Tiến sĩ

- 04 Thạc sĩ bao gồm các chuyên ngành Hồi sức nội khoa, Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh

- 01 Thạc sĩ được đào tạo ở Pháp

- 06 Bác sĩ chuyên khoa I về Nội khoa

- 59 Điều dưỡng, trong đó có 14 Cử nhân điều dưỡng

- 1 Dược sĩ

- 1 Kỹ thuật viên vi tính

- 5 Hộ lý

Các phương pháp điều trị kỹ thuật cao:

Hồi sức tích cực - Chống độc đang áp dụng những phương pháp, kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới trong lĩnh vực Hồi sức cấp cứu, giúp các bác sĩ có thể điều trị rất hiệu quả như: Lọc máu liên tục; Thay thế huyết tương; Lọc gan nhân tạo; Lọc máu hấp phụ; Đặt bóng đối xung động mạch chủ; Đo cung lượng tim liên tục theo dõi tại giường; Trao đổi khí bằng màng ngoài cơ thể; Hạ thân nhiệt chủ động; Đặt máy tạo nhịp qua lòng mạch tạm thời; Đặt HAĐM xâm lấn…

Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động:

Chức năng - Nhiệm vụ:

- Cấp cứu và điều trị cho các trường hợp ngộ độc, bệnh lý nội khoa nặng, nguy kịch đe dọa tính mạng, từ các khoa trong bệnh viện hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến.

- Bệnh nhân nằm tại khoa được thăm khám, theo dõi, điều trị, chăm sóc toàn diện và liên tục 24/24. Kỹ thuật chăm sóc toàn diện.

Các hoạt động:

- Công tác điều trị: Các bệnh lý thường găp tại khoa hầu như bao trùm tất cả các chuyên ngành như:

+ Hồi sức: suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, rối loạn nước điện giải, điện giật, ngạt nước, rắn cắn...

+ Chống độc: ngộ độc thuốc, hóa chất các loại [Paraquat, thuốc trừ sâu, thuốc tẩy rửa…].

+ Bỏng: hồi sức bệnh nhân bỏng nặng, sốc bỏng.

+ Tim mạch: sốc tim, nhồi máu cơ tim, suy tim nặng, phù phổi, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp ác tính...

+ Hô hấp: viêm phổi nặng, hen phế quản ác tính, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xẹp phổi, tràn dịch màng phổi, ALI/ARDS.

+ Tiêu hóa: xuất huyết tiêu hóa nặng, hôn mê gan, xơ gan, viêm tụy cấp, tiêu chảy mất nước, suy gan do viêm gan siêu vi tối cấp hoặc do thuốc…

+ Thận: suy thận cấp, suy thận cấp trên nền mãn tính.

+ Nội thần kinh: xuất huyết não, nhồi máu não, các bệnh lý thần kinh cơ như bệnh lý nhược cơ, hội chứng Guillain-Barre.

+ Nội tiết: hôn mê do đái tháo đường, cơn bão giáp, suy tuyến thượng thận cấp

+ Da liễu: dị ứng thuốc nặng, Steven - Johnson, Lyell, Lupus gây biến chứng đa cơ quan.

- Nghiên cứu khoa học: Thực hiện rất nhiều các công trình Nghiên cứu khoa học

- Chỉ đạo ngành: Tham gia vào các hoạt động của Hội Hồi sức phía Nam

- Hợp tác quốc tế:

+ Tham dự các hội nghị quốc tế hàng năm.

+ Thường xuyên cử các BS tham dự các khóa học về các kỹ thuật cao tại Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…

Những thành tích nổi bật:

- Là khoa Hồi sức đi đầu trong việc triển khai các kỹ thuật cao tại Việt Nam

- Là nơi thực hành và đào tạo về hồi sức cấp cứu cho các sinh viên, bác sĩ đa khoa, bác sĩ sau ĐH của trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và các bệnh viện.

- Thông qua 9 lớp đào tạo về lọc máu liên tục đã dần dần chuyển giao kỹ thuật cao cho các bệnh viện khác.

Thời gian phục vụ: Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần: Từ 07h sáng đến 16h30 chiều Thứ bảy - chủ nhật - ngoài giờ: có ekip trực 24/24h

Địa điểm:

Khu B - Tầng trệt - Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc - Bệnh viện Nhân Dân 115 527 Sư Vạn Hạnh hoặc 88 Thành Thái,  P.12, Q.10, TP.HCM

Website: www.hstccd.benhvien115.com.vn

Hình ảnh cán bộ khoa Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc - Bệnh viện Nhân dân 115:




















Page 2

01/03/2021 15:00

Vừa qua, khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận một người bệnh mắc hội chứng Guillain-Barré, yếu tứ chi với sức cơ hai chân 0/5, hai tay 2/5. Người bệnh được điều trị tích cực và tiến hành thay huyết tương, nhờ đó tình trạng đã có những cải thiện rõ rệt.

Video liên quan

Chủ Đề