Măng giang là măng gì

250,000/kg

Cây Giang ưa khí hậu ẩm, cây mọc thành búi, trong rừng sâu, cây cao khoảng 3m, thân nhỏ, vỏ cứng, thường bị che khuất lấp bởi cây cỏ khác. Vì vỏ cứng và ở sâu trong rừng nên việc lấy măng giang khá vất vả và mất thời gian. Nhưng chất lượng thơm ngon và khó khăn trong quá trình thu hái nên măng giang thường có giá cao hơn các loại măng khác.

Để làm được 1kg măng giang khô thì cần trung bình khoảng 15kg măng tươi, hết sức vất vả từ khâu kiếm nguyên liệu từ rừng tự nhiên, sơ chế và phơi sấy. Là vùng xa của huyện Lục Ngạn, tuy nhiên nơi đây có khí hậu và đất đai phù hợp để rừng giang phát triển tự nhiên.

  • Mô tả
  • Thông tin bổ sung
  • Thông tin cửa hàng

Mô tả

Đặc sản măng giang rừng Sa Lý được khai thác và chế biến tự nhiên, đây cũng được xem là một đặc sản của núi rừng phía Bắc.

  • Nguồn gốc: xã Sa Lý, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.
  • Khai thác hoàn toàn từ rừng tự nhiên.
  • Không sử dụng chất bảo quản hay hóa chất khác.
  • Sản phẩm được phân loại rõ ràng.

Một vài món ăn từ măng khô
Măng khô thường được hầm với chân giò, xương… phục vụ dịp hiếu hỉ của các gia đình. 1kg măng khô cũng đủ nấu hàng chục mâm cỗ.

Cách bảo quản măng khô
Măng giang rừng Sa Lý cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc tấn công. Khi trời nắng nóng, có thể hong phơi để bảo quan được lâu hơn.

Giá niêm yết là giá bán buôn sản phẩm và chưa bao gồm chi phí vận chuyển đến địa điểm nhận hàng. Với khách hàng mua lẻ vui lòng gọi điện đến hotline: 0854924375 để được báo giá bán lẻ và chi phí vận chuyển. Trân trọng cảm ơn!
————————————————————o0o——————————————————

Thông tin cửa hàng

UBND xã Sa Lý – Liên hệ: Vi Thị Oanh – SĐT: 0978522882 – Email:

Vừa xem

    Thành phần:

    Măng Giang tươi (71,4%); nước (26,0%); muối (2,0%); chất điều chỉnh độ acid (INS330) (0,5%); chất bảo quản (INS211) (0,1%)

    Hướng dẫn sử dụng:
    Bỏ nước, rửa sạch. Chần qua nước sôi. Luộc chấm kho quẹt, mắm chanh, muối vừng. Nấu canh, lẩu hoặc hầm với sườn heo, ngan, gà, vịt, chim, cá, dê, bò… Dùng chế biến các món chay, làm nộm

    Món 1: Măng giang nộm gà luộc
    Nguyên liệu:
    Măng giang
    Thịt gà
    Lạc rang
    Rau mùi, rau húng lìu, chanh, tỏi, ớt
    Đường, mắm, gia vị
    Cách làm:
    Với món nộm này ngoài thịt gà có thể thay thế bằng các loại thịt khác.
    Thịt gà rửa sạch, luộc chín sau đó xé nhỏ
    Măng mua về rửa sạch, chần qua nước sôi, chẻ nhỏ và mỏng. Lạc rang giã nhỏ vừa, rau húng lìu, rau mùi răng cưa, mùi ta thái nhỏ vừa ăn

    Pha nước trộn theo công thức: 1 thìa canh chanh, 2 thìa nước mắm, 2 thìa canh đường, tỏi ớt băm nhuyễn.
    Cho măng và thịt gà ra bát to, cho từ từ nước trộn vào đến khi vừa miệng dừng lại. Trộn đều cho ngấm. Sau đó tiếp tục cho rau thơm và lạc là được. Nếu không thích ăn nước mắm, chỉ cần trộn bột canh, chút đường, chanh, tỏi ớt theo khẩu vị.

    Món 2: Măng giang xào lòng gà
    Nguyên liệu:
    Măng giang
    Lòng gà
    Hành tươi, rau mùi, hành khô, tỏi
    Dầu ăn, mắm, đường, gia vị,…
    Cách làm:
    Đây là món ngon lạ miệng, đưa cơm và dễ làm. Công thức món này đơn giản, thích hợp cho những ai bận rộn:
    Măng tươi mua về bỏ nước, rửa sạch, chần qua nước sôi.
    Lòng gà rửa sạch, ướp 1 muỗng hành tỏi giã nhỏ với ít tiêu và muối hoặc mắm.
    Sau khi sơ chế nguyên liệu, bạn đặt chảo lên bếp, cho dầu, cho 1 muỗng hành tỏi giã dập vào phi thơm.
    Cho lòng gà vào xào sơ khoảng 3 phút, sau đó cho măng vào xào chín. Nêm nếm lại cho vừa miệng là ăn được.

    Các loại măng phổ biến bao gồm: măng tre, măng nứa, măng vầu, măng sặt, măng giang... Trong đó măng tre là loại măng phổ biến nhất.

    Nếu phân loại theo cách thông thường ta sẽ có măng tươi và măng khô. Măng tươi hay dùng để nấu với vịt và ngan để ăn bún. Măng khô hay dùng để nấu miến hoặc các món liên quan đến kho và gần như là 1 nguyên liệu đặc trưng trong ngày tết.

    Măng tươi lại được chia ra làm măng củ và măng lá. Măng củ đặc ruột, thái lát mỏng khi chế biến còn măng lá được xé sợi.

    Nếu phân loại theo giống măng thì có các loại măng phổ biến sau:

    Măng tre

    Măng giang là măng gì

    Măng tre là tên gọi chung cho các loại măng từ cây tre. Măng tre có nhiều loại nhỏ hơn như: măng tre rừng, măng che gai (măng lay), măng tre diễn, măng bát bộ (măng mai).

    Loại măng tre phổ biến nhất mà bạn hay gặp bán ngoài chợ chính là măng bát bộ. Loại này được trồng làm kinh tế, thu hoạch và bảo quản rồi bán ra thị trường.

    Măng nứa

    Măng giang là măng gì

    Măng nứa là 1 loại măng nhỏ, kích thước chỉ bằng ngón chân cái hoặc to hơn 1 chút, có màu trắng nõn, luộc lên có màu vàng nhạt.

    Măng nứa ngon hơn măng tre nên giá thành cũng cao hơn. 1kg măng nứa tươi có giá khoảng 40.000đ/kg còn măng nứa khô giá cao gấp 10 lần măng nứa tươi.

    Cách chọn măng nứa ngon

    Chọn những cây măng nứa có độ dài từ nửa gang đến 1 gang tay. Phần ngọn măng ít lá, đặc, có đủ phần ống là măng non, ăn sẽ giòn và không không có xơ như măng già.

    Nếu làm món măng nhồi thì nhất định phải chọn măng nứa, ống măng nguyên vẹn không vỡ nát để nhồi thịt vào bên trong.

    Măng vầu

    Măng giang là măng gì
    Măng vầu

    Măng vầu là loại măng rừng có nhiều ở Bắc Kạn, được yêu thích vì không được bảo quản bằng hóa chất. Thường được bán nguyên củ tươi còn bẹ. Loại này khi bóc vỏ ra cần được chế biến luôn vì sau 3-4 tiếng sẽ bị cứng, không còn độ mềm, ngọt.

    Măng vầu có 2 loại là măng vầu đắngmăng vầu ngọt. Chính vì thế măng vầu còn được gọi là "măng đắng".

    Khi mua loại măng này hãy hỏi người bán để tránh bị nhầm lẫn bởi măng vầu đắng có vị đắng nhằng nhặng không dễ ăn cho lắm. Măng càng già thì càng đắng, thậm chí đắng ngắt như thuốc khiến nhiều người không thể ăn được.

    Cách phân biệt măng vầu đắng và măng vầu ngọt rất đơn giản, bạn hãy dựa vào phần bẹ lá. Măng vầu ngọt có lớp bẹ thuôn và trơn trong khi măng vầu đắng có lớp bẹ đan xen nhau (xem ảnh).

    Măng giang là măng gì
    Măng vầu ngọt bên trái, măng vầu đắng bên phải.

    Măng sặt

    Măng giang là măng gì

    Măng sặt có nhiều ở Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, có kích thước nhỏ cỡ chuôi liềm, thon dài và thẳng. Măng sặt có giá từ 30-50.000đ/kg, tuy có vị hơi đăng đắng nhưng lại được nhiều người săn lùng khi vào mùa (tháng 2-4 dương lịch hàng năm).

    Măng giang là măng gì

    Khi mua măng sặt bạn lại nên chọn những cây măng to có độ dài vừa phải để hạn chế số lượng vỏ, khi bóc vỏ đi thì ruột măng thu lại không còn nhiều.

    Măng giang

    Măng giang là măng gì

    Măng giang được nhiều người đánh giá là ngon hơn măng tre, khi ăn có cảm giác mềm sần sần rất thú vị. Tuy nhiên loại măng này có lớp vỏ cứng nhất trong họ nhà măng nên bạn chỉ nên mua măng giang đã được bóc sẵn để việc chế biến được dễ dàng.

    Măng giang là măng gì
    Chỉ nên mua măng giang đã được bóc sẵn để việc chế biến được dễ dàng

    Ăn măng có tốt không?

    Ăn măng tốt cho sức khỏe đặc biệt là măng tươi mới hái vì chúng có hàm lượng protein, vitamin, khoáng chất cao đồng thời chứa rất ít chất béo, hàm lượng calo thấp nên không gây béo. Chất selen và kali có trong măng cùng lượng carbohydrate và đường thấp, nhiều chất xơ giúp đào thải cholesterol xấu nên tốt cho tim mạch.

    Mặc dù vậy bạn vẫn cần cẩn trọn với măng ngâm hóa chất đồng thời biết cách sơ chế măng đúng cách để loại bỏ những độc tố có trong măng.

    Với măng tươi mới thu hoạch, cần được luộc kỹ bằng nhiều nước, tiếp tục ngâm khoảng 2 ngày thì mới sạch, mềm và ngon.

    Với măng tươi mua ngoài chợ thường sẽ không tránh được việc bị ngâm hóa chất (thường là lưu huỳnh) để bảo quản, khi mua về cũng cần được luộc và thay nước vài lần sau đó rửa sạch mới đem chế biến. Khi luộc cần mở vung để các độc tố bay hơi đi.

    Phân biệt măng ngâm hóa chất với măng sạch ngâm muối:

    Măng ngâm hóa chất có màu trắng toát hoặc ngả vàng trong khi măng sạch ngâm muối thông thường lại có màu xỉn xỉn và hơi thâm. Dùng tay bấm vào ngọn măng sạch sẽ thấy dai và dẻo còn măng ngâm hóa chất sẽ giòn và dễ gãy.

    Măng ngâm hóa chất có độ bóng đẹp, cầm lên ngửi có mùi khen khét còn măng ngâm muối nhìn có cảm giác bị xơ, có mùi chua đặc trưng của măng.

    Tham khảo: Các món ăn từ măng