Kinh nghiệm nuôi chó ở chung cư


Theo mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BXD ngày 15/12/2016 có quy định cấm chăn, thả gia súc, gia cầm như trên và nghiêm cấm các hành vi khác gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định.

Trong khi đó, tại các khoản 6, 7, 8 thuộc Điều 2, Luật Chăn nuôi 2018:

- Gia súc là các loài động vật có vú, có 4 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi. - Gia cầm là các loài động vật có 2 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi. - Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Như vậy, nếu thú cưng được nuôi là gia súc, gia cầm thì cá nhân, hộ gia đình không được chăn, thả trong khu vực nhà chung cư. Trường hợp thú cưng là các loài động vật ngoài gia súc, gia cầm, ngoài Danh mục động vật nêu trên và không nằm trong các hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định thì việc nuôi thú cưng như chó, mèo không nằm trong điều cấm của pháp luật về nhà chung cư. Tuy nhiên, cá nhân, hộ gia đình cần lưu ý việc nuôi thú cưng phải tuân theo quy định của các nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư tại các khu nhà chung cư khác nhau.

Kinh nghiệm nuôi chó ở chung cư

Chung cư nhà mình, và rất nhiều chung cư, có quy định cấm nuôi chó mèo nhưng hiện tại sau nhiều năm sống ở đây mình thấy số lượng chó mèo tăng lên rõ rệt. Lúc mới vào ở chỉ lác đác một hai con chó được dẫn xuống sân nhưng giờ đây xuống sân giờ nào cũng thấy có những bạn khuyển ở đó. Cho dù cư dân đã kiến nghị ban quản lý, ban quản trị làm việc nghiêm túc với những hộ nuôi chó mèo, đặc biệt là nuôi chó nhưng dường như cũng chẳng có tác dụng gì. Số lượng chó càng ngày càng tăng lên, số lượng loài cũng đa dạng hơn, to nhỏ lớn bé dễ thương hung dữ đủ cả.

Mình không phản đối việc nuôi chó mèo nhưng chung cư không phải là nơi phù hợp để nuôi những loài này. Những lý do không nên nuôi chó mèo ở chung cư theo mình là như sau.

Kinh nghiệm nuôi chó ở chung cư

Hiện luật pháp không cấm nuôi thú cưng nói chung và nuôi chó ở chung cư nói riêng. Tuy nhiên, cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu muốn nuôi thú cưng khi ở nhà chung cư cần đặc biệt lưu ý đến các quy định để tránh những vấn đề phức tạp không đáng có. Dưới đây, Cẩm nang mua bán gửi tới bạn những thông tin hữu ích khi nuôi chó ở chung cư. Cùng tham khảo nhé!

Có nên nuôi chó ở chung cư không?

Chung cư, nhà phố hoặc căn hộ có phải chỉ là một môi trường sống, tốt hay xấu tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi con người? Có thể suy nghĩ đó đúng với con người khi chúng ta dễ dàng thích nghi được với những điều kiện sống khác nhau, nhưng những chú cún thì lại khác

Nuôi chó ở chung cư không đơn giản là cho chúng một môi trường sống mà môi trường sống đó phải đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của cún cưng nhà bạn.

Kinh nghiệm nuôi chó ở chung cư
Có nên nuôi chó ở chung cư hay không? Bạn có thể nuôi cún cưng nếu đáp ứng đủ nhu cầu sống của chúng và không làm ảnh hưởng tới những người xung quanh

5 yêu cầu cơ bản khi nuôi chó

  • Cần đáp ứng đủ không gian sống cho các nhu cầu cơ bản: Đứng, nằm, đi lại, ngủ, vệ sinh
  • Những chú chó, đặc biệt là những chú chó kích thước lớn cần có nhu cầu vận động để giải phóng năng lượng
  • Chủ cần kiên nhẫn và biết cách dạy dỗ chó cưng những thói quen và hành vi cơ bản
  • Cún cưng cần được vệ sinh thân thể lẫn môi trường sống thường xuyên
  • Chủ cần có trách nhiệm với cún và những vấn đề mà cún gây nên đối với xung quanh

Ở chung cư có được nuôi chó không? Bạn hoàn toàn có thể nuôi chó ở chung cư nếu có điều kiện và ứng phó được hết các nhu cầu và các tình huống có thể xảy đến với chú cún cưng nhà bạn. Không gian sống ở chung cư nhỏ hơn so với nhà mặt đất và bạn cần chia sẻ nhiều không gian chung với những người khác nhau. Vì thế, bạn cần đảm bảo việc nuôi chó ở chung cư không làm ảnh hưởng tới những người khác.

Những quy định cơ bản đối với việc nuôi chó tại chung cư

Nhìn nhận ở góc độ pháp lý, pháp luật hiện nay nghiêm cấm việc chăn thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư. Tuy nhiên, thú cưng như chó, mèo thuộc vào loại động vật khác nên vẫn được phép nuôi.

Kinh nghiệm nuôi chó ở chung cư
Quy định nuôi chó tại chung cư được thảo luận và quyết định ở hội nghị nhà chung cư

Tuy nhiên, việc được nuôi chó ở chung cư nói riêng và nuôi thú cưng nói chung ở mỗi chung cư là khác nhau. Vấn đề này sẽ được thảo luận và quyết định ở hội nghị nhà chung cư.

Với trường hợp phía chung cư bạn đang ở cho phép nuôi chó, cư dân phải đảm bảo vệ sinh, an toàn, không để cún cưng phóng uế bừa bãi và phải đeo rọ mõm khi cho cún cưng đến những nơi công cộng.

Cần chuẩn bị những gì khi nuôi chó tại chung cư?

Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho chó cưng phát triển, phù hợp với môi trường sống của chung cư và giúp bạn tránh những phiền toái không đáng có, bạn cần chuẩn bị những điều sau:

Tìm hiểu nội quy, quy định của chung cư 

Như đã đề cập phía trên, việc nuôi thú cưng ở chung cư được quyết định tại hội nghị nhà chung cư. Có chung cư cho phép nuôi thú cưng, có nơi lại không, có nơi hạn chế số lượng, cân nặng của chó, mèo,… Vì vậy, trước khi quyết định nuôi chó ở chung cư, bạn cần tìm hiểu kĩ quy định nuôi chó ở khu dân cư tại ban quản lý tòa nhà.

Lựa chọn sống ở chung cư đồng nghĩa với việc phải chia sẻ nhiều không gian chung với nhiều người khác nhau. Để không làm ảnh hưởng tới các hộ gia đình khác, bạn cần đặc biệt quan tâm đến cún cưng, không để chúng đi lung tung gây ảnh hưởng tới các căn hộ lân cận.

Kinh nghiệm nuôi chó ở chung cư
Có rất nhiều chung cư cấm nuôi chó, vì thế bạn cần tìm hiểu kĩ để tránh những vấn đề rắc rối có thể xảy đến

Lựa chọn giống chó phù hợp

Để lựa chọn được giống chó phù hợp với gia đình, bạn nên tìm hiểu về đặc điểm, tính cách của các giống chó. Nếu bạn không có nhiều thời gian rảnh, nên lựa chọn những chú cún không cần chăm sóc quá kỹ, không quá kén ăn và không quá “tăng động”. Như vậy, bạn có thể dễ dàng sắp xếp được thời gian cho công việc, cuộc sống mà vẫn nuôi dạy chú chó cưng của mình.

Ngoài ra, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý trong trường hợp gia đình có người bị dị ứng với lông chó, mèo. Có thể lựa chọn những giống chó như Poodles, Schnauzers,… với bộ lông khá ngắn và không hay rụng lông. Ngoài ra, những chiếc máy hút bụi sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc dọn dẹp những chiếc lông chó trong nhà.

>>> Có thể bạn quan tâm: Giải mã chó Phú Quốc giống chó được yêu thích tại Việt Nam

Tiêm phòng đầy đủ

Không chỉ những chú chó nuôi ở chung cư mà khi bạn nuôi thú cưng đều nên tiêm phòng đầy đủ. Điều này giúp bảo vệ cún chưng khỏi các căn bệnh nguy hiểm có thể khiến cho chúng suy yếu hoặc chết

Sự linh hoạt và tò mò của những chú chó chắc chắn sẽ khiến cho chúng dễ dàng tiếp xúc với những mầm bệnh hơn. Khi được tiêm phòng đầy đủ, vaccine sẽ giúp bảo vệ chúng khỏi những rủi ro này và có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Hơn hết, tiêm phòng còn ngăn ngừa tình trạng lây chéo bệnh từ thú cưng sang con người, giúp bảo vệ sức khoẻ của bạn và những người xung quanh.

Kinh nghiệm nuôi chó ở chung cư
Tiêm phòng cho cún cưng đầy đủ để bảo vệ sức khoẻ của cún, bản thân và cộng đồng

Chuẩn bị những dụng cụ phù hợp

Nếu bạn đang có ý định nuôi chó ở chung cư để bầu bạn thì danh sách những phụ kiện cần thiết dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị cho cún cưng có một môi trường sống tốt hơn:

  • Nhà vệ sinh hoặc tấm lót vệ sinh: Những chú chó nhỏ sẽ chưa có thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định. Nếu không có chỗ để đi vệ sinh, chúng sẽ phóng uế bừa bãi khắp nhà và khiến mất vệ sinh cung như mất nhiều thời gian để dọn dẹp.
  • Thức ăn, bát đựng thức ăn cũng là những vật dụng không thể thiếu.
  • Bảng tên, dây dắt chó đi dạo, rọ mõm là những phụ kiện thiết yếu khi bạn mang cún cưng ra ngoài.
  • Balo vận chuyển phòng trường hợp cần đưa chó di chuyển trên một quãng đường dài và là những vật dụng cần thiết để đưa chúng đi chơi xa hay đi thú y.
  • Đồ chơi, dụng cụ huấn luyện như: Xương gặp, đĩa bay, bóng, còi, dây thừng,… vừa giúp chúng giải trí, rèn luyện sức khỏe cũng như các phản xạ cần thiết.
  • Dụng cụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe: Kìm bấm móng, lược chải lông, sữa tắm,…
  • Ổ đệm để nằm

3 giống chó phù hợp để nuôi tại chung cư

Ở chung cư nên nuôi chó gì? Có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn một giống chó phù hợp nuôi tại chung cư, trong đó có 3 tiêu chí thường được ưu tiên nhất là: Có kích thước nhỏ, không hay phá phách và không quá năng động. Dựa trên 3 tiêu chí này, bạn có thể tham khảo một vào giống chó sau:

Chó Poodle

Đây là một giống chó dễ nuôi và có thể sống ở bất kỳ đâu miễn là bạn cho chúng đi dạo và vận động thể lực thường xuyên. Kích thước của giống chó này nhỏ, phù hợp nuôi trong những căn hộ có diện tích không quá lớn. Bên cạnh đó, ngoại hình đáng yêu, nhỏ nhắn cùng bộ lông xoăn mượt, tính cách thân thiện chắc chắn sẽ là một người bạn 4 chân hợp lý.

Poodle là giống chó cảnh dễ nuôi, thông minh, trung và rất nghe lời, không đòi hỏi phải mất quá nhiều thời gian để chăm sóc chúng. Nếu bạn đang tìm kiếm một giống chó phù hợp để nuôi ở chung cư, thì Poodle là một lựa chọn không thể phù hợp hơn.

>>> Xem thêm: Chó Poodle và những điều có thể bạn chưa biết!

Giống chó Corgi

Chắc chắn bạn không quá xa lạ với những chú chó Corgi cực kỳ đáng yêu với cặp mông, 4 chân ngắn ngủn. Corgi còn được bầu chọn là giống chó chân ngắn đáng yêu nhất trên thế giới.

Giống chó này tương đối dễ nuôi, thân thiện và hòa đồng với tất cả mọi người. Chúng cũng rất khoẻ mạnh, luôn tràn đầy năng lượng và chắc chắn sẽ giúp bạn luôn vui vẻ khi ở bên chúng. Tuy nhiên, Corgi đã quen sống nơi khí hậu lạnh, ở Việt Nam, chúng cần được sống trong môi trường mát mẻ.

>>> Xem thêm: Chó Corgi và 5 kinh nghiệm giúp chăm Corgi khỏe mạnh nhất!

Kinh nghiệm nuôi chó ở chung cư
Giống chó chân ngắn Corgi rất thích hợp để nuôi ở chung cư

Giống chó Pug

Ấn tượng đầu tiên với những chú chó Pug là khuôn mặt bầu bĩnh, ngộ nghĩnh, đôi mắt to tròn, lúc nào cũng ở trong trạng thái buồn, đôi tai cụp xuống, mõm ngắn. Dù không được quá thông minh nhưng bù lại chúng rất trung thành với chủ nhân. Kích thước của chúng cũng không quá to lớn và ít chạy nhảy, đặc biệt là rất ít sủa, rất thích hợp cho những ai đang có nhu cầu nuôi chó ở chung cư.

>>> Xem thêm: Chó mặt xệ giá bao nhiêu? Đặc điểm và cách nuôi cho người mới

5 Một số chung cư hiện nay cho nuôi chó

Nếu bạn là một người yêu thích động vật, muốn nuôi chó mèo ở chung cư, hãy  tham khảo những chung cư cho nuôi thú cưng này. Mặc dù cho phép nuôi, tuy nhiên mỗi chung cư sẽ có những quy định riêng và bạn cần tham khảo trước để tránh những rắc rối có thể xảy đến.

Tại Hà Nội có các chung cư:

  • Chung cư VOV Mễ Trì, VOV Plaza
  • Chung cư Times City Park Hill
  • Các chung cư thuộc Vinhomes: ví dụ chung cư quận Long Biên có Vinhomes Riverside, quận Cầu Giấy có Vinhome D’Capitale,…
Kinh nghiệm nuôi chó ở chung cư
Một số chung cư cho phép nuôi thú cưng tại Hà Nội và TP. HCM

Tại TP. HCM có các chung cư:

  • Chung cư Horizon, Quận 1
  • Chung cư New City Thủ Thiêm, Quận 2
  • Chung cư An Lộc, Quận 2
  • Chung cư Masteri Thảo Điền, Quận 2
  • Chung cư The Gold View, Quận 4
  • Chung cư Sky Garden, Quận 7
  • Chung cư Green River, Quận 8
  • Chung cư Hado Centrosa, Quận 10
  • Chung cư Nguyễn Ngọc Phương, Bình Thạnh
  • Chung cư Ruby Garden, Tân Bình
  • Chung cư Lavita Garden, Thủ Đức

Trên đây là các kinh nghiệm nuôi chó ở chung cư, các giống chó hay được nuôi nhiều ở chung cư cùng với danh sách những chung cư cho phép nuôi thú cưng tại Hà Nội và TP. HCM,… mà Mua Bán đã tổng hợp. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích với bạn. Chúc bạn tìm được một bé cún thích hợp với gia đình nhé!

Truy cập Mua Bán để cập nhật ngay thông tin mới nhất về mua bán nhà đất, chung cư, tìm việc làm và vô số tin đăng hấp dẫn đa lĩnh vực khác.