Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Nghiêm Bảo - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đường sau là bệnh lý cột sống phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đường sau bằng phương pháp phẫu thuật nội soi đang là ưu thế về ứng dụng khoa học hiện đại và đem lại hiệu quả cao cho bệnh nhân.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở những người béo phì, lao động nặng và thay đổi tư thế không phù hợp. Bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, tuy nhiên phương pháp nội soi đang là ưu thế trong ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Với nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, giảm đau sau mổ và thời gian phục hồi nhanh, giảm chi phí nằm viện.

Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đường sau là phương pháp phẫu thuật làm rộng ống sống giải ép rễ thần kinh cột sống cổ xâm lấn tối thiểu. Thường áp dụng nội soi cho những chỉ định mở lỗ liên hợp cột sống cổ.

Thay đổi tư thế không phù hợp một nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đường sau thường được chỉ định đối với những trường hợp điều trị bảo tồn không đem lại kết quả.

  • Thoát vị đĩa đệm cổ 1 tầng ngách bên không đơn thuần hoặc đơn thuần, và có thể kèm chồi xương
  • Thoát vị đĩa đệm cổ đau rễ nhiều tầng ở 1 hoặc 2 bên
  • Thoát vị đĩa đệm cổ canxi hóa

Chống chỉ định phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đường sau đối với những trường hợp:

  • Hẹp ống sống cổ nặng hoặc có triệu chứng chèn ép tủy
  • Thoát vị đĩa đệm cổ trung tâm
  • Hẹp ống sống có kèm theo mất vững cột sống một hoặc nhiều tầng, mà phương pháp nội soi không thể can thiệp được bằng đường sau.
  • Có gù vẹo tại tầng thoát vị đĩa đệm cổ can thiệp
  • Người bệnh có chỉ định can thiệp lối trước ưu thế hơn

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ trung tâm chống chỉ định thực hiện

Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là đội ngũ bác sĩ phẫu thuật, điều dưỡng và kỹ thuật viên,...

Các phương tiện và dụng cụ cần chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật bao gồm:

  • Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi
  • Bộ que nong
  • Ống thao tác có đường kính 8mm, và có mặt vát. Ống soi với góc nhìn thẳng, chếch.
  • Bàn phẫu thuật xuyên tia.
  • Máy đốt điện sóng cao tầng, nguồn sáng và màn hình.
  • Máy C- arm chụp XQ tại bàn phẫu thuật.

Đối với người bệnh cần chụp CT, MRI đầy đủ và vệ sinh sạch sẽ thân thể, đặc biệt là vùng phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật 30 phút, bệnh nhân được tiêm kháng sinh phòng ngừa, thụt tháo theo quy định. Sau đó, người bệnh được đặt ở tư thế nằm sấp và gây mê nội khí quản.

Trước khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân cần chụp CT

  • Chụp X-quang nhằm định hướng tầng thoát vị và đường vào cạnh đường bờ trong của khối khớp bên tại tầng thoát vị.
  • Rạch da cạnh đường giữa khoảng 7mm, cắt cân cơ cạnh sống. Đưa que nong vào tách cơ sát mỏm gai sau của bên thoát vị ra sát khối khớp bên, sau đó đưa ống thao tác qua que.
  • Đưa ống soi qua ống thao tác vào xác định vị trí bản sống, dây chằng vàng và bờ trong khối khớp bên trên màn hình. Cắt phần dây chằng vàng cạnh khối khớp bên, bộc lộ rễ thần kinh. Đưa ống thao tác vào ống sống, xác định vị trí bao màng cứng và rễ thần kinh bị chèn ép. Dùng khoan mài hoặc kềm cắt rộng dần mô xương và dây chằng vàng đến khi giải phóng rễ đủ rộng.
  • Kiểm tra nếu thấy có thoát vị đĩa đệm rõ: Lấy phần thoát vị mảnh rời nếu có.
  • Dùng que thăm kiểm tra sự giải phóng rễ cổ.
  • Kiểm tra chảy máu trước khi rút ống nội soi.
  • Trong quá trình mổ luôn cầm máu bằng sóng cao tầng những điểm chảy máu trong phẫu trường.
  • Đóng da bằng 1 mũi khâu.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng hậu phẫu để theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tri giác, triệu chứng thần kinh và tình trạng vết mổ,...

Trong và sau cuộc mổ, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như:

  • Thương tổn cấu trúc phía trước thân sống.
  • Tổn thương mạch máu lớn, cần cân nhắc phẫu thuật cấp cứu.
  • Tổn thương tủy, tổn thương rễ thần kinh, rách màng cứng. Tùy vào mức độ để cân nhắc mổ mở sớm.
  • Sai tầng nếu được phát hiện ngay trong cuộc mổ: định vị và phẫu thuật lại đúng tầng.
  • Nhiễm trùng bao gồm: viêm màng não, nhiễm trùng sâu gồm áp xe ngoài màng cứng, viêm thân sống đĩa đệm, hay nhiễm trùng nông.
  • Những biến chứng muộn như: thoát vị đĩa đệm tái phát, sẹo xơ nhiều gây triệu chứng đau theo rễ thần kinh. Trượt đốt sống sau phẫu thuật nên hạn chế mổ 2 bên.

Viêm màng não có thể xảy ra sau phẫu thuật

Phẫu thuật nội soi trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là phương pháp mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, giúp cho bệnh nhân giảm đau, hồi phục nhanh sau mổ và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gây ra một số biến chứng sau mổ, vì vậy khi có bất cứ dấu hiệu bất thường hãy thông báo ngay với nhân viên y tế để được can thiệp kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

BSCK II Lê Nghiêm Bảo đã được đào tạo bài bản trong nước và nhiều trung tâm có nền y học hàng đầu thế giới như: Pháp, Đức, Trung Quốc

Với bề dày 30 năm kinh nghiệm trong chuyên khoa Ngoại thần kinh, Bác sĩ Bảo từng tham gia Giảng dạy tại bệnh viện Đà Nẵng và hiện đang nắm giữ vị trí là Phó Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để được tư vấn chi tiết về kỹ thuật, phương pháp điều trị quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đặt khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp cuối cùng mà bác sĩ lựa chọn khi mà sử dụng thuốc mà vẫn không mang lại tác dụng đáng kể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn có những thắc mắc về phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, liệu phương pháp này có an toàn hay không? Có di chứng gì, và cần chú ý gì sau mổ. Cùng chúng mình hiểu tổng quát hơn về việc phẫu thuật này nhé!

Mổ thoát vị đĩa đệm

Trước hết tìm hiểu vể việc mổ thoát vị đĩa đệm thì chúng ta phải hiểu được thoát vị đĩa đệm là bệnh gì, xảy ra ở đâu trên cơ thể để có cái nhìn bao quát hơn, khách quan hơn khi tiếp nhận thông tin khác. Bệnh lý thoát vị đĩa đệm là bệnh lý có tỷ lệ mắc phải khá cao và thường gây ra đau nhức, tê rần,… ở bệnh nhân ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

1.Triệu chứng lâm sàng:

Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhận thoát vị đĩa đệm:

  • Đau nhức đột ngột tại các vùng như cổ, thắt lưng, cơn đau sẽ làn rộng ra những vùng khác như: vai gáy, chân tay. Cơn đau đến đột ngột và nó sẽ âm ỉ vài ngày, có khi đau dữ dội khi bạn vận động, và giảm khi bạn nghỉ ngơi.
  • Tề bì chân tay, có cảm giác kiến bò khắp người.
  • Có hiện tượng són tiểu, bí tiểu.
  • Yếu cơ, bại liệt: khi bệnh trở nặng có hiện tượng teo chân, teo tay, khó đi lại, vận động
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Khi có các triệu chứng trên, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để tìm ra phương pháp phù hợp cho việc chữa trị.

2 Nguyên nhân dẫn đến

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thoát vị đĩa đệm tuy nhiên có nguyên do điển hình sau

  • Nguyên nhân do sinh hoạt: Do công việc cần khuân vác, hoạt động sai tư thế làm ảnh hưởng đến cột sống; ăn uống không cung cấp đủ chất dinh dưỡng làm xơ hóa bao xơ cũng là một trong những yếu tố; cân nặng không kiểm soát làm cho việc cột sống chịu đựng sức nặng lớn thường xuyên.
  • Nguyên nhân do sinh lý: Tuổi tác là vấn đề nhức nhối nhất, do tuổi càng cao làm cho bao xơ đĩa đệm lão hóa, cột sống thiếu nước, thoái hóa xơ cứng dễ dàng diễn ra và rất dễ gây tổn thương cột sống; yếu tố di truyền.
  • Nguyên nhân do bệnh lý: gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là những nguyên nhân dẫn đến thoát vĩ đĩa đệm
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

3. Phương pháp chữa bệnh mới nhất hiện nay.

“Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?”; “Nên dùng phương pháp nào để phẫu thuật thoát vị đĩa đệm”, “Nằm viện bao lâu sau khi mổ thoát vị đĩa đệm để có thể làm việc, sinh hoạt bình thường?”, vô vàn câu hỏi cho việc mổ thoát vị đĩa đệm. Và cùng tìm hiểu, giải đáp những thắc mắc thường được hỏi nhất nhé!

Việc sử dụng phương pháp cuối cùng: Mổ thoát vị đĩa đệm khi những phương pháp cũ, truyền thống đã không còn khả dụng trên bệnh nhân bác sĩ phải chỉ định việc phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật bác sĩ cần phải thăm khám cẩn thận, xém xét các hình ảnh MRI, CT và liệu trình chữa trị trước đây của người bệnh để đưa ra phương án phù hợp

Phương pháp phẫu thuật ngày nay

3.1 Phẫu thuật hở

Là phương pháp dễ thực hiện và được nhiều bệnh nhân lựa chọn khi được tư vấn từ bác sĩ . Việc sử dụng ống banh [quadrant], lấy bỏ nhân thoát vị giải chèn ép thần kinh. Có thể dùng kính hiển vi hỗ trợ trong mổ.

Chi phí mổ hở thường rơi vào: 15-18 triệu đồng

3.2 Mổ nội soi

So với phương pháp mổ hỏ thì mổ nội soi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, thời gian bình phục nhanh hơn. Vì không phải mổ hở nên việc hậu phẫu giảm tỉ lệ nhiễm trùng so với phương án trên.

Vì cần yêu cầu kĩ thuật và kinh nghiệm cao hơn trong việc mẫu nội soi nên chi phí thường cao hơn: rơi vào khoảng 30-40 triệu đồng.

3.3 Phẫu thuật vi phẫu

Do sự phát triển hiện đại của nền y học thế giới, sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại, và tay nghề cao vì thế phương pháp này mang lại là sự thẩm mỹ [không để lại sao như phương pháp mổ hở], hiệu quả cao nhất trong cả 3 phương pháp.

Chi phí phẫu thuật vi phẫu: 40-50 triệu đồng.

Ngoài những phương pháp mổ như trên các bệnh nhân tham khảo thêm những phương pháp hiện đại không dùng thuốc, cũng như không cần phẫu thuật: Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống. Phương pháp này sử dụng các thiết bị như máy kéo cột sống, máy chiếu laser, máy xung kích shockwwave để can thiệp vào đĩa đệm của bệnh nhân.

4. Thời gian phục hồi sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Thời gian phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau 5-7 ngày phẫu thuật nếu tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt, không có biến chứng thì xem xét cắt chỉ sau phẫu thuật và cho bệnh nhân xuất viện.

Kết hợp ăn uống, những liệu trình về sinh hoạt thì bệnh nhân quay trở về cuộc sống sinh hoạt 2-3 tuần đối với dân văn phòng, và dân làm việc nặng khoảng 6-8 tuần.

Đối với dân làm việc nặng cần lưu ý về vấn đề hoạt động khuân vác trước kia, giảm lại công việc để không tái phát.

5. Lưu ý  cho bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm

5.1 Về dinh dưỡng

Dinh dưỡng sau hậu phẫu thoát vị đĩa đệm

Tăng cường canxi là điều cần thiết ngay lúc này, các thức ăn chứa nhiều canxi bao gồm: Tôm, sữa, trứng,…

Hạn chế những chất kích thích như là: rượu, bia, thuốc lá,.. trong thời gian sử dụng thuốc sau khi phẫu thuật

Đối với bệnh nhân cân nặng quá tải, phải ăn các chất rau củ, để giảm cân hạn chế dầu mỡ. Giữ cân nặng vừa đủ để không tái phát

5.2 Về hoạt động sinh hoạt

Trong 1-2 tuần đầu, hoạt động nhẹ nhàng, đi lại , không được khuân vác những đồ vật nặng. Các tư thế đứng, ngồi, nằm cần chú ý để không dẫn đến đau khi hậu phẫu.

Tham khảo vật lý trị liệu từ bác sĩ.

Mang đai cố định cột sống 3-6 tháng để ổn định

6. Những cơ sở uy tin để mổ thoát vị đĩa đệm

6.1 Mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức

Là một trong những nơi áp dụng robot trong việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, là nơi mà các bệnh nhân ưu tiên hàng đầu trong việc lựa chọn cơ sở phẫu thuật uy tin tại Việt Nam.

Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận hàng ngàn ca mổ thoát vị đĩa đệm hằng năm với tỉ lệ thành công lên đến 99,9%

Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chi phí phẫu thuật: 50 triệu đồng

Bệnh viện Việt Đức

6.2 Mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy

Với đội ngũ y tế hàng đầu trong nước, kết hợp với máy móc hiện đại. Bệnh viện Chợ Rẫy luôn là nơi điều trị mà các bệnh nhân an tâm khi đến. Là nơi diễn ra hàng ca mổ xương khớp thành công đặc biệt là mổ thoát vị đĩa đệm.

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Chi phí: 40-50 triệu

Bệnh viện Chợ Rẫy

Qua những thông tin trên, bạn đã nắm được cơ bản những thông tin cần thiết để hiểu rõ bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như có cái nhìn khách quan hơn về mổ thoát vị đĩa đệm rồi nhỉ? Và dù thế nào thì bạn cũng nên nghe tư vấn của bác sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp. Chúc bạn sớm khỏi bệnh nhé!

Video liên quan

Chủ Đề