Năng lực pháp luật hành chính của người nước ngoài luôn giống nhau

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được Nhà nước điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật. Nhà nước quy định cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật những năng lực nhất định gọi là năng lực pháp luật. Vậy, năng lực pháp luật là gì và có những đặc điểm gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Năng lực pháp luật là gì?

Năng lực pháp luật là khả năng cá nhân, tổ chức có các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật, quyền ở đây là những cách xử sự mà Nhà nước cho phép chủ thể tham gia quan hệ pháp luật được làm, còn nghĩa vụ là những cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể đó phải làm theo quy định của pháp luật.

Trong mỗi quan hệ pháp luật khác nhau, các quyền và nghĩa vụ của chủ thể sẽ khác nhau theo quy định của ngành luật điều chỉnh quan hệ đó, chẳng hạn: năng lực pháp luật dân sự, năng lực pháp luật hành chính, năng lực pháp luật hình sự,…Tức là, trong mỗi quan hệ pháp luật cụ thể thì pháp luật quy định cho chủ thể năng lực pháp luật khác nhau.

Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, có thể là pháp nhân.

Năng lực pháp luật hành chính của người nước ngoài luôn giống nhau

Năng lực pháp luật có những đặc điểm gì?

Để giúp Quý độc giả có thêm những thông tin hữu ích, ngoài việc giải đáp “Năng lực pháp luật là gì?”, chúng tôi xin đưa ra những đặc điểm của năng lực pháp luật như sau:

Thứ nhất: Năng lực pháp luật là thuộc tính không thể tách rời của mỗi chủ thể.

Đối với cá nhân, năng lực pháp luật xuất hiện ngay khi cá nhân đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết đi.Ví dụ: mỗi cá nhân sinh ra đều có quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đối với hình ảnh cá nhân,… ngược lại mọi cá nhân có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đối với hình ảnh của người khác,…

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi người đó còn trong bào thai (như quyền thừa kế, quyền này được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ nếu người đó được sinh ra và con sống); có những quyền nhân thân mà đến một độ tuổi nhất định mới có (như: quyền của vợ, chồng, giám hộ,…). Cũng có những quyền mà sau khi cá nhân chết đi mới có (như: quyền được khai tử) hoặc khi chết đi mà quyền đó vẫn còn(như: quyền giữ bí mật đời tư, quyền hình ảnh,…).

Đối với tổ chức, năng lực pháp luật xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định hoặc được Nhà nước thừa nhận. Năng lực pháp luật của tổ chức chấm dứt khi tổ chức đó giải thể, phá sản hoặc sáp nhập vào một tổ chức khác. Chẳng hạn như: quyền thừa kế, quyền đối với tên, quyền tài sản,…

Thứ hai: Năng lực pháp luật không phải là thuộc tính tự nhiên mà được Nhà nước điều chỉnh trên cơ sở các quy định pháp luật.

Chỉ những quyền và nghĩa vụ được Nhà nước công nhận hay điều chỉnh bằng các chế định pháp luật thì mới làm hình thành năng lực pháp luật của cá nhân, tổ chức. Chẳng hạn, cá nhân trong quan hệ họ hàng có quyền và nghĩa vụ nhất định với nhau nhưng các quyền và nghĩa vụ đó không được Nhà nước điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật nên các quyền và nghĩa vụ đó không phải là năng lực pháp luật của cá nhân.

Thứ ba: Năng lực pháp luật của không thể chuyển giao, không bị hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Năng lực pháp luật chỉ là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà chưa liên quan đến trách nhiệm khi chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó nên năng lực pháp luật của mọi cá nhân, tổ chức là như nhau cả về mức độ, độ tuổi, trình độ văn hóa, khả năng nhận thức,… Chẳng hạn, người bị thiểu năng về trí tuệ cũng có quyền thừa kế như người có khả năng nhận thức bình thường, dù là trẻ em hay người lớn đều có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến khái niệm về năng lực pháp luật và một số đặc điểm cơ bản của năng lực pháp luật.

Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết Năng lực pháp luật là gì?, Quý vị xin vui lòng liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân đều như nhau?

Chào mọi người, mình muốn hỏi 1 câu khẳng định đó là : "Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân đều như nhau?"
Câu khẳng định trên là Đúng hay Sai?. Theo mình tìm hiểu thì được biết có 1 số trường hợp cá nhân có thể bị hạn chế năng lực pl hc như bị Toà án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề. Câu hỏi này chắc khi nói tới đây thì chẳng có gì để hỏi cả vì đáp án mình nghĩ mọi người nghĩ là: Sai. :v Nhưng khi tìm hiểu mình biết được trong luật dân sự có quy định: "; mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau” (điều 16).". Và trong luật dân sự cũng có 1 số trường hợp hạn chế năng lực pl: " “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế trừ trường hợp do pháp luật quy định” (điều 18)."
:v Vậy là có những trường hợp bị hạn chế năng lực pháp luật. :v vậy đối với khẳng định trên là đúng hay sai. Mong mọi người giải đáp.

Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, vì thế nó có đầy đủ các yếu tố về chủ thể, khách thể và nội dung.

Năng lực pháp luật hành chính của người nước ngoài luôn giống nhau
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quan hệ pháp luật hành chính là gì?

Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

Về chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính đó là những người tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Về khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là lợi ích mà các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hướng tới. Trong quan hệ pháp luật hành chính khách thể mà các bên hướng tới đó chính là trật tự quản lý hành chính- chính là bộ phận quy định trong quy phạm pháp luật Bộ phận thứ ba không thể thiếu trong quan hệ pháp luật là nội dung của quan hệ pháp luật đó.

Về nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ “quyền lực – phục tùng” quan hệ bất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia. Chủ thể đặc biệt (cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền,…) tham gia quan hệ trên cơ sở quyền lực nhà nước, phải sử dụng quyền lực nhà nước và chủ thể thường có nghĩa vụ chấp hành việc sử dụng quyền lực nhà nước của chủ thể đặc biệt. Nhưng không vì thế mà trong quan hệ pháp luật hành chính chỉ một bên mang quyền một bên mang nghĩa vụ mà trong một quan hệ thì quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính

Năng lực chủ thể là khả năng pháp lí của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Hay nói cách khác năng lực chủ thể là khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ pháp luật mà họ tham gia. Năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Năng lực pháp luật là khả năng hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lí mà nhà nước quy định cho cá nhân hoặc tổ chức. Thông thường, năng lực pháp luật có khi người đó sinh ra và mất đi khi người đó chết. Đó là thuộc tính không tách rời của mỗi công dân và nó xuất hiện trên cơ sở pháp luật của mỗi nước. Yếu tố thứ hai cấu thành nên năng lực chủ thể là năng lực hành vi. Đây là yếu tố biến động nhất trong cấu thành của năng lực chủ thể.

Năng lực hành vi là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà bởi khả năng này họ có thể tự mình tạo ra và thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí đồng thời cũng tự mình gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi tạo thành năng lực chủ thể pháp luật nên vì thế chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một chủ thể pháp luật đơn thuần chỉ có năng lực pháp luật thì không thể tham gia tích cực vào các quan hệ pháp luật, tức không thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể.

Ngược lại năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi. Không thể có chủ thể nào của pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi. Giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi có giới hạn rõ nét khi chủ thể quan hệ pháp luật là các cá nhân vì trong trường hợp này sự xuất hiện năng lực hành vi của chủ thể xảy ra muộn hơn so với năng lực pháp luật. Còn đối với chủ thể pháp luật là các pháp nhân, tổ chức thì ranh giới này khó nhận thấy vì nó xuất hiện đồng thời khi pháp nhân đó được thành lập.

Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính cũng là khả năng của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thế của quan hệ đó. Hay nói cách khác năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính là khả năng hưởng và thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính cũng bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Nhưng ranh giới giữa chúng rõ ràng trong trường hợp chủ thể là cá nhân. Còn trong trường hợp chủ thể là cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, tổ chức thì năng lực pháp luật và năng lực hành vi khó phân biệt được. Thường thì năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các chủ thể này xuất hiện và chấm dứt đồng thời.

Năng lực chủ thể của cán bộ công chức phát sinh khi cá nhân được nhà nước giao đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước và chấm dứt khi không còn đảm nhiệm công vụ, chức vụ đó nữa. Và trong năng lực chủ thể của cán bộ công chức, năng lực hành vi hành chính xuất hiện và chấm dứt đồng thời với năng lực pháp luật hành chính.

Đối với cá nhân, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính không giống nhau. Năng lực pháp luật hành chính phát sinh từ khi sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết đi. Tuy nhiên để lý giải về mặt nhận thức thế nào là sinh ra cũng như xác định được một cách chính xác thời điểm sinh ra và thời điểm chết đi đối với một cá nhân không hề đơn giản. Điều này trong khoa học và thực tiễn pháp lý các nước trên thế giới thực tế cho thấy sự lúng túng và chưa có sự thống nhất về nhận thức và cách lý giải chung.

Về thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt ở đây phải phụ thuộc vào tính chất, nội dung của từng loại quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà Nhà nước yêu cầu cá nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định và khả năng thực tế của cá nhân có tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính đó hay không, nếu tham gia thì cá nhân đó có đáp ứng đủ điều kiện để tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính đó không…

Còn năng lực hành vi hành chính của cá nhân không chỉ phụ thuộc vào khả năng thực tế của cá nhân mà còn phụ thuộc vào cách thức nhà nước thừa nhận khả năng thực tế đó. Và thường thì nhà nước sẽ mặc nhiên thừa nhận năng lực hành vi hành chính của cá nhân khi họ đủ điều kiện nhất định hay thông qua những hành vi pháp lý cụ thể để thừa nhận năng lực đó.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Năng lực pháp luật hành chính của người nước ngoài luôn giống nhau