Lợi nhuận giữ lại tiếng anh là gì năm 2024

Báo cáo tài chính là một phần không thể thiếu của Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động nhằm thể hiện tình hình kinh doanh, tài chính và luồng tiền của Doanh nghiệp. Trong báo cáo tài chính, một nội dung quan trọng mà hầu hết Doanh nghiệp đều quan tâm là lợi nhuận giữ lại. Hãy cùng TACA tìm hiểu về lợi nhuận giữ lại trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua bài viết sau đây.

Lợi nhuận giữ lại (có tên tiếng Anh là Retained Earnings – viết tắt RE) trong báo cáo tài chính của Doanh nghiệp là phần lợi nhuận thực tế mà Doanh nghiệp nhận được sau khi nộp thuế và chia cổ tức cho các cổ đông.

Trong bảng cân đối kế toán, phần lợi nhuận giữ lại chính là phần vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp để vào cuối kỳ kế toán. Mục đích của lợi nhuận giữ lại thường được Doanh nghiệp sử dụng để mở rộng các hoạt động kinh doanh, xử lý các công nợ hoặc chi trả cho các tài sản cố định và vốn lưu động.

II. Những yếu tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp

Chỉ số lợi nhuận giữ lại của bất kỳ Doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng bởi: Lợi nhuận giữ lại ban đầu, cổ tức, thu nhập ròng.

1. Lợi nhuận giữ lại ban đầu

Chỉ số RE ban đầu là yếu tố đầu tiên tác động đến RE của Doanh nghiệp. Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ (hay còn gọi là số dư cuối kỳ) của kỳ kế toán này chính là số dư đầu kỳ của kỳ kế toán sau đó ( hay còn gọi là Lợi nhuận giữ lại ban đầu của kỳ kế toán đó).

Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ thường có 3 trường hợp xảy ra: Số dương, số âm, hoặc bằng 0. Đối với trường hợp lợi nhuận giữ lại ban đầu là số dương có nghĩa là kỳ kế toán trước đó Doanh nghiệp có lại.

Trong trường hợp lợi nhuận giữ lại ban đầu là số âm, có nghĩa là Doanh nghiệp đang có khoản lỗ ròng từ kỳ kế toán trước. Nếu số dư đầu kỳ bằng 0 tức Doanh nghiệp đang hòa vốn.

2. Thu nhập ròng

Khi thu nhập ròng của Doanh nghiệp bị biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp với Lợi nhuận giữ lại của Doanh nghiệp. Nếu mức thu nhập ròng của Doanh nghiệp tăng có nghĩa việc sẽ tăng thêm lợi nhuận giữ lại. Trong trường hợp mức thu nhập ròng giảm đi thì sẽ gây ra lỗ ròng và là cho chỉ số RE bị thâm hụt.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức thu nhập ròng của Doanh nghiệp có thể kể đến như: chi phí bán hàng, giá vốn hàng hóa, doanh thu bán hàng, chi phí quản lý, khấu hao,… Chính vì thế khi các yếu tố trên có sự biến động tăng hay giảm thì sẽ dẫn đến mức thu nhập ròng của Doanh nghiệp biến động theo.

3. Cổ tức

Có 2 hình thức để Doanh nghiệp có thể trả cổ tức cho cổ đông: trả bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu.

  • Đối với việc trả cổ tức bằng tiền mặt: Nếu Doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt thì có nghĩa là dòng tiền ra dẫn đến làm giảm đi mục tiền mặt của bằng cân đối kế toán, từ đó làm giảm đi lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp.
  • Đối với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu: Nếu Doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu thì có nghĩa là các cổ đông sẽ nhận được thu nhập dựa trên giá của cổ phiếu phổ thông của công ty và các khoản góp vốn bổ sung. Việc trả cổ phiếu không làm giảm dòng tiền của Doanh nghiệp, từ đó không làm giảm đi mục tiền mặt của bảng cân đối kế toán, do đó không làm giảm đi thu nhập giữ lại của Doanh nghiệp.

Khi Doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu đồng nghĩa với việc mặc dù quy mô vốn sở hữu của doanh nghiệp không thay đổi nhưng số lượng cổ phiếu phát ra càng cao sẽ làm giảm đi giá trị trên mỗi cổ phiếu của chính Doanh nghiệp đó.

III. Công thức tính lợi nhuận giữ lại trong báo cáo tài chính

Lợi nhuận giữ lại (RE) = Lợi nhuận giữ lại ban đầu + Thu nhập ròng – Cổ tức

Trong công thức trên, có thể thấy Lợi nhuận giữ lại thì tỉ lệ thuận với lợi nhuận giữ lại ban đầu và thu nhập ròng, còn đối với cổ tức thì tỉ lệ nghịch. Điều này cũng đồng nghĩa khi lợi nhuận giữ lại ban đầu và thu nhập ròng tăng thì chỉ số RE tăng và ngược lại, nhưng khi phân chia cổ tức cho các cổ đông thì chỉ số RE của doanh nghiệp sẽ giảm đi.

IV. Tham khảo mẫu báo cáo lợi nhuận hàng tháng dành cho doanh nghiệp

Báo cáo tài chính không chỉ được sử dụng cho nội bộ mà còn được trình cho Ngân hàng khi vay vốn,… nên doanh nghiệp cần phải chỉnh chu hồ sơ để có một báo cáo tài chính thật đầy đủ, chính xác, đẹp mắt.

Dưới đây là mẫu báo cáo tài chính Doanh nghiệp có thể tham khảo:

Lợi nhuận giữ lại tiếng anh là gì năm 2024
Lợi nhuận giữ lại tiếng anh là gì năm 2024
Lợi nhuận giữ lại tiếng anh là gì năm 2024
Lợi nhuận giữ lại tiếng anh là gì năm 2024
Lợi nhuận giữ lại tiếng anh là gì năm 2024
Lợi nhuận giữ lại tiếng anh là gì năm 2024
Lợi nhuận giữ lại tiếng anh là gì năm 2024

Bài viết trên Học viện TACA vừa cung cấp thông tin về lợi nhuận giữ lại cũng như các yếu tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại, đồng thời cung cấp mẫu báo cáo tài chính cho Doanh nghiệp có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích này sẽ giúp Doanh nghiệp có thể hiểu hơn và thuận tiện trong quá trình kinh doanh của công ty mình.

Lợi nhuận sau thuế trong tiếng Anh là gì?

Lợi nhuận sau thuế (Tiếng Anh là: Profit After Tax, ký hiệu: PAT) là phần lợi nhuận còn lại doanh nghiệp được nhận sau khi đã trừ đi tất cả các loại chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Unappropriated Retained Earnings là gì?

Lợi nhuận giữ lại chưa phân bổ (tiếng Anh: Unappropriated Retained Earnings) bao gồm bất kì phần nào trong lợi nhuận giữ lại của công ty không được phân loại là lợi nhuận giữ lại phân bổ.

Retained Earnings tính như thế nào?

Retained Earnings được tính theo công thức nào? Từ định nghĩa Retained Earnings là gì, bạn cũng có thể thấy lợi nhuận giữ lại được tính bằng tổng lợi nhuận giữ lại ban đầu (hiện có từ các kỳ hạch toán trước) cộng với thu nhập ròng hoặc lỗ ròng. Sau đó lấy tổng này trừ đi cổ tức.

Chỉ số rồi là chị số gì?

“Retained earnings” (RE) trong tiếng Việt thường được dịch là “lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” hoặc “lợi nhuận giữ lại”. Đây là số tiền lợi nhuận mà doanh nghiệp giữ lại sau khi trừ đi các khoản phân phối như cổ tức cho cổ đông.