Nét tương đồng và khác biệt của các nước Đông Nam á

Câu hỏi: Vì sao lại có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất của người dân các nước Đông Nam Á?

Trả lời:

Có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất của người dân các nước Đông Nam Á vì:

Dân cư Đông Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, cùng sống trong môi trường nhiệt đới gió mùa, cùng có nền văn minh lúa nước, vị trí là cầu nối giữa đất liền và hải đảo

Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế của Đông Nam Á nhé!

1. Dân số Đông Nam Á

-Đông Nam Á có nhiềuchủng tộcMôn-gô-lô-ítvàÔ-xtra-lô-itcùng chung sống. Dân cư đông đúc,dân sốtrẻ chiếm số đông nên Đông Nam Á vừa là nơi có nguồnlao độngdồi dào vừa là một thị trường tiêu thụ lớn. Đó là những yếu tố thúc đẩy sự phát triểnkinh tế-xã hộicủa khu vực.

-Theo thống kê thì dân số của Đông Nam Á hiện nay là 673.007.458 người. Số liệu này được thống kê vào 04/03/2021 theo số liệu của Liên Hợp Quốc.

-Tổng dân số hiện tại của các nước trong khu vực Đông Nam Á chiếm 8, 57% dân số của thế giới và đứng thứ 3 về dân số ở Châu Á. Mật độ dân số hiện tại của khu vực này là 155 người/km2.

-Dân số của Đông Nam Á hiện nay thuộc vào dân số trẻ, có số lượng người thuộc độ tuổi lao động cao. Do đó tại khu vực này có nguồn lao động dồi dào tuy nhiên trình độ còn hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề việc làm cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống tại nơi đây.

2. Đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á

Như ở trên chúng ta đã biết Đông Nam Á được chia làm 2 phần đó là Khu vực Đông Nam Á lục địa và khu vực Đông Nam Á biển đảo. Ở mỗi phần sẽ có những đặc điểm tự nhiên khác nhau. Cụ thể thể là

Đông Nam Á lục địa:

- Địa hình của ở đây có sự chia cắt mạnh do các dãy núi chạy dọc theo hướng Bắc Nam hoặc Tây Bắc – Đông Nam. Xen giữ các dãy núi là những thung lũng rộng lớn. Đồng thời ven biển tại đây có các đồng bằng phù sa vô cùng màu mỡ.

-Kiểu khí hậu ở của Đông Nam Á lục địa là kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

-Tại đây rất giàu tài nguyên khoáng sản như quặng thiếc, đồng, khí đốt, than đá, kẽm, dầu mỏ

Đông Nam Á biển đảo

-Tại đây có nhiều đảo và núi lửa. Số lượng sông lớn ít nên có rất ít đồng bằng lớn.

-Khí hậu của Đông Nam Á biển đảo là kiểu khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm.

-Tại nơi đây cũng rất giàu tài nguyên khoáng sản như than đá, thiếc, dầu mỏ, đồng.

3. Đặc điểm nền kinh tế các nước Đông Nam Á

-Nhìn chung nền kinh tế của Đông Nam Á đang phát triển khá nhanh, tuy nhiên chưa vững chắc.

-Thời thuộc địa, nơi đây có nền kinh tế lạc hậu. Nền kinh tế của khu vực này thời ấy chỉ tập chung vào 2 lĩnh vực đó là sản xuất lương thực và phát triển khai khoáng để cung cấp cho các nước đế quốc.

-Ngày nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn giữ một vị trí lớn trong nền kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á.

-Nền kinh tế của các nước thuộc Đông Nam Á đang phát triển khá nhanh với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

-Tuy nhiên thì nền kinh tế của các nước Đông Nam Á chưa vững chắc. Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực này không đều. Đồng thời môi trường hiện chưa được chú ý và bảo vệ đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế.


Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng:

- Cùng nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa - Cùng có nền văn minh lúa nước, cùng có lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc - Phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa của khu vực - Các tôn giáo lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo

==> tạo thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển của các nước trong khu vực

Từ lâu, người dân Đông Nam Á có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất là bởi vì dân cư Đông Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, cùng sống trong môi trường nhiệt đới gió mùa, cùng nền văn minh lúa nước, vị trí là cầu nối giữa đất liền và hải đảo…

Nêu những nét tương đồng và khác biệt của các quốc gia Đông Nam Á về sản xuất, sinh hoạt, văn hóa ?

- Tương đồng:

+ Cùng nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa.

+ Cùng có nền văn minh lúa nước, cùng có lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Cùng có sự đa dạng về văn hóa trong khu vực.

+ Có các tôn giáo lớn.

⇒ Tạo thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển của các nước trong khu vực.

- Khác biệt:

+ Ngôn ngữ khác nhau ➝ giao tiếp khó khăn, có sự khác biệt giữa miền núi, cao nguyên với đồng bằng tạo nên sự chênh lệch về phát triển kinh tế.

I.

1. Vị trí địa lí

*Tương đồng: Cùng năm trong khu vực Đông Nam Á của Châu Á

*Khác biệt: Được chia thành 2 bộ phận:-Đất liền

                                                               -Hải đảo

2. Điều kiện tự nhiên

*Tương đồng:

-Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa

-Cảnh quan: Rừng nhiệt đới

-Đất đai màu mỡ

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước

-Khoáng sản đa dạng: than, sắt, dầu khí, đồng, thiếc,…

*Khác biệt:

-Khí hậu:+Ở đất liền: Nhiệt đới gió mùa

              +Ở hải đảo: Xích đạo

-Cảnh quan:+Đất liền: Sông lớn, bắt nguồn từ vùng núi phía bắc, chảy hướng Bắc Nam. Mưa cung cấp nước nên có chế độ nước theo mùa mưa

                   +Hải đảo: Rừng rậm nhiệt đới

-Khoáng sản:+Khai thác than ở Lào

                     +Quần đảo Mã Lai có khoáng sản phong phú: than, thiếc, đồng, dầu mỏ,…

                     +Khai thác dầu mỏ ở Philippin

3. Dân cư

* Tương đồng:

-Hầu hết dân cư thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it

-Dân cư tập trung ở ven biển, có sự giao thoa văn hoá giữa các quốc gia

-Nền văn minh lúa nước

-Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc

-Phong tục tập quán, sản xuất và sinh hoạt tương đồng

* Khác biệt

-Đất liền: Chủ yếu theo đạo hồi và các tín ngưỡng địa phương

-Hải đảo: Dân cư chủ yếu thuộc ki-tô giáo

4. Kinh tế

* Tương đồng

-Nửa đầu thế kỉ XX hầu hết các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa

-Kinh tế bị trì trệ, kìm hãm, việc trồng và xuất khẩu cây lương thực cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng

5.Những thuận lợi và khó khăn

*Thuận lợi

-Vị trí gần nhau, hầu hết các nước Đông Nam đều tiếp giáp với biển, rất thuận lợi cho giao lưu, liên kết với nhau bằng giao thông đường biển

-Phát triển đi lên từ nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng

⟹ giao lưu hợp tác về văn hóa.

-Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau.

*Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ…

2.

Lãnh thổ VN gồm 2 bộ phận :

– Đất liền : 330991 km2, hình chữ S

– Biển rộng gấp nhiều lần so với đất liền, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển

– Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo

ĐNA có dân số đông,lao động dồi dào, dân số trẻ, tăng khá nhanh, sự phân bố dân cư gắn liền với đặc điểm kinh tế nông nghiệp với ngành chính là trồng trọt, trong đó trồng lúa nước chiếm vị trí hàng đầu.

Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng châu thổ và ven biển.Nét chung: cùng trồng lúa nước, sử dụng trâu bò làm sức kéo, gạo là lương thực chính, ít dùng thịt, sữa, làm nương, trò chơi, điệu múa…, người nông dân sống thành làng, bản…

Nét riêng: tính cách, tập quán, văn hóa từng dân tộc không trộn lẫn.

ĐNA có các biển vịnh ăn sâu vào đất liền cho các luồng di dân giữa đất liền và hải đảo, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các quốc gia. Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước ĐNA tạo thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi:

+ Dân đông -> kết cấu dân số trẻ -> nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn.

+ Phát triển sản xuất lương thực (trồng lúa gạo).

+ Đa dạng về văn hóa -> có sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên thu hút khách du lịch. –

Khó khăn:

+ Ngôn ngữ khác nhau -> giao tiếp khó khăn, có sự khác biệt giữa miền núi, cao nguyên với đồng bằng nên sự chênh lệch về phát triển kinh tế. Các nước trong khu vực có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong sản xuất và sinh hoạt, có nét chung là: trồng lúa, dùng trâu bò, sống thành làng bản; có nét riêng là vừa có sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước ĐNA có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa vững chắc. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chính, tuy nhiên ở một số nước công nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng,sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế cho nền kinh tế bị tác động từ bên ngoài, phát triển kinh tế nhưng chưa chú ý đến bảo vệ môi trường. Nông nghiệp vẫn đóng góp tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu GDP.