Ngân hàng hợp tác xã được thành lập dưới loại hình hợp tác xã dụng hay sai

Hỏi: 

Điều kiện trở thành thành  viên hợp tác xã là gì?

Trả lời:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất,kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ,tự chịu trách nhiệm,bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. [khoản 1 điều 3 Luật HTX 2012]

Theo quy định tại điều 13 Luật HTX 2012 thì xã viên hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân. Điều kiện cụ thể đối với từng chủ thể để trở thành xã viên hợp tác xã như sau:

a/ Đối với cá nhân:

Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012, cá nhân muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có đơn xin gia nhập hơp tác xã; tán thành Điều lệ, Nội quy, Quy chế của hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã: vốn góp của thành viên được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy đinh của điều lệ nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tuỳ thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã;
  • Cá nhân không có đủ các điều kiện nói trên, cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cá nhân đang phải chấp hành hình phạt tù, cá nhân bị Tòa án tước quyền hành nghề do phạm các tội theo quy định của pháp luật và cá nhân đang trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh không được là xã viên hợp tác xã.
  • So sánh quy định tại điểm a Khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012 với khoản 1 điều 17 Luật HTX 2003 ta thấy thành viên hợp tác xã được mở rộng đối tượng là người nước ngoài. Theo đó, “người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” được tham gia hợp tác xã. Quy định này tạo điều kiện cho cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể tham gia hợp tác xã nếu có nhu cầu góp vốn, góp sức, đồng thời tọa thêm khả năng phát triển hơn của hợp tác xã khi mở rộng giao lưu với người nước ngoài.

  Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật hợp tác xã, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau:

“…1. Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài.

3. Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó.

4. Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định”.

* Đối với cá nhân là cán bộ, công chức:

Cán bộ, công chức muốn trở thành xã viên hợp tác xã thì điểu kiện trở thành thành viên hợp tác xã được quy định chặt chẽ hơn.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng và điều 20 Luật cán bộ, công chức, thì cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành hợp tác xã. Theo đó, cán bộ, công chức chỉ được phép góp vốn vào hợp tác xã với tư cách người lao động trong hợp tác xã.

b. Đối với hộ gia đình:

Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012, hộ gia đình muốn trở thành xã viên hợp tác xã trừ hợp tác xã tạo việc làm phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Là hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo pháp luật.
  • Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dich vụ của hợp tác xã;
  • Có đơn xin gia nhập và tán thành với điều lệ hơp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định của Điều lệ HTX; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tuỳ thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã;

 Hộ gia đình không có đủ các điều kiện trên không được là xã viên hợp tác xã.

 Việc hô gia đình có thể trở thành thành viên hợp tác xã là sự ghi nhân vai trò kinh tế hộ gia đình, hình thức sản xuất vừa và nhỏ phù hợp với tập quán làm ăn trong nông – lâm – ngư nghiệp và các ngành nghề khác ở nước ta.

c. Đối với pháp nhân:

 Điều 3 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật HTX quy định:

“Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam

1. Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.

2. Pháp nhân Việt Nam khi tham gia HTX phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của HTX. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.

3. Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp [đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền] của pháp nhân đó.

4. Góp vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã.

5. Các điều kiện khác do điều lệ hơp tác xã quy định”.

Như vậy, pháp nhân muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu trên sẽ được trở thành thành viên hợp tác xã. Pháp nhân không có đủ các điều kiện trên không được là xã viên hợp tác xã.

d/ Đối với hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã:

Theo quy định tại khoản 2 điều 13 Luật HTX 2012 thì hợp tác xã muốn trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hơp tác xã;
  • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ hợp tác xã: Vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.        
  • Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.

MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ:

Ưu điểm loại hình hợp tác xã: 

  • Hợp tác xã thu hút được đông đảo các thành viên tham gia, tạo điều kiện cho các cá thể riêng lẻ phát triển trong việc sản xuất, kinh doanh. Mô hình này thể hiện tính xã hội cao.
  • Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn.
  • Hợp tác xã là một pháp nhân có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình, các thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Do vậy, các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh khi tham gia hợp tác xã, tránh được tâm lý lo lắng khi có rủi ro xảy ra.

Nhược điểm loại hình hợp tác xã:

Hoạt động kinh doanh theo hình thức hợp tác xã cũng có những hạn chế nhất định như:

  • Do hợp tác xã phát triển theo cơ chế bình đẳng, nên mô hình này thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, vì thành viên tham gia hợp tác xã sẽ cảm thấy quyền lợi của mình khi tham gia quyết định các vấn đề của hợp tác xã không tương xứng với số vốn mà mình đã góp.
  • Có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã do số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông.
  • Khả năng huy động vốn của hợp tác xã không cao so với các loại hình doanh nghiệp khác do nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp của các thành viên và các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác.
  • Sở hữu manh mún của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã.
  • Uy tín về tên gọi của Hợp tác xã có thể sẽ là rào cản để nhà đầu tư hay các đối tác nước ngoài không đánh giá cao như mô hình doanh nghiệp.

NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thành lập ngày 05/08/1995 và năm 2013 được chuyển đổi sang thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Co-operative bank of VietNam

Tên viết tắt bằng tiềng Anh: Co-opBank

Tên giao dịch: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc Co-opBank

Bộ nhận diện thương hiệu Co-opBank: Download

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là Ngân hàng hoạt động theo mô hình Tổ chức tín dụng là hợp tác xã với mục tiêu chủ yếu là liên kết, tương trợ và tăng cường hiệu quả cho hoạt động của hệ thống các Qũy tín dụng nhân dân; Làm đầu mối và giữ vai trò điều hoà vốn cho hệ thống Qũy tín dụng nhân dân.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hiện có Trụ sở chính tại Tầng 4 – Tòa nhà N04 – Hoàng Đạo Thúy – P. Trung Hoà – Q. Cầu Giấy – Hà Nội, với 32 Chi nhánh, 67 Phòng giao dịch và gần 1.200 Quỹ tín dụng nhân dân thành viên ở các xã, phường và là Ngân hàng có vốn hỗ trợ của Nhà nước lên đến hơn 99%. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế, vai trò là Ngân hàng của các Qũy tín dụng nhân dân, đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng nghiên cứu, đổi mới các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng; Đầu mối về điều hoà vốn, thanh toán, cung ứng các dịch vụ cho các Qũy tín dụng nhân dân; Trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tư vấn cho các QTDND thành viên về tổ chức, quản trị và điều hành; Quản lý các quỹ bảo đảm an toàn hệ thống Qũy tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Đào tạo hướng dẫn một số nghiệp vụ cho các Quỹ tín dụng nhân dân.

Bên cạnh đó Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam còn cung cấp cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như cho vay, bảo lãnh, tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền, thẻ...

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cũng tích cực tham gia trên thị trường liên ngân hàng.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam rất quan tâm đến công tác hỗ trợ an sinh xã hội với nhiều dự án, chương trình tài trợ trên khắp cả nước, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức trong nước và tổ chức quốc tế. Là thành viên của Hiệp hội các liên đoàn hợp tác xã tín dụng Châu Á; là thành viên của Liên minh hợp tác xã Việt Nam; là thành viên của Hiệp hội QTDND Việt Nam.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương lao động hàng Ba. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cũng đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trao tặng nhiều danh hiệu thi đua cho tập thể và các cá nhân.

Video liên quan

Chủ Đề