Mua lấy vị thế là gì

Vị thế là gì? Đây ắt hẳn là băn khoăn của rất nhiều nhà đầu tư mới bắt đầu dấn thân vào con đường giao dịch tài chính với rất nhiều thuật ngữ xa lạ. Hôm nay, ZFX sẽ hướng dẫn các bạn toàn tập về vị thế, vị thế là gì, đâu là vị thế mua và vị thế bán, bán khống cũng như giao dịch ký quỹ trên thị trường ngoại hối.

Vị thế là gì?

Vị thế trong ngoại hối là số lượng tiền tệ thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc tổ chức, đây là những người/tổ chức sau đó có thể mua hoặc bán dựa trên các chuyển động của đồng tiền này so với các loại tiền tệ khác.

Đặc điểm của vị thế?

Vị thế ngoại hối có ba đặc điểm:

  1.    Cặp tiền tệ cơ bản
  2.    Xu hướng [mua hoặc bán]
  3.    Độ lớn

Thứ nhất, đó là cặp tiền tệ nào. Thứ hai, xu hướng của vị thế là mua hay bán, điều này tùy thuộc vào chiến lược giao dịch của mỗi nhà đầu tư. Cuối cùng, độ lớn của vị thế tùy thuộc vào tổng khối lượng giao dịch của sản phẩm tại vị thế đó.

Các nhà giao dịch có thể thực hiện các vị thế các cặp tiền tệ khác nhau. Nếu họ mong đợi giá của đồng tiền tăng giá, họ có thể Mua. Độ lớn của vị thế mà họ thực hiện sẽ phụ thuộc vào vốn chủ sở hữu tài khoản và yêu cầu ký quỹ của họ. Tuy nhiên, mỗi nhà giao dịch sẽ quy định mức đòn bẩy phù hợ tùy vào loại tài khoản mà họ mở.

Vị thế mua là gì? Vì thế bán là gì?

  • Vị thế mua là gì?

Vị thế mua là một giao dịch được thực hiện trong đó nhà đầu tư kỳ vọng tài sản cơ sở đó sẽ tăng giá.

Ví dụ: khi một nhà giao dịch thực hiện lệnh mua, họ giữ một vị thế mua với tiền tệ cơ sở, trong trường hợp là USD/CHF họ đang mong đợi đồng Đô la Mỹ tăng giá so với đồng Franc Thụy Sỹ.

  • Vị thế bán là gì?

Ngược lại với vị thế mua, vị thế bán được thực hiện khi các nhà giao dịch mong đợi giá của tài sản cơ sở [ở đây là đồng tiền cơ bản] sẽ giảm giá [đi xuống].

Ví dụ, nếu một nhà giao dịch bán khống USD/CHF, họ đang bán USD để mua CHF.

  • Vị thế mua và bán có được cho phép?

Trong thị trường tài chính, cũng như các giao dịch cổ phiếu, không quá khó cho các nhà đầu tư hiểu về giao dịch “một chiều”, nghĩa là “mua thấp bán cao”. Họ chỉ có thể kiếm được lợi nhuận khi mức giá tăng.

Một trong những đặc điểm nổi bật của các giao dịch trong thị trường ngoại hối là tính giao dịch hai chiều.

Khi các nhà đầu tư dự kiến tỷ giá hối đoái của một cặp tiền tăng lên, họ có thể mua đồng tiền cở sở đó, gọi là vị thế mua. Và nếu tỷ giá hối đoái dự kiến của một cặp tiền giảm, họ có thể bán đồng tiền cơ sở đó, hay còn được gọi là vị thế bán.

Nói cách khác, dù các tỷ số hối đoái của các cặp tiền có tăng lên hay giảm xuống, các nhà đầu tư sẽ luôn có những cơ hội lợi nhuận nhất định.

Bán khống là như thế nào?

  •  Khái niệm của giá trị tương đối

Kể từ khi thị trường ngoại hối giao dịch trên các “cặp” tiền tệ, việc bán khống không chỉ liên quan đến một loại tiền tệ duy nhất, nó có khái niệm hơi khác so với các khái niệm tương tự ở các thị trường khác.

Bởi vì một cặp tiền là sự kết hợp của hai loại tài sản, bất kì mức giá tăng hay giảm nào không chỉ biểu thị mức đánh giá hoặc khấu hao của từng loại tiền tệ, mà còn là mức chênh lệch trong giá trị tương đối của 2 loại tiền tệ.

Khi một nhà đầu tư giao dịch một cặp tiền tệ, như EUR/USD, nếu anh ta mua euro thì đồng nghĩa với việc anh ta bán đồng tiền còn lại [USD]. Ngược lại, nếu anh ta bán EUR đồng thời anh ta cũng mua USD cùng một lúc.

Ví dụ, một người Mỹ nắm giữ đô la, muốn chuyển đổi đô la với euro tại một ngân hàng nghĩa là anh ấy bán đô la của mình và mua euro vào.

  • Giao dịch ký quỹ [margin] trong thị trường ngoại hối 

Câu hỏi được đặt ra ở đây là, nếu một người Úc không có đồng đô la, làm thế nào anh ta có thể bán đô la và mua euro vào?

Đây là cách thức mà margin hoạt động trong thị trường ngoại hối. Cơ bản giao dịch margin cho phép một nhà đầu tư nạp vào một khoản tiền như một mức ký quỹ và giao dịch thông qua một nhà môi giới. Nghĩa là nhà đầu tư đó đang “vay mượn” từ nhà môi giới để bán một đồng tiền và mua đồng tiền còn lại.

Như vậy, các nhà đầu tư không phải nắm giữ bất kì đồng tiền nào trước cả, nhưng họ có thể “giao dịch được cả hai chiều” trong thị trường ngoại hối, bởi vì các nhà môi giới luôn sẵn sàng cung cấp cho các nhà đầu tư các dịch vụ “tài chính”.

Ví dụ, khi nhà đầu tư người Úc ở ví dụ trên bán cặp EUR/USD, nghĩa là anh ta vay mượn đồng đô la từ nhà môi giới để bán trong thị trường và mua euro vào. Khi đồng euro tăng, anh ta bán euro và mua đô la lại để trả lại chi phí ban đầu anh ta vây mượn từ nhà môi giới. Tất nhiên, nếu đồng euro giảm, mức tổn thất được thanh toán vào tài khoản giao dịch margin của anh ta.

Nhưng trong thực tế, hầu hết các giao dịch ký quỹ không liên quan đến việc chuyển giao vật lý, nên thực sự ta không cần thiết phải nắm giữ bất kì loại tiền tệ nào.

Những người tham gia chỉ nắm giữ những “hợp đồng ngoại hối”, trong đó người mua và người bán chỉ phải trả phí chênh lệch giữa giá mở và đóng của thị trường.

——

Cảnh báo rủi ro: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo vào không thể hiện quan điểm của ZFX. ZFX không chịu bất kỳ hình thức tổn thất nào gây ra bởi bất kỳ hoạt động giao dịch nào được thực hiện theo bài viết này. Quý khách hãy vững vàng trong suy nghĩ và kiểm soát rủi ro tương ứng.

Chủ Đề