Kinh doanh quốc tế học ở đâu

Kinh doanh quốc tế là một trong những ngành học đang phát triển vượt bậc hiện nay, được nhiều trường đại học ưu tiên đào tạo và phát triển.

Hãy cùng Gin tìm hiểu về ngành học này trong bài viết này nhé.

Ngành Kinh doanh quốc tế là gì?

Giới thiệu chung về ngành

Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế [International business] bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh doanh và giao diện được thực hiện giữa 2 hoặc nhiều quốc gia với nhau. Thông qua đó, các bên sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Học ngành Kinh doanh quốc tế được gì?

Kinh doanh quốc tế cung cấp cho chúng ta kiến thức gì?

Vì là một lĩnh vực phát triển và có tính quốc tế nên ngành Kinh doanh quốc tế sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức về kinh doanh, chiến lược toàn cầu, chiến lược kinh doanh đa quốc gia.

Các kiến thức chúng ta học được từ chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế bao gồm kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng về kinh doanh thị trường nước ngoài, giúp chúng ta tự tin hơn khi bước chân ra thế giới.

Một số điều cần đạt được sau khi tốt nghiệp ngành này bao gồm:

  • Có khả năng phân tích tác động từ các yếu tố mang tính toàn cầu tới hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố này có thể là chính trị, kinh tế, người, công nghệ, địa lý và văn hóa
  • Khả năng phân tích tài chính, thị trường chứng khoán, hệ thống tỷ giá hối đoái.
  • Có khả năng quản trị, lập kế hoạch, các nghiệp vụ thiết yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu
  • Xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế và đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp.

Các trường đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế

Việc lựa chọn trường học cũng khá quan trọng. Nếu bạn có tiềm lực tài chính, mình khuyên nên lựa chọn một trường đào tạo quốc tế để đảm bảo có chất lượng đào tạo tốt nhất.

Ngoài ra, chất lượng đào tạo của các trường đại học tại Việt Nam hiện nay cũng đang dần được cải thiện. Tuy nhiên việc tự học của mỗi sinh viên cũng là yếu tố quyết định tới lượng kiến thức tích lũy vào đầu các bạn được nhiều hay ít đó. Hãy cố gắng lên nhé.

Dưới đây là danh sách các trường tuyển sinh ngành Kinh doanh quốc tế năm 2021. Bên cạnh đó là điểm chuẩn ngành Kinh doanh quốc tế năm 2021 để các bạn tiện tham khảo hơn nhé.

Các trường có ngành Kinh doanh quốc tế như sau:

  • Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Các khối thi ngành Kinh doanh quốc tế

Để xét tuyển vào ngành Kinh doanh quốc tế, các bạn có thể sử dụng các tổ hợp xét tuyển dưới đây.

Các khối xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế bao gồm:

Khối A00 [Toán, Lý, Hóa]
Khối A01 [Toán, Lý, Anh]
Khối A04 [Toán, Lý, Địa]
Khối A09 [Toán, Địa, GDCD]
Khối B00 [Toán, Hóa, Sinh]
Khối C00 [Văn, Sử, Địa]
Khối C01 [Toán, Lý, Văn]
Khối C02 [Văn, Toán, Hóa]
Khối C04 [Văn, Toán, Địa]
Khối C14 [Văn, Toán, GDCD]
Khối D01 [Văn, Toán, Anh]
Khối D03 [Văn, Toán, tiếng Pháp]
Khối D07 [Toán, Hóa, Anh]
Khối D09 [Toán, Sử, Anh]
Khối D10 [Toán, Địa, Anh]
Khối D15 [Văn, Địa, Anh]
Khối D90 [Toán, KHTN, Anh]
Khối D96 [Toán, KHXH, Anh]

Chương trình đào tạo Ngành Kinh doanh quốc tế

Để các bạn có cái nhìn khách quan hơn và để biết ngành này học những gì, chúng ta sẽ cùng đến với chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế của trường Đại học Tài chính – Marketing nhé.

Chuyên ngành Thương mại quốc tế [ngành Kinh doanh quốc tế]

Hệ đào tạo: Đại học chính quy

Số tín chỉ: 135 [không tính tín chỉ học phần GDTC, GD Quốc phòng an ninh và kỹ năng mềm].

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin 1, 2
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Pháp luật đại cương
Anh văn 1, 2, 3, 4, 5, 6
Toán cao cấp
Tin học đại cương
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng an ninh
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng tìm việc
Kỹ năng khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
Học phần bắt buộc
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vi mô
Lý thuyết xác xuất và thống kê toán
Mô hình toán kinh tế
Nguyên lý Marketing
Nguyên lý kế toán
Kinh doanh quốc tế 1
Luật thương mại quốc tế
Quản trị học
Tài chính doanh nghiệp 1
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Marketing thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế
Thanh toán quốc tế
Kế toán quản trị 1
Thực hành nghề nghiệp 1
Giao dịch thương mại quốc tế
Quản trị xuất nhập khẩu
Vận tải và bảo hiểm ngoại thương
Vận tải và bảo hiểm ngoại thương
Chiến lược kinh doanh quốc tế
Đàm phán trong kinh doanh quốc tế
Quản trị Logistics
Thực hành nghề nghiệp 2
Học phần tự chọn
Thị trường chứng khoán
Đầu tư quốc tế
Thương mại điện tử trong kinh doanh
Thuế xuất nhập khẩu – Nghiệp vụ hải quan
Giao tiếp trong kinh doanh
Tài chính quốc tế
Các môn bắt buộc
Anh văn thương mại quốc tế 1, 2
Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Mô hình ứng dụng trong kinh doanh quốc tế
Khóa luận tốt nghiệp [8] hoặc thực tập cuối khóa với các học phần thay thế:
Kinh doanh quốc tế 2
Quản trị rủi ro trong kinh doanh quốc tế

Cơ hội việc làm ngành Kinh doanh quốc tế

Với những ngành học phía trên, mình nghĩ ít nhiều các bạn cũng hình dung ra được các công việc sau khi tốt nghiệp ngành học này.

Tuy nhiên, lúc nào cũng có sự khởi đầu. Sinh viên vừa tốt nghiệp nếu chưa có kinh nghiệm mà chỉ có kiến thức thì dù giỏi cũng không thể bắt đầu ngay ở vị trí cao được. Mình đương nhiên sẽ không vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp ở các vị trí chuyên viên hay quản lý gì cả. Hầu hết nếu như chưa có kinh nghiệm trong công việc, chúng ta thường sẽ phải bắt đầu ở vị trí nhân viên. Sau đó, qua thời gian và kiến thức, kinh nghiệm tích lũy dần, việc thăng cấp quản lý, giám sát, giám đốc… đều là ở khả năng của mỗi người.

Các công việc ngành Kinh doanh quốc tế bao gồm:

  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Nhân viên vận tải và bảo hiểm ngoại thương
  • Nhân viên hải quan chịu trách nhiệm thuế xuất nhập khẩu
  • Nhân viên marketing quốc tế
  • Kế toán viên quốc tế
  • Nghiên cứu thị trường quốc tế

Và một số công việc cấp cao hơn bao gồm:

  • Chiến lược gia kinh doanh quốc tế
  • Chuyên viên đàm phán trong kinh doanh quốc tế
  • Nhà quản trị Logistics
  • Chuyên viên thị trường chứng khoán
  • Chuyên viên tài chính quốc tế.

Đơn vị làm việc:

Để làm những công việc liên quan tới thị trường quốc tế, các bạn có thể làm việc tại các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty đa quốc gia, công ty có vốn đầu tư nước ngoài hay các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Nói chung định hướng là vậy nhưng mỗi người chúng ta sẽ có những con đường riêng sau này.

Trên đây là những chia sẻ của mình về ngành Kinh doanh quốc tế. Nếu có gì cần tư vấn các bạn có thể để lại bình luận hoặc nhắn tin tới fanpage cho mình nhé.

Video liên quan

Chủ Đề