Mẫu thông cáo báo chí về sự kiện

Kinh tế phát triển, sức cạnh tranh của các sản phẩm cũng vì thế tăng cao. Để có sức ảnh hưởng tới người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải áp dụng nhiều biện pháp truyền thông. Thông cáo báo chí công bố sản phẩm mới là một cách để quảng bá sản phẩm cũng như giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận nhờ bán được thêm sản lượng sản phẩm. Vậy thông cáo báo chí công bố sản phẩm mới là gì? Cách để soạn thảo một thông cáo báo chí công bố sản phẩm mới ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

 

1. Thông cáo báo chí là gì?

Thông cáo báo chí là bản tóm tắt sự thật về một vấn đề, một sự kiện hay một chương trình mà cá nhân, tổ chức muốn truyền thông quan tâm và biết tới. Nói cách khác thông cáo báo chí (hay press release) là một thông báo chính thức mà một tổ chức muốn truyền tải đến giới truyền thông.

 

2. Khi nào cần viết thông cáo báo chí?

Thông cáo báo chí mang ý nghĩa lớn về truyền thông nên thông cáo báo chí thường được viết trong những trường hợp cụ thể như sau:

- Thu hút truyền thông: doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới

- Xây dựng thương hiệu: muốn được nhiều người biết đến doanh nghiệp

- Tạo dựng backlink từ website lớn và uy tín

- Quảng bá thương hiệu nhằm thu hút chú ý từ giới truyền thông

- Có các tin tức quan trọng đối với cá nhân hoặc doanh nghiệp.

 

3. Bố cục của thông cáo báo chí ra mắt sản phẩm mới

Thông cáo báo chí ra mắt sản phẩm mới thường sẽ gồm bố cục 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết.

Thông cáo báo chí ra mắt sản phẩm mới phải trả lời được câu hỏi như: Ai là chủ thể được nhắc tới, sự kiện được thông báo là gì? sự việc được diễn ra ở đâu? Sự việc diễn ra khi nào? Truyền thông và công chúng cần quan tâm đến sự kiện này vì sao? Cụ thể sự kiện diễn ra như thế nào?

Nội dung nào càng quan trọng thì người viết nên cân nhắc để xuất hiện đầu tiên. Và để hiểu rõ hơn nữa sau đây là nội dung cụ thể của từng phần.

 

3.1 Phần mở đầu.

Trong phần mở đầu, thông cáo báo chí ra mắt sản phẩm mới cần đảm bảo đầy đủ:

- Tiêu đề thông cáo.

- Về việc: Sự việc chính được nêu ra trong thông cáo.

- Địa điểm, thời gian viết thông cáo.

- Đơn vị, cá nhân, tổ chức viết thông cáo.

 

3.2 Phần nội dung (Thân bài).

Mỗi thông cáo báo chí ra mắt sản phẩm mới sẽ có nội dung dựa vào sự việc chính được nêu ở phần mở đầu của thông cáo nên nội dung của mỗi thông cáo sẽ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, người soạn thảo thông cáo vẫn cần đảm bảo thứ tự nội dung được sắp xếp như sau:

- Đoạn thứ 2: Nội dung quan trọng (nêu thông tin chi tiết)

- Đoạn thứ 3: Nêu những nội dung có liên quan

- Đoạn thứ 4 và thứ 5: Sắp xếp theo trình tự những nội dung ít quan trọng hơn.

Người soạn thảo phải lưu ý nội dung mỗi đoạn nhất thiết cần phải trả lời những câu hỏi như: Sự kiện được nhắc tới là gì? Diễn biến như thế nào? Tầm quan trọng của nội dung? Ai là người chịu trách nhiệm? Sự kiện diễn ra khi nào và ở đầu?

 

3.3 Phần kết thúc.

Ở phần này, thông cáo báo chí ra mắt sản phẩm mới nên có thêm thông tin liên hệ để giới truyền thông có thể đưa tin sâu hơn về sự việc. Thông tin liên hệ được bổ sung có thể là thông tin liên hệ của đối tượng nhắc đến trong thông cáo, người đại diện truyền thông. Nếu là công ty, tổ chức thì thông tin liên hệ sẽ là phòng marketing, phòng truyền thông, báo chí.

Các thông tin về địa chỉ liên hệ nên ưu tiên:

- Tên công ty hoặc tên chính thức của bộ phận phụ trách truyền thông trong công ty.

- Địa chỉ cơ quan

- Số điện thoại liên lạc

- Email

- Địa chỉ website

 

4. Những lưu ý khi viết thông cáo báo chí

Thông cáo báo chí ra mắt sản phẩm mới nhằm mục đích truyền thông vì thế cần đảm bảo tuân thủ:

- Nội dung không chứa những thuật ngữ chuyên môn, kỹ thuật khó hiểu. Trường hợp cần sử dụng thì nên kèm chú thích trong văn bản.

- Sau khi hoàn thành thông cáo báo chí cần gửi tới một phóng viên hoặc cơ quan truyền thông cụ thể.

- Trường hợp gửi thông cáo bằng email, nên đặt tiêu đề hấp dẫn chứa nội dung chính của thông cáo.

- Trong thông cáo báo chí có thể trích dẫn lời phát biểu của cá nhân liên quan. Nhưng phải chính xác lời phát biểu và cần được sự đồng thuận trích dẫn phát biểu đó.

- Cần có sự cho phép của cá nhân được nêu tên tại địa chỉ liên hệ.

- Tránh sử dụng các từ ngữ mang tính tiêu cực và phóng đại trong bản thông cáo.

- Đi thẳng vào vấn đề: tránh việc đưa quá nhiều nội dung vào thông cáo làm người đọc bị rối và không chắt lọc được thông tin cần thiết.

 

5. Ví dụ thông cáo báo chí ra mắt sản phẩm mới

Quý khách hàng có thể tải mẫu thông cáo báo chí dưới đây để để sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Lưu ý, phần chữ bôi xanh là phần nội dung do Luật Minh Khuê dự thảo để quý khách hàng tham khảo và dễ dàng trong quá trình sử dụng:

Tải về

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Lễ ký kết và họp báo:
 

RA MẮT THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM THƯƠNG HIỆU GENKI JAPAN HOUSE
 

GENKI JAPAN HOUSE CHÍNH THỨC KÝ KẾT ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VỚI AZUMA HOLDIHNGS ISHITO BRAND NHẬT BẢN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 07 năm 2017 - Tại khách sạn Nikko Hotel Saigon, Công ty TNHH DV Lương Nguyên đã tổ chức lễ họp báo ra mắt thương hiệu thực phẩm chất lượng Nhật Bản - Genki Japan House. Đồng thời, tại sự kiện, Genki Japan House chính thức ký kết với Azuma Holding Ishito Brand Nhật Bản để trở thành đối tác chiến lược, cùng đồng hành trong sứ mệnh "Cung cấp, bảo đảm 100% thực phẩm chất lượng Nhật Bản và không ngừng hỗ trợ nhân rộng các hệ thống F&B tiêu chuẩn Nhật".

Trước đó, sự kiện khai trương showroom tại TP.HCM của Genki Japan House vào tháng 06/2017 đã ghi dấu ấn quan trọng trong việc thương hiệu này sẽ phát triển hơn nữa tại Việt Nam.

Dựa trên nền tảng là Công ty TNHH DV Lương Nguyên chuyên về lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu thủy hải sản với hơn 14 năm kinh nghiệm, Genki Japan House ra đời với mong muốn cung cấp thực phẩm chất lượng Nật với nguồn gốc rõ ràng, an toàn cho người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các giải pháp tổ chức bếp ăn theo tiêu chuẩn Nhật cho các đối tác F&B toàn quốc.

Đến nay, Genki Japan House đã có 2 showroom lớn tại Hà Nội, TP. HCM chuyên trưng bày và kinh doanh các loại thực phẩm Nhật cao cấp gồm: thủy hải sản, gia vị, thực phẩm nhà hàng, thức uống... với cam kết 100% nguồn gốc Nhật Bản. Đồng thời, nơi đây còn cung cấp các loại sò đỏ từ Canada, cá tuyết từ Mỹ được xem là nguồn sản phẩm ngon và chất lượng hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đầu tư 2 kho bãi lớn tại Hải Phòng và TP.HCM, đạt têu chuẩn quốc tế trong việc lưu trữ, bảo quản và vận chuyển thực phẩm, đáp ứng nhu cầu nghiêm ngặt của các đối tác là hơn 200 nhà hàng, khách sạn chuẩn 5 sao khắp toàn quốc.

"Genki Japan House mang một tinh thần nhật Bản trong danh mục sản phẩm, không gian bài trí showroom, và chắc chắn, sản phẩm cũng phải theo chất lượng Nhật. Trên chặng đường phát triển của doanh nghiệp, chúng tôi sẽ cải thiện liên tục từ chất lượng sản phẩm đến cihj vụ, xem góp ý của khách hàng là cơ sở để cải tiến chất lượng dịch vụ, từ đó hoàn thiện dần giấc mơ phụng sự nền ẩm thực nước nhà". bà Nguyễn Thị N- Giám Đốc Điều hành Công ty TNHH DV Lương Nguyên, thương nhân sở hữu thương hiệu Genki Japan House - phát biểu trong buổi họp báo.

Đặc biệt, sự kiện cũng chứng kiến việc ký kết trở thành đối tác chiến lược độc quyền giữa Genki Japan House và Azuma Holdings Ishito Brand với sự đại diện của ông Wataru Hiraishi, chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về ẩm thực. "Sự bắt tay" của hai doanh nghiệp hứa hẹn mang đến cho thị trường Việt Nam nói chung, người tiêu dùng Việt Nam nói riêng những thay đổi tích cực. Khách hàng có thêm sự lựa chọn mua sắm các loại thực phẩm Nhật Bản cao cấp với giá thành hợp lý, được cam kết về chất lượng và dinh dưỡng bởi một trong số các doanh nghiệp thực phẩm hàng đầu Nhật Bản - Azuma Holdings Ishito Nhật Bản với mạng lưới phân phối mạnh từ Genki Japan House.

Trong thời gian tới, ngoài việc mở rộng kênh phân phối sỉ cho các nhà hàng, khách sạn, Genki Japan House sẽ còn đẩy mạnh phát triển kênh bán lẻ để đưa sản phẩm đến gần hơn với mọi người tiêu dùng. Đặc biệt, Đà Nẵng được xem là thị trường trọng điểm trong chiến lược phát triển 2018 của Genki Japan House.