Ngày tận thế như thế nào

Chiếc đồng hồ ngày tận thế vẫn dừng ở mức 100 giây đến nửa đêm trong năm nay - thời điểm ẩn dụ khi loài người có thể hủy diệt thế giới bằng các công nghệ do chính họ chế tạo.

Ngày tận thế như thế nào
Đồng hồ ngày tận thế 2022 cách nửa đêm 100 giây. Ảnh: BAS

Các nhà khoa học thuộc tổ chức phi lợi nhuận Bulletin of the Atomic Scientists (Bản tin khoa học nguyên tử - BAS) ngày 20.1 đã công bố thời gian dự báo diệt vong thế giới cho năm 2022 là 100 giây.

Theo AFP, đồng hồ ngày tận thế (Doomsday Clock) là chiếc đồng hồ mang tính tượng trưng được ban lãnh đạo của tờ báo Bulletin of the Atomic Scientists thuộc Đại học Chicago, Mỹ lập ra năm 1947 nhằm đưa ra mức độ cảnh báo về chiến tranh hạt nhân ở phạm vi toàn cầu. Theo đó hiểm họa hạt nhân càng lớn bao nhiêu thì chiếc đồng hồ càng chạy gần lại thời điểm nửa đêm (12 giờ đêm hay 0 giờ) bấy nhiêu. 

Cùng với sự phát triển của các loại vũ khí hủy diệt và vũ khí công nghệ cao khác, đồng hồ ngày tận thế hiện nay được dùng để cảnh báo mối đe dọa với thế giới đến từ tất cả những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt có thể đe dọa loài người như sự tàn phá môi trường, biến đổi khí hậu hay vũ khí công nghệ nano với thông điệp gửi đi là con người đang ở ngưỡng "chỉ còn vài phút nữa là tới nửa đêm".

Kể từ lần xuất hiện đầu tiên trên tờ Bulletin of the Atomic Scientists năm 1947, đồng hồ ngày tận thế luôn có mặt trong các số báo của Bulletin với số phút gần với thời điểm nửa đêm (thời điểm ngày tận thế) được thay đổi cho phù hợp với tình hình thế giới. Từ cuối tháng 1 năm 2020 đến nay, đồng hồ ngày tận thế tiếp tục tăng thêm 20 giây và chỉ còn kém 100 giây là đến nửa đêm.

Chủ tịch BAS Rachel Bronson cho biết hôm 20.1 rằng, thế giới năm nay không an toàn hơn hai năm trước khi kim đồng hồ được di chuyển đến vị trí hiện tại của chúng.

Bà phát biểu với báo giới nhân kỷ niệm 75 năm ngày đồng hồ ra mắt lần đầu tiên: "Nếu nhân loại muốn tránh được thảm họa hiện tại - một thảm họa sẽ làm lu mờ bất cứ thứ gì mà họ chưa từng thấy - thì các nhà lãnh đạo quốc gia phải làm tốt hơn để chống lại thông tin sai lệch, quan tâm đến khoa học và hợp tác". 

Theo BAS, việc đồng hồ không dịch chuyển gần hơn nửa đêm không có nghĩa là các mối đe dọa đã ổn định. "Ngược lại, năm nay nó vẫn là chiếc đồng hồ gần nhất với ngày tận thế kết thúc nền văn minh bởi vì thế giới vẫn bị mắc kẹt trong một thời khắc cực kỳ nguy hiểm".

Trong tuyên bố của mình, Bulletin ghi nhận những bước phát triển đầy hy vọng vào đầu năm 2021, bao gồm việc gia hạn Thỏa thuận kiểm soát vũ khí START mới giữa Mỹ và Nga.

Tuy nhiên, căng thẳng quốc tế tiếp tục bùng phát một cách đáng ngại, bao gồm cả vấn đề Ukraina gần đây nhất. Trong khi đó, Mỹ, Nga và Trung Quốc tiếp tục cuộc đua phát triển vũ khí siêu thanh.

Trong khi đó, không có quốc gia nào miễn nhiễm các mối đe dọa đối với nền dân chủ, Bulletin cho biết, "như cuộc bạo loạn ngày 6.1.2021 tại Điện Capitol của Mỹ đã chứng minh".

Hơn 10% trong số những người bị buộc tội liên quan đến bạo loạn là thành viên phục vụ tại ngũ hoặc đã nghỉ hưu, cho thấy rõ chủ nghĩa cực đoan trong quân đội.

Về khí hậu, COP26 ở Glasgow đưa ra những lời hùng biện tích cực nhưng tương đối ít hành động.

Một điều đáng khích lệ là một số quốc gia đã công bố mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050, nhưng để đạt được mục tiêu đó sẽ đòi hỏi phải từ bỏ ngay lập tức nhiên liệu hóa thạch, đầu tư vào năng lượng tái tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và chuyển đổi cách sử dụng đất và nông nghiệp.

Giáo sư vật lý Raymond Pierrehumber tại Đại học Oxford cho biết: “Năm vừa qua đã chứng kiến ​​sự tấn công đáng kinh ngạc của các thảm họa khí hậu. Chúng ta có vòm nhiệt ở Bắc Mỹ, hỏa hoạn trên toàn thế giới, hạn hán, lũ lụt, nhưng đây chỉ là một ví dụ về những gì sắp xảy ra nếu chúng ta không làm cho lượng khí thải carbon bằng 0".

Bulletin lưu ý, trong khi COVID-19 thu hút sự chú ý của giới khoa học, các chính phủ phải chuẩn bị cho các mối đe dọa sinh học khác - từ các chương trình vũ khí đến sự gia tăng kháng kháng sinh, có thể gây ra một đại dịch mới trong vòng một thập kỷ.

Bulletin đặc biệt nhấn mạnh việc thông tin sai lệch đang làm xói mòn niềm tin vào khoa học và làm hạn chế khả năng đối đầu với những thách thức của thế giới.

Bulletin kêu gọi Mỹ và Nga mở rộng phạm vi cắt giảm hạt nhân và để các quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu thế giới đẩy nhanh quá trình khử carbon.

Sự kiện này thường được gọi là "tận thế" được mô tả trong 2 Phi-e-rơ 3:10: "Các từng trời sẽ biến mất sau một tiếng nổ kinh hoàng; các nguyên tố sẽ bị sức nóng cực mạnh làm tan chảy; đất và mọi công trình trên đất sẽ bị thiêu hủy." Đây là đỉnh điểm của một loạt các sự kiện được gọi là "Ngày của Chúa," thời điểm mà Đức Chúa Trời sẽ can thiệp vào lịch sử nhân loại với mục đích phán xét. Vào thời điểm đó, tất cả những gì mà Đức Chúa Trời đã tạo ra, "trời và đất" (Sáng thế ký 1:1), Ngài sẽ hủy diệt.

Theo hầu hết các học giả Kinh Thánh, thì thời điểm của sự kiện này là vào cuối của giai đoạn 1000 năm gọi là thiên niên kỷ (Khải Huyền 20:2-7). Trong 1000 năm này, Đấng Christ sẽ trị vì trên đất như là Vua tại Giê-ru-sa-lem, ngồi trên ngai của Đa-vít (Lu-ca 1:32-33) và cai trị trong hòa bình với một “cây gậy sắt” (Khải huyền 19:15). Vào cuối của 1000 năm, Sa-tan sẽ được thả ra, bị đánh bại một lần nữa, và rồi bị ném vào hồ lửa (Khải huyền 20:7-10). Sau đó, sau sự phán xét cuối cùng (Khải Huyền 20:11-15) bởi Đức Chúa Trời, tận thế xảy ra như được mô tả trong 2 Phi-e-rơ 3:10. Kinh Thánh cho chúng ta biết một vài điều về sự kiện này.

Trước hết, nó sẽ trong phạm vi biến động lớn. "Trời" ám chỉ vũ trụ vật chất - các ngôi sao, các hành tinh, và những thiên hà - sẽ bị thiêu đốt bởi một vụ nổ dữ dội, có thể là một phản ứng hạt nhân hoặc nguyên tử đến nỗi sẽ thiêu hủy và xoá sạch mọi vật chất mà chúng ta biết đến. Tất cả các nguyên tố tạo nên vũ trụ sẽ tan chảy trong "sức nóng cực mạnh" (2 Phi-e-rơ 3:12). Đây cũng là một sự kiện vang dội, được mô tả trong các phiên bản Kinh Thánh khác nhau như “tiếng gầm” (NIV), “tiếng rất lớn” (KJV), “tiếng ồn lớn” (CEV), và “tiếng sấm sét” (AMP). Sẽ không có sự nghi ngờ nào về những gì đang xảy ra. Mọi người sẽ thấy và nghe nó bởi vì chúng ta cũng được cho biết rằng "đất và mọi công trình trên đất sẽ bị thiêu hủy."

Đức Chúa Trời sẽ tạo ra "trời mới và đất mới" (Khải Huyền 21:1), bao gồm "Giê-ru-sa-lem mới" (câu 2), thành phố thủ đô của thiên đàng, một nơi thánh hoàn hảo, sẽ xuống đất mới từ thiên đàng. Đây là thành phố mà những người thánh - những ai có tên được ghi trong "Sách sự sống của Chiên Con" (Khải huyền 13:8) - sẽ sống mãi mãi. Phi-e-rơ đề cập đến sự tạo dựng mới này là "nơi sự công chính ngự trị" (2 Phi-e-rơ 3:13).

Có lẽ phần quan trọng nhất trong sự mô tả của Phi-e-rơ về ngày đó là câu hỏi của ông trong các câu 11-12: "Vì mọi vật sẽ bị tiêu diệt như thế, nên anh chị em phải ăn ở sao cho thánh khiết và thể hiện sự tin kính vẹn toàn, trong khi chờ đợi và trông mong ngày của Ðức Chúa Trời mau đến." Cơ-đốc nhân biết điều gì sẽ xảy ra, và chúng ta nên sống theo cách phản ánh sự hiểu biết đó. Cuộc sống đời này đang qua đi, và tiêu điểm của chúng ta nên ở trên trời mới và đất mới sắp tới đây. Cuộc sống “thánh khiết và tin kính” của chúng ta phải là lời chứng cho những người không biết Đấng Cứu Thế, và chúng ta nên nói với người khác về Ngài để họ có thể thoát khỏi số phận khủng khiếp đang chờ đợi những ai chối bỏ Ngài. Chúng ta ngóng chờ trong sự nóng lòng mong đợi “Con Ngài từ trời trở lại, tức Ðấng đã được Ngài làm cho sống lại từ cõi chết, đó là Ðức Chúa Jesus, Ðấng giải cứu chúng ta khỏi cơn thịnh nộ sẽ đến.” (I Tê-sa-lô-ni-ca 1:10).