Rubella IgG dương tính là gì

Xét nghiệm Rubella tại nhà là dịch vụ đang được rất nhiều người lựa chọn bởi tính tiện lợi, chi phí hợp lý và sự chính xác của kết quả mà nó mang lại. Sau khi nhận được kết quả từ xét nghiệm này, không ít người sẽ băn khoăn vì không biết kết quả ấy nói lên điều gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn ấy.

1. Nhận biết sự xuất hiện của bệnh Rubella

Thường thì các dấu hiệu “tố cáo” sự tồn tại của Rubella sẽ xuất hiện trong khoảng 14 - 21 ngày từ sau khi nhiễm bệnh. Khởi phát của bệnh là hiện tượng nổi ban đỏ ở mặt rồi lan ra thân mình [trừ lòng bàn chân và lòng bàn tay]. Sau khoảng 3 - 5 ngày, ban sẽ biến mất.

Triệu chứng nhận biết Rubella

Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ có các triệu chứng sau: đau đầu, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, sốt nhẹ, viêm dây thần kinh, đỏ mắt, viêm mắt, hạch bạch huyết ở cổ và tai sưng lên, đau khớp,... Các triệu chứng này thường nghiêm trọng hơn nếu đối tượng bị bệnh là người lớn tuổi.

2. Kết quả xét nghiệm Rubella tại nhà nói lên điều gì?

2.1. Phương pháp chẩn đoán Rubella

Do chẩn đoán lâm sàng thường khó chính xác nên việc chẩn đoán chủ yếu dựa trên các xét nghiệm sau:

- Xét nghiệm kháng thể IgM.

- Xét nghiệm kháng thể IgG.

- Kỹ thuật RT-PCR và nuôi cấy tế bào.

2.2. Các loại xét nghiệm Rubella tại nhà và ý nghĩa của xét nghiệm

Xét nghiệm Rubella tại nhà được nhiều thai phụ lựa chọn bởi so với việc đến bệnh viện nó giúp họ không cảm thấy mệt mỏi, mất nhiều thời gian chờ đợi mà vẫn có được kết quả chính xác trong thời gian ngắn. Hiện nay các loại xét nghiệm phổ biến được dùng để chẩn đoán bệnh là huyết thanh [IgM hoặc IgG]. Xét nghiệm có tác dụng kiểm tra xem cơ thể người bệnh có kháng thể với virus Rubella không.

Bệnh nhân được cán bộ y tế của MEDLATEC lấy mẫu xét nghiệm Rubella tại nhà

Khi cơ thể dương tính với virus Rubella nó sẽ tạo ra 2 loại kháng thể theo trình tự sau:

- Kháng thể IgM, xuất hiện trong khoảng 5 - 7 ngày sau khi có ban và các triệu chứng khác của bệnh, kháng thể này sẽ tồn tại khoảng vài tuần.

- Kháng thể IgG rubella, xuất hiện sau kháng thể IgM vài ngày và sẽ tồn tại đến hết đời để cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài cho cơ thể.

2.3. Đối tượng và thời gian nên xét nghiệm Rubella tại nhà

Xét nghiệm Rubella tại nhà nên được thực hiện ở những thai phụ chưa từng tiêm vacxin phòng ngừa Rubella hoặc trước khi mang thai chưa từng bị Rubella. Khả năng lây truyền Rubella từ mẹ sang con trong 3 tháng đầu của thai kỳ lên tới 80% nên nó sẽ dễ dẫn đến nguy cơ sinh non, sảy thai, dị tật thai nhi bẩm sinh,... Đến thời điểm thai 11 - 12 tuần tuổi thì hội chứng Rubella bẩm sinh giảm còn 33%. Bước sang giai đoạn thai nhi 13 - 16 tuần tuổi, tỷ lệ này sẽ giảm xuống, chỉ còn 11 - 24% và tỷ lệ ấy sẽ còn 0% khi thai nhi đã trên 16 tuần tuổi.

Chính vị thế, thực hiện xét nghiệm Rubella tại nhà để xác định thời điểm thai phụ nhiễm Rubella, chẩn đoán tình trạng thai nhi là vô cùng cần thiết. Xét nghiệm nên được thực hiện trong giai đoạn thai kỳ 7 - 10 tuần.

2.4. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm Rubella tại nhà ở thai phụ

- IgM âm tính, IgG dương tính:

Khi kết quả xét nghiệm cho thấy IgM âm tính và IgG dương tính thì tức là thai phụ đã bị nhiễm virus Rubella trước khi thực hiện xét nghiệm ít nhất 10 tuần và đã có kháng thể IgG bảo vệ. Virus này có thể xâm nhập vào cơ thể một thời gian trước khi có thai hoặc khi đang mang thai.

Muốn biết chính xác hơn về thời điểm nhiễm bệnh, thai phụ nên làm thêm 1 lần xét nghiệm Rubella nữa vào 2 tuần sau đó, nếu lần xét nghiệm này kết quả IgG tăng lên 3 - 4 lần còn IgM dương tính thì tức là thai phụ mới nhiễm bệnh.

- IgM âm tính, IgG âm tính:

Kết quả xét nghiệm Rubella này cho biết thai phụ có thể chưa từng nhiễm Rubella hoặc bị nhiễm Rubella nhưng đang trong thời gian ủ bệnh. Lúc này, kháng thể IgM và IgG sẽ chưa được tạo ra. Muốn có kết quả chính xác hơn phải kết hợp với các triệu chứng lâm sàng và sau đó khoảng 3 - 4 tuần, thai phụ nên thực hiện thêm 1 lần xét nghiệm nữa.

- IgM dương tính, IgG âm tính:

Khi kết quả xét nghiệm Rubella cho thấy điều này tức là thai phụ mới nhiễm Rubella và cần làm lại cả 2 xét nghiệm ấy sau 1 tuần. Khi đã thực hiện xét nghiệm lần 2 mà IgM vẫn dương tính, và bắt đầu có IgG thì chắc chắn đã bị virus Rubella xâm nhập. Kết quả xét nghiệm Rubella tại nhà cho thấy IgM là không đặc hiệu khi IgG âm tính và IgM dương tính.

Nếu tuổi thai dưới 12 tuần khi xét nghiệm cho chỉ số IgM dương tính nguy cơ thai bị lây Rubella từ mẹ lên đến 80% và trẻ sinh ra sẽ có khả năng cao với hội chứng Rubella bẩm sinh.

Mẫu xét nghiệm virus Rubella

- IgM dương tính, IgG dương tính [hiếm gặp]:

Đây là kết quả phản ánh IgM không đặc hiệu hoặc thai phụ bị Rubella nguyên phát [dương tính giả]. Với kết quả này, thai phụ cũng cần làm lại xét nghiệm 1 lần nữa vào 1 tuần sau đó.

Kết quả xét nghiệm lần 2 nếu cho thấy IgM âm tính còn IgG dương tính thì mới kết luận thai phụ mới nhiễm Rubella trong thai kỳ. Trường hợp IgM dương tính vẫn thấp như lần 1 còn IgG dương tính theo chiều hướng không tăng gấp đôi thì không có gì đáng lo ngại.

Rubella về cơ bản là bệnh lý lành tính nhưng nó lại gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với thai phụ. Vì thế để phòng ngừa bệnh lý này phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên chủ động tiêm vacxin trước khi mang bầu.

Một điều đáng nói nữa là Rubella có thể lây nhiễm qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của trong cổ họng và nước tiểu của người bệnh, có những triệu chứng khá giống với sốt phát ban nên dễ bị nhầm lẫn. Trong mùa dịch bệnh, xét nghiệm Rubella tại nhà được xem là giải pháp tối ưu để tránh được lo lắng lây chéo bệnh khi phải đến môi trường y tế đông người, sớm biết chính xác tình trạng sức khoẻ của mình để có phương án đối phó phù hợp.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được nhiều người biết đến trong lĩnh vực xét nghiệm Rubella tại nhà bởi đây là một trong số ít cơ sở y tế có phòng xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012, sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trực tiếp tư vấn kết quả xét nghiệm cho người bệnh và chi phí cho mỗi lần đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm chỉ 10.000 đồng.

Đặc biệt, từ 04/2/2020 đến 15/04/2020, bệnh viện còn cung cấp gói Xét nghiệm sàng lọc bệnh mùa Đông Xuân, có thể giúp khách hàng nhận diện nguyên nhân gây ra các triệu chứng giống “Cúm” để yên tâm trong mùa dịch bệnh. Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về những xét nghiệm này hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56 của chúng tôi để được giải đáp cặn kẽ và miễn phí.

Rubella là bệnh lý có thể lây từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp, nguy hiểm hơn, virus này có thể lây từ mẹ bầu sang cho thai nhi. Vì thế, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, thì việc xét nghiệm rubella, nhất là trong giai đoạn thai kỳ vô cùng quan trọng, để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và an toàn trong bụng mẹ.

Bệnh Rubella Là Gì?

Rubella là gì? Rubella là bệnh lý lây nhiễm không nguy cấp, gây ra tình trạng sốt ban lành tính trên cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ bầu bị nhiễm virus rubella có nguy cơ lây sang thai nhi thông qua đường máu, dẫn đến dị tật thai nhi.

Đối với phụ nữ mang thai, thì bệnh Rubella được xem như một mối đe dọa nguy hiểm đến sự phát triển khoẻ mạnh của em bé trong bụng mẹ.

Thai phụ nhiễm virus Rubella làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi

Trong trường hợp, phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Rubella trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thì nguy cơ người mẹ truyền virus này sang cho thai nhi là rất cao, chiếm tỷ lệ lên đến 90%. Khi thai nhi bị nhiễm virus Rubella có thể mắc hội chứng rubella bẩm sinh, thậm chí gây tử vong trong bụng mẹ.

Vì thế, trong giai đoạn thai kỳ thì việc tiến hành xét nghiệm Rubella là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé.

Đối với trẻ nhỏ, theo khuyến cáo của bộ Y Tế, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ thì cha mẹ cần chú ý cho trẻ tiêm phòng vacxin đầy đủ.

Đường Lây Truyền Virus Rubella

Bệnh Rubella có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, phổ biến nhất là vào mùa đông và mùa xuân, cũng có thể rải rác quanh năm.

Theo các thống kê, bệnh Rubella có thể không gây triệu chứng bệnh khiến người bệnh không biết mình đang bị Rubella, trường hợp này chiếm khoảng 20 – 25% tổng ca mắc bệnh.

Con đường lây truyền của bệnh Rubella là từ người mang virus sang cho người lành, trong thời gian khoảng 7 tuần trước và sau khi xảy ra tình trạng phát ban.

Khi người lành tiếp xúc hay hít phải dịch tiết hô hấp của người bệnh có thể bị lây nhiễm virus. Đối với thai phụ chưa có miễn dịch cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Virus Rubella có thể truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai

Virus Rubella không chỉ lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai, mà bệnh Rubella ở trẻ em cũng có thể xảy ra khi bé tiếp xúc với dịch mũi họng của người bệnh. Vì trẻ em có sức đề kháng yếu, nên là một trong những đối tượng rất dễ bị nhiễm loại virus này.

Nhận Biết Sự Hiện Diện Của Virus Rubella

Sau khi nhiễm bệnh Rubella, những dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của virus Rubella trong cơ thể người bệnh thường xuất hiện trong thời gian khoảng từ 14 – 22 ngày tính từ ngày nhiễm bệnh.

Triệu chứng rubella thường là hiện tượng nổi ban đỏ ở vùng mặt rồi lan ra khắp thân mình nhưng thường không tuần tự như bị bệnh sởi. Ban sẽ không nổi ở lòng bàn tay, bàn chân.

Đặc điểm của ban là màu hồng, cũng có thể hơi đỏ, có hình tròn, hay hình bầu dục với kích thước nhỏ chỉ từ 1 – 2mm, kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Sau khoảng từ 3 – 5 ngày tiếp theo, ban sẽ biến mất và để lại nốt thâm trên da.

Dấu hiệu khi nhiễm bệnh Rubella như thế nào?

Ngoài ra, bệnh có biểu hiện tương tự như khi bị cúm với những triệu chứng thường gặp như:

Sốt: Người bệnh có thể bị sốt nhẹ, khoảng 38 độ C, kèm theo tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, đau rát họng, chảy nước mũi trong kéo dài khoảng từ 1 – 4 ngày. Sau khi phát ban xong thì triệu chứng sốt sẽ thuyên giảm.

Nổi hạch: Đây là tình trạng thường xuất hiện trước khi phát ban, xảy ra ở vùng chẩm, bẹn, cổ, khi ấn có cảm giác đau và tồn tại khoảng vài ngày khi ban bay hết.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị viêm kết mạc và đau khớp.

Có gần khoảng 50% trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng điển hình, dẫn đến người bệnh thường nhầm lẫn triệu chứng bệnh Rubella sang các bệnh lý khác.

Rubella IgG Và Rubella IgM Là Gì?

Hiện nay, việc chẩn đoán Rubella sẽ được bác sĩ dựa vào kết quả xét nghiệm miễn dịch định lượng Rubella IgM và IgG.

Việc sử dụng test Rubella sẽ giúp phát hiện được kháng thể trong máu, do hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất ra nhằm mục đích đáp ứng với bệnh nhiễm trùng gây nên bởi virus Rubella. Trong đó, IgM và IgG chính là hai loại kháng thể của Rubella.

Sau thời gian tiếp xúc với virus Rubella, thì kháng thể Rubella IgM sẽ xuất hiện trong máu của người bệnh. Trong từ 7 – 10 ngày sau khi bị nhiễm trùng, mức độ protein sẽ tăng lên nhanh chóng, đạt đến đỉnh điểm kéo dài trong vài tuần rồi sẽ giảm dần.

Tìm hiểu về kháng thể IgM và IgG trong xét nghiệm Rubella

Trong trường hợp thai phụ nhiễm virus Rubella, thì kháng thể IgG trong cơ thể sẽ xuất hiện. Loại kháng thể IgG sẽ xuất hiện muộn hơn so với kháng thể IgM. Tuy nhiên, nó lại tồn tại trong máu suốt đời, đảm nhiệm vai trò giúp cơ thể người mẹ có thể chống lại sự nhiễm trùng gây nên bởi virus Rubella.

Khi tìm thấy sự hiện diện của kháng thể IgM trong máu có nghĩa là có sự xuất hiện của nhiễm trùng. Khi bị nhiễm virus Rubella trong thời gian gần đây hay từng bị trong quá khứ sẽ được chỉ điểm nếu có sự xuất hiện của kháng thể IgG.

Đối với hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ khiến trẻ sau khi sinh ra có nguy cơ cao bị điếc, chậm phát triển... Vì thế, khi mang thai thì việc xét nghiệm kháng thể Rubella cần thực hiện thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại bệnh.

Xét Nghiệm Rubella Ở Phụ Nữ Mang Thai

Đối tượng thực hiện xét nghiệm Rubella [IgM và IgG] là phụ nữ mang thai nhưng chưa từng tiêm phòng Rubella trước đó và cũng chưa từng mắc bệnh Rubella trong giai đoạn trước thai kỳ.

Thời gian thực hiện xét nghiệm Rubella lý tưởng nhất là từ tuần thứ 7 cho đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Phụ nữ mang thai không nên đợi đến khi thai nhi được 16 tuần trở lên mới tiến hành xét nghiệm này, vì rất khó có thể giải thích kết quả và nếu xảy ra vấn đề bất thường cũng rất khó khăn trong việc giải quyết vì thai nhi đã lớn.

Phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm Rubella trong thời điểm nào?

Vậy cách đọc kết quả xét nghiệm rubella như thế nào? Chỉ số Rubella igg dương tính, âm tính có ý nghĩa như thế nào? Đây chính là thắc mắc rất lớn của nhiều người, mong muốn hiểu rõ hơn về kết quả cũng như tình trạng sức khoẻ của mình.

Về kết quả xét nghiệm Rubella, bạn cần quan tâm về chỉ số IgM và IgG với hai kết quả âm tính và dương tính như sau:

1. Kết quả IGM âm tính và IgG dương tính

Trong trường hợp, bạn đọc kết quả IgM âm tính nhưng IgG dương tính thì điều này có nghĩa là bạn đã từng bị nhiễm virus Rubella trước khi thực hiện xét nghiệm trong thời gian tối thiểu là 10 tuần và cơ thể bạn đã có kháng thể IgG bảo vệ.

Nếu kết quả nồng độ IgG tăng lên sau thời gian thực hiện xét nghiệm cách nhau 2 tuần, cũng có nghĩa là bạn đã bị nhiễm virus Rubella trước đó hoặc đã được tiêm phòng vacxin.

Nhưng kết quả cho thấy nồng độ IgG thấp thì có thể bạn mắc Rubella, và trong trường hợp này cần tiến hành xét nghiệm Rubella IgM và IgG sau 1 tuần. Trong lần xét nghiệm này, kết quả IgM dương tính và IgG tăng cao thì cho thấy bạn mắc bệnh Rubella cấp.

2. Kết quả IgM dương tính, IgG âm tính

Nếu kết quả xét nghiệm Rubella có chỉ số IgM dương tính và IgG âm tính thì có nghĩa là người bệnh chỉ mới nhiễm virus Rubella, nên mới chỉ mới có kháng thể IgM đáp ứng.

Trong trường hợp này, có thể bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần tiến hành xét nghiệm IgM và IgG sau 2 tuần để khẳng định lại.

Trong lần thứ 2, nếu kết quả cho thấy IgM tiếp tục dương tính và IgG đã bắt đầu xuất hiện thì có thể khẳng định thai phụ đã bị nhiễm virus Rubella.

Cách đọc hiểu kết quả xét nghiệm Rubella

Nhưng nếu kết quả IgM dương tính và IgG âm tính như lần 1 thì kết quả IgM là không đặc hiệu. Nếu phụ nữ mang thai dưới 12 tuần, nhưng có chỉ số IgM dương tính thì rất có khả năng thai bị nhiễm virus rubella hoặc không. Theo các nghiên cứu, thì nguy cơ lây truyền virus Rubella trong giai đoạn này chiếm tỷ lệ lên đến 80%.

Không những vậy, nếu thai nhi bị nhiễm virus Rubella trong giai đoạn này, sẽ làm tăng nguy cơ khiến trẻ sau khi sinh bị hội chứng Rubella bẩm sinh rất cao.

3. Kết quả chỉ số IgM dương tính và IgG dương tính

Kết quả chỉ số IgM dương tính, IgG dương tính trên thực tế ít rất ít gặp. Có nhiều khả năng đây là kết quả dương tính giả, có thể là do thai phụ mới bị nhiễm loại siêu vi nào đó.

Trong trường hợp này, để khẳng định lại kết quả, thai phụ sẽ được theo dõi và tiếp tục thực hiện lại xét nghiệm IgM và IgG trong thời gian khoảng từ 2 – 3 tuần tiếp theo. Nếu kết quả IgM và IgG vẫn là dương tính thì thai phụ có thể yên tâm về tình trạng của mình.

4. Kết quả IgM âm tính và IgG âm tính

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm IgM và IgG âm tính thì có thể thai phụ chưa từng nhiễm virus Rubella trong thời gian trước đó, nhưng có nguy cơ mắc bệnh Rubella.

Chính vì thế, trong thời gian này, thai phụ cần phải chú ý, theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe, để sớm nhận biết dấu hiệu và xử lý nếu bị nhiễm Rubella.

Kết quả này cũng có thể rơi vào trường hợp thai phụ bị nhiễm virus Rubella nhưng vẫn đang trong thời gian ủ bệnh, nên những kháng thể IgM và IgG chưa được tạo ra và cho kết quả âm tính.

Vì thế, thông thường bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên tiếp tục thực hiện lại xét nghiệm Rubella trong thời gian khoảng 2 – 3 tuần tiếp theo.

Hy vọng, thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm rubella được thực hiện trong trường hợp nào, hiểu kết quả xét nghiệm như thế nào là chính xác. Theo đó, để phòng ngừa rubella hiệu quả, bạn nên tiêm ngừa rubella trước khi có ý định mang thai để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé trong tương lai.

Nếu cần tư vấn thêm thông tin liên quan đến xét nghiệm Rubella cũng như đặt lịch hẹn thăm khám, bạn có thể gọi đến hotline 19001717 – Diag để được giải đáp thắc mắc chi tiết nhất.

Hãy chọn chi nhánh gần bạn để thăm khám và nhận kết quả trực tuyến nhanh chóng. Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề