Lãi suất tiết kiệm ngân hàng vietcombank 2020 mới nhất năm 2022

Advertisement

Hiện nay mức lãi suất gửi tiết kiệm của Vietcombank là khá cao lên đến 5,6%/năm. Cùng với sự đa dạng về sản phẩm vay, cố định mức lãi suất cho một khoản gửi. 

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] được thành lập và chính thức đi vào hoạt động năm 1963. Hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành Vietcombank đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu. Trong đó gửi tiết kiệm là dịch vụ đang được khá nhiều khách hàng tin dùng.

Lãi suất gửi tiết kiệm Vietcombank

Năm 2022 Vietcombank đã đưa ra nhiều gói thúc đẩy kinh tế, gửi tiền tiết kiệm cũng không ngoại lệ. Viecombank đã tăng mức lãi suất gửi tiết kiệm, cụ thể, lãi suất gửi tiết kiệm Vietcombank mức trung hạn tại ngân hàng này lên đến 6,5 % năm

Lãi suất gửi tiết kiệm của ngân hàng Vietcombank 2021 dành cho khách hàng cá nhân được chia ra làm 2 hình thức khác nhau.

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng Vietcombank năm 2022

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng Vietcombank

Kỳ hạn VND EUR USD
Tiết kiệm
Không kỳ hạn 0.10% 0% 0%
7 ngày 0.20% 0% 0%
14 ngày 0.20% 0% 0%
1 tháng 3.10% 0% 0%
2 tháng 3.10% 0% 0%
3 tháng 3.40% 0% 0%
6 tháng 4% 0% 0%
9 tháng 4.10% 0% 0%
12 tháng 5.80% 0% 0%
24 tháng 5.90% 0% 0%
36 tháng 5.60% 0% 0%
Tiền gửi có kỳ hạn
1 tháng 3.10% 0% 0%
2 tháng 3.10% 0% 0%
3 tháng 3.40% 0% 0%
6 tháng 4% 0% 0%
9 tháng 4.10% 0% 0%
12 tháng 5.80% 0% 0%
24 tháng 5.90% 0% 0%
36 tháng 5.60% 0% 0%

Chú ý:

  • Cơ sở tính lãi: 360 ngày.
  • Cách tính lãi: Tính trên số ngày thực tế
  • Lãi suất các loại ngoại tệ khác: Khách hàng liên hệ trực tiếp với điểm giao dịch gần nhất để biết chi tiết.

Lợi ích gửi tiết kiệm Vietcombank

  • Mức lãi suất gửi tiết kiệm là khá cao 5,9%/năm.
  • Chu kỳ gửi đa dạng, giúp khác hàng tìm được hình thức gửi phù hợp với mục đích.
  • VietcomBank cam kết trả gốc, lãi đúng hạn hoặc bất cứ khi nào khách hàng có nhu cầu;
  • Có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi, không phải tới ngân hàng;
  • Cho phép sử dụng để thế chấp, cầm cố các khoản vay, chiết khấu, xác nhận số dư;
  • Hồ sơ, thủ tục đơn giản nhanh chóng.
Gửi tiết kiệm ngân hàng Vietcombank với nhiều lợi ích hấp dẫn

Điều kiện gửi tiền tại Viecombank

  • Khách hàng là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đang sinh sống và cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
  • Số tiền gửi phải lớn hơn 1 triệu đồng
  • Mang theo CMT/ Thẻ căn cước khi tới đăng kí gửi tiết kiệm.

Hồ sơ thủ tục gửi tiết kiệm Vietcombank

  • Giấy yêu cầu gửi tiền tiết kiệm [ theo mẫu của ngân hàng Vietcombank]
  • CMND hoặc Hộ chiếu 
  • Một số giấy tờ mà Vietcombank đưa ra

Lưu ý khi gửi tiết kiệm ngân hàng

  • Trước khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, cân nhắc nhu cầu, mục đích gửi xem phù hợp với gửi ngắn hạn hay dài hạn.
  • Nếu bạn không chắc chắn về nhu cầu sử dụng của bản thân thì nên gửi ngắn hạn, vì gửi dài hạn mà rút tiền gấp sẽ hưởng mức lãi suất thấp.
  • Nếu sắp xếp được kế hoạch chi tiêu hợp lý thì nên gửi dài hạn để có mức lãi suất tốt.
  • muốn gửi tiếp thì bạn cũng nên đến làm thủ tục đáo hạn. Điều này vừa giúp bạn có thể kiểm soát được số tiền gốc và lãi của mình sau mỗi kỳ hạn gửi, đồng thời có thể thương lượng lại với ngân hàng để hưởng mức lãi suất mới có lợi hơn.

Nếu bạn đang có ý định gửi tiết kiệm, VietcomBank luôn sẵn hỗ trợ mọi lúc mọi nơi. Đảm bảo an toàn tuyệt đối, khách hàng có thể rút tiền bất cứ khi nào cần thiết. VietcomBank két sắt an toàn của bạn.

Mọi thắc mắc, hay có nhu cầu gửi tiền xin để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp.

TÌM HIỂU THÊM:

Advertisement

Ngân hàng quốc doanh tăng lãi suất tiền gửi

Cụ thể, ngày 1/6, ngân hàng BIDV đã công bố biểu lãi suất huy động mới áp dụng từ tháng 6. Lần điều chỉnh lãi suất huy động gần nhất của BIDV là từ cách đây gần 1 năm [từ tháng 8/2021].

Đáng chú ý, BIDV đã tăng lãi suất ở các kỳ hạn dài [từ 12 tháng trở lên] thêm 0,1 điểm phần trăm lên 5,6%/năm. Trong khi đó, ngân hàng giữ nguyên lãi suất các kỳ hạn ngắn, hiện kỳ hạn 6 tháng – 9 tháng là 4%/năm, kỳ hạn 3 – 5 tháng là 3,4%/năm, 1-2 tháng là 3,1%/năm.

Dù điều chỉnh tăng, nhưng lãi suất của BIDV vẫn đang thuộc nhóm thấp nhất trên thị trường, cùng với Vietcombank, VietinBank có lãi suất cao nhất chỉ 5,6%/năm. Agribank còn có lãi suất thấp hơn là chỉ 5,5%/năm.

Vietcombank mới đây công bố biểu lãi suất huy động cho hình thức gửi trực tuyến trên website, cộng thêm 0,1%/năm so với hình thức gửi tại quầy.

Hơn nửa năm trở lại đây, bất chấp việc mặt bằng lãi suất huy động ở các ngân hàng tư nhân tăng lên đáng kể, nhóm Big 4 vẫn "bất động", đứng ngoài thì nay đã vào cuộc đua tăng lãi suất tiết kiệm.

Mặc dù thanh khoản được các ngân hàng cho biết, đang khá dồi dào, song trước nhu cầu tín dụng tăng cao sau khi dịch bệnh được kiểm soát và ngân hàng bắt đầu triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% lên áp lực tăng lãi suất tiền gửi huy động vốn - vốn dĩ giảm thấp thời gian qua.

Ngân hàng Nhà nước cho hay, tính đến 20/5, tín dụng toàn ngành kinh tế tăng 7,66%, còn tính tới 27/5 ước tăng 7,75%, tăng cao hơn gấp 2 lần cùng thời điểm năm 2021.

Còn riêng tại khu vực TP.HCM, tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn thành phố 5 tháng tăng 8,4% so với cuối năm 2021. Trong khi đó, cùng kỳ này năm 2021 tín dụng tăng 4,76%; năm 2020 tăng 1,75% và năm 2019 tăng 6,47%.

Trong khi đó, tính đến cuối tháng 5/2022, tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại các TCTD trên địa bàn tăng 4,88% so với cuối năm 2021. Trong khi đó tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế và cá nhân tăng 2,41% so với cuối năm 2021.

Tại các ngân hàng đều ghi nhận tín dụng tăng vọt trong quý đầu năm nay, nhiều ngân hàng tăng gấp đôi cùng kỳ, vượt ngưỡng 10% chỉ trong ba, bốn tháng đầu năm 2022.

Cụ thể, trong 27 ngân hàng niêm yết trên HOSE, HNX và giao dịch trên UPCoM, có 18 nhà băng ghi nhận tăng trưởng cho vay khách hàng quý I/2022 cao hơn năm ngoái.

Trong đó, phải kể tới nhóm ngân hàng quốc doanh khi 3 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng VietinBank đạt tới 8,7%, Vietcombank với 7,1%, còn BIDV tăng trưởng cho vay 4,7%... Còn huy động vốn lại tăng trưởng thấp hơn tín dụng.

Xu hướng lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng dần

Vì thế, hầu hết những ngân hàng tư nhân lớn đều đã tăng lãi suất, ngay cả Techcombank - ngân hàng duy trì mức lãi suất thấp nhất thị trường trong năm 2020-2021 cũng vừa tăng mạnh.

Trong tháng 5/2022, nhiều ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động ở một số kỳ hạn ngắn để thu hút người gửi tiền tiết kiệm. Đơn cử, Techcombank sau một thời gian để lãi suất tiền gửi thấp hơn nhóm NHTM có vốn Nhà nước chi phối.

Cụ thể, mới đây Techcombank đã tăng thêm 0,3% lãi suất gửi tại quầy cho những người gửi kỳ hạn 36 tháng, một số kỳ hạn ngắn khác cũng được ngân hàng này tăng thêm từ 0,3-0,45%; và một số sản phẩm tiết kiệm online khác được cộng thêm lãi suất 0,3%.

Ngoài ra, để mở rộng khách hàng mới Techcombank đang có chính sách tặng thêm 0,5% lãi suất đối với khách hàng gửi tiền lần đầu tiên.

KienlongBank cũng vừa điều chỉnh một loạt mức lãi suất các kỳ hạn ngắn đối với cá nhân và doanh nghiệp.

Theo đó, ngân hàng tăng lãi suất huy động từ 0,1% - 0,3% đối với các kỳ hạn tiền gửi 1-7 tháng dành cho khách hàng cá nhân và tăng từ 0,1% - 0,4%/năm với các kỳ hạn 1-9 tháng dành cho khách hàng doanh nghiệp.

Sau đợt điều chỉnh này lãi suất cao nhất của KienlongBank ở mức 6,75%/năm. Đối với huy động tiết kiệm trực tuyến, KienlongBank ưu đãi tăng thêm từ 0,2% - 0,3%/năm so với mức huy động tại quầy.

Tương tự, VPBank cũng tăng thêm 0,3% lãi suất đối với các kỳ hạn 13, 24 và 36 tháng - đưa lãi suất tiền gửi các kỳ hạn này lên 6,4%/năm.

Trong trường hợp người gửi tiền trên 300 triệu đồng với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên sẽ được tăng thêm từ 0,3-0,5% lãi suất đối với gửi tại quầy.

Hiện lãi suất kỳ hạn 6 tháng cao nhất 6,85%/năm đối với hình thức gửi online, SCB đang có mức lãi suất cao nhất với 6,85%/năm, CBBank [6,6%/năm], NamABank [6,5%/năm], BaoVietBank [6,4%/năm],…

SCB tiếp tục là ngân hàng có lãi suất cao nhất ở kỳ hạn này với 7,3%/năm cho cả hình thức gửi tiết kiệm online và tại quầy.

Ngoài ra, một số ngân hàng khác niêm yết trên dưới 7%/năm như NamABank [7,2%], CBBank [7%], VietABank [6,95%], BaoVietBank [6,85%], VietBank [6,8%],….

Lãi suất kỳ hạn 24 tháng - 36 tháng cao nhất 7,55%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 18 tháng trở lên tại SCB. Tiếp theo là tại NamABank [7,4%/năm].

Ngoài ra, nhiều ngân hàng có lãi suất trên 7%/năm như VietCapitalBank [7%/năm, kỳ hạn 24 tháng], CBBank [7%/năm, từ 13 tháng], Kienlongbank [7,3%/năm, kỳ hạn 36 tháng], VietABank [7,2%/năm, từ 24 tháng],…

Theo các chuyên gia kinh tế - tài chính, việc các ngân hàng tăng lãi suất huy động tiết kiệm một phần cũng bởi áp lực lạm phát, đồng thời do lãi suất ở một số kỳ hạn ngắn của nhiều ngân hàng trước đây ở mức khá thấp.

Tổng cục Thống kê cho biết, bình quân 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng [CPI] tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm 2021.

Chính áp lực lạm phát cộng thêm tín dụng tăng cao trong 5 tháng đầu năm và sức hút từ các kênh đầu tư khác buộc ngân hàng phải tăng lãi suất huy động nếu muốn cạnh tranh thu hút tiền gửi.

VnDirect nhận định, lãi suất huy động khó có thể duy trì ở mức thấp lịch sử do nhu cầu huy động vốn cao hơn khi tín dụng tăng tốc.

Đồng thời, áp lực lạm phát ở Việt Nam sẽ gia tăng trong năm nay và sự cạnh tranh gay gắt hơn với các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán để thu hút dòng vốn. Tuy nhiên, VnDirect kỳ vọng lãi suất huy động chỉ tăng nhẹ 0,3-0,5%. 

Video liên quan

Chủ Đề