Một ngày nên uống bao nhiêu viên hạ sốt?

Thuốc hạ sốt cụ thể là paracetamol là một trong những thuốc được sử dụng trong hướng dẫn toa thuốc điều trị F0 tại nhà do Sở Y tế TP.HCM chia sẻ.

Để việc dùng thuốc được an toàn và hiệu quả, Báo Sức khỏe & Đời sống gửi đến quý độc giả bài chia sẻ từ PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức về những lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt.

E ngại đến khám hoặc ở bệnh viện trong mùa dịch, nhiều người dân tích trữ thuốc hạ sốt tại nhà để tự phòng và chữa COVID-19, điều này tiềm ẩn một số rủi ro nhất định vì dù là loại thuốc thông thường nhưng nếu dùng quá liều có thể hại gan, gây ngộ độc, thậm chí tử vong.

Sau đây là những lưu ý về thuốc hạ sốt.

Cơ thể bao nhiêu độ thì được coi là sốt?

Sốt là hiện tượng thân nhiệt tăng cao hơn bình thường, được quy ước khi thân nhiệt cao trên 380C; Sốt nhẹ từ 380C đến 390C. Trên 390C là sốt cao. Nên lưu ý trẻ em nếu sốt quá cao có thể gây co giật, thậm chí có thể gây tổn thương não ở trẻ sơ sinh.

Trẻ em nếu sốt quá cao có thể gây co giật

Riêng đối với trẻ, trước khi tính dùng thuốc hạ sốt có thể áp dụng các biện pháp sau: 

Để bệnh nhi nằm chỗ thoáng mát (nghĩa là nhiệt độ nơi nằm phải thấp hơn nhiệt độ nơi nằm thấp hơn nhiệt độ cơ thể 5-60C) và nhớ tránh gió lùa. Cho bệnh nhi mặc quần áo mỏng, thoáng (tránh thói quen ủ, trùm nhiều quần áo chăn mền). Lau bằng nước ấm (30-320C, tức nước có nhiệt độ vừa phải, chứ không phải nước quá lạnh, nước đá). Nhúng khăn và lau toàn thân bệnh nhi.

Biện pháp này có thể được dùng phối hợp cùng với thuốc hạ sốt.

Còn đối với người lớn, khi thân nhiệt dưới 380C, nếu không thấy quá mệt mỏi, khó chịu thì không nên dùng thuốc hạ sốt, thay vào đó có thể nghỉ ngơi thoáng mát, uống nhiều nước lọc.

Khi nào cần sử dụng đến thuốc hạ sốt ?

Hai loại thuốc thường được dùng để hạ sốt là aspirin và paracetamol. Trong 2 loại thuốc này, paracetamol được xem là tương đối an toàn.

Cần thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt

Aspirin giảm đau hạ nhiệt tốt nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt gây tổn hại niêm mạc dạ dày - tá tràng, tăng nguy cơ xuất huyết. Không được dùng aspirin khi nghi ngờ sốt xuất huyết. Phụ nữ có thai và trẻ em cũng không nên dùng aspirin.

Nếu lựa chọn paracetamol cũng cần lưu ý paracetamol không phải hoàn toàn vô hại, dùng quá liều có thể hại gan (đã có nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc paracetamol phải nhập viện). 

Tóm lại, thuốc hạ sốt nên dùng là paracetamol, nhưng không nên dùng quá thường xuyên và phải dùng đúng liều. Paracetamol chỉ trị triệu chứng sốt, dùng thuốc sẽ hết sốt, nhưng hết thuốc có thể sẽ sốt trở lại khi nguyên nhân bệnh lý gây sốt vẫn còn.

Khoảng thời gian giữa các lần dùng thuốc hạ sốt là bao lâu?

Đối với người lớn dùng thuốc thường tính theo viên. Ví dụ: Người lớn thường dùng 1-2 viên paracetamol 500mg cho mỗi lần và dùng 3-4 lần trong 24 giờ (tức trong một ngày) và không được dùng quá 4g/ngày.

Còn đối với trẻ, liều paracetamol thông thường hạ sốt cho trẻ là 10-15 mg/kg cân nặng, ngày uống 3-4 lần, và liều tối đa cho trẻ là không quá 60 mg/kg/ngày. 

Không nên lấy thuốc viên nén paracetamol dành cho người lớn và bẻ nhỏ 1/2, 1/3, 1/4… viên để dùng cho trẻ. Làm như thế sẽ không đúng liều và dùng thuốc viên thì rất khó cho trẻ uống. Hãy dùng thuốc paracetamol dạng lỏng, hoặc hoặc đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng thuốc để tính và dùng thật đúng liều cho trẻ.

Chỉ dùng thuốc paracetamol trong một thời gian thường 3-4 ngày, nếu sốt tái diễn hoặc tăng thêm, cần đi khám bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và cho hướng điều trị thích hợp.

Nguồn tin : https://suckhoedoisong.vn/thong-tin-can-biet-ve-toa-thuoc-dieu-tri-covid-19-tai-nha-than-trong-khi-tu-dung-thuoc-ha-sot-16921082716022356.htm

Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Trong các tình huống thông thường, khuyên bạn nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen)

Tuy là loại thuốc thông thường có thể tự sử dụng nhưng đặc biệt cần lưu ý khi phải dùng thuốc cho trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Chọn thuốc nào?

Trước hết, trong các thuốc cần chuẩn bị trong tủ thuốc gia đình, thuốc hạ sốt là thuốc đầu bảng bạn cần phải dự trữ. Có hai lý do: sốt là một phản ứng cấp tính dễ dàng gây ra biến chứng với trẻ em và người già. Vì thế chúng ta cần khẩn trương hạ sốt ngay khi có nguy cơ sốt sẽ lên quá cao. Lý do nữa đó là thuốc hạ sốt lại tương đối an toàn và dễ dùng, có thể tự dùng tại nhà mà ít khi gây ra những phản ứng đặc biệt nghiêm trọng. Nên bạn rất cần thiết chuẩn bị thuốc này sẵn sàng để dùng khi cần.

Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào. Trong các tình huống thông thường, khuyên bạn nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen). Trên thị trường còn một loại thuốc hạ sốt nữa là aspirin nhưng loại này khó dùng hơn và có một số đối tượng chống chỉ định. Vì thế, tốt nhất bạn nên chọn paracetamol.

Ưu điểm của loại này: tác dụng nhanh, an toàn, ít có biến chứng, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.

 

Một ngày nên uống bao nhiêu viên hạ sốt?

Nên chọn loại thuốc hạ sốt phù hợp với đối tượng sử dụng.

Cách mua

Khi mua thuốc, bạn thường được dược sĩ giới thiệu nhiều loại để bạn lựa chọn cho cùng một loại thuốc paracetamol. Chung quy lại có một số loại sau đây:

Loại paracetamol đơn thuần: Loại này chỉ có tác dụng hạ sốt và kháng viêm nhẹ, có tác dụng hạ sốt rất mạnh, thích hợp dùng hạ sốt cho trẻ bị sốt do mọc răng, sốt phát ban, sốt virut. Người bán thuốc hay gọi là efferalgan xanh.

Loại có kết hợp với codein: Loại này vừa có tác dụng hạ sốt, vừa có tác dụng chống đau đầu, thích hợp với người lớn bị sốt do bị nhiễm virut, sốt có kèm theo đau đầu, đau mỏi cơ khớp. Người bán thuốc hay gọi là effralgan đỏ.

Loại có kết hợp với chlorpheniramine: Loại này thích hợp với các loại sốt do cúm, do viêm họng, viêm đường hô hấp.

Thuốc hạ sốt dạng viên nén: thích hợp với người lớn và người già, loại dạng gói bột, viên đạn, cao dán thích hợp với trẻ em. Như vậy, tùy thuộc vào gia đình bạn có những thành viên nào mà chúng ta lựa chọn dạng thuốc dùng cho phù hợp.

Nếu nhà bạn chỉ toàn người lớn: bạn nên mua efferalgan xanh và đỏ. Tùy từng trường hợp mà dùng cho thích hợp. Dạng này bào chế với hàm lượng 500mg. Bạn có thể mua mỗi thứ 1 vỉ, gồm 4 viên.

Nếu nhà bạn có trẻ em: bạn nên mua thêm hai loại khác, bao gồm: thuốc dạng gói bột có hương vị cam, chanh, dâu... (hoặc cao dán) và dạng viên đạn. Khi trẻ có thể uống được thì pha gói cho trẻ uống. Ở dạng này thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn, đỡ phải dùng liều cao hơn. Còn nếu trẻ sốt li bì, không uống được, hay nôn trớ, bạn có thể dùng cao dán hoặc dùng viên đạn nhét hậu môn. Dùng viên đạn là đơn giản nhất. Lưu ý, thuốc dùng cho trẻ em lúc này dùng theo dạng hàm lượng chi tiết cụ thể. Dạng gói bột được bào chế dưới hai hàm lượng: 80mg và 250mg. Dạng 80mg dùng cho trẻ em có cân nặng từ 5-12kg, tức là từ khi sinh đến khoảng 1 tuổi. Dạng 250mg dùng cho trẻ từ 13-50kg, tức là trẻ từ 2 - 15 tuổi.

Dạng viên đạn được bào chế với 3 hàm lượng: 80mg, 150mg và 300mg. Dạng 80mg dùng cho trẻ từ 4-6kg, tức là trẻ từ 1-5 tháng tuổi. Dạng 150mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7-12kg, tức là từ 6 tháng-1 tuổi. Dạng viên đạn 300mg dùng cho trẻ từ 13-24kg, tức là trẻ từ 2-9 tuổi.

Cách dùng

Cách dùng rất đơn giản nhưng phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ như sau: Khi trong gia đình có người sốt từ 390C thì bạn đã có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Với trẻ em khi sốt trên 38,50C thì bạn nên dùng ngay vì tốc độ sốt của trẻ đến 390C, 400C là rất nhanh. Đây là hai ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.

Thông thường, cách dùng đơn giản với cả người lớn và trẻ em. Với người lớn thì nên dùng liều 2-3 lần/ngày. Mỗi lần 1 viên. Với trẻ em thì nên dùng 3-4 lần/ngày. Mỗi lần dùng một gói hoặc một viên đạn. Không được dùng liên tiếp các liều trong vòng dưới 4 tiếng đồng hồ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.

Một số trường hợp đặc biệt đó là thuốc không có tác dụng hạ sốt. Vậy làm thế nào để nhận ra điều này. Trước khi uống thuốc, bạn đo nhiệt độ một lần, đo bằng nhiệt kế thủy ngân, sau đó cho uống thuốc. Nếu sau 30 phút nhiệt độ không giảm có thể cho uống tiếp liều thứ 2. Nếu lần này sốt vẫn không hạ, bạn cần cho đi viện ngay. Không dùng một ngày quá 6 liều quy định liên tiếp.

Các trường hợp cần phải cho đi viện: sốt kéo dài quá 3 ngày, sốt mà dùng thuốc không hạ sốt, sốt quá cao, 40-410C (vừa phải cho dùng thuốc vừa cho đi viện ngay) sốt, có dùng thuốc nhưng bị dị ứng.

Đặc biệt cần lưu ý không dùng thuốc nếu thấy dị ứng, không dùng thuốc với người bị bệnh viêm gan, trẻ em bị bệnh viêm gan vàng da do tắc mật. Các trường hợp này cấm dùng thuốc tại gia. Khi đó, có sốt, phải đưa đi bệnh viện và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.