Nghị định 174 2023 nđ-cp công tác kế toán doc

Ngày 20/1, Bộ Tài chính tổ chức họp báo chuyên đề giới thiệu Nghị định 174/2016/NĐ-CP (Nghị định 174) quy định chi tiết một số điều Luật Kế toán 2015, có hiệu lực từ 1/1/2017, với nhiều điểm mới thông thoáng cho doanh nghiệp (DN), đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế...

Nghị định 174 2023 nđ-cp công tác kế toán doc

Ông Trịnh Đức Vinh nêu bật những điểm mới cải cách hành chính tại Nghị định 174. Ảnh: Hải Anh

“Cởi bỏ” thủ tục cứng nhắc

Tại cuộc họp báo, ông Trịnh Đức Vinh - Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính cho biết, Nghị định 174 hướng dẫn Luật Kế toán 2015 có nhiều cải cách đổi mới, được hướng dẫn thống nhất tại 1 nghị định- Nghị định 174, thay vì hướng dẫn tại 2 nghị định (Nghị định 128 và 129/2004/NĐ-CP cho lĩnh vực công và lĩnh vực kinh doanh) như Luật Kế toán 2003.

Điểm quan trọng là Nghị định 174 bổ sung nhiều điểm mới nhằm tạo sự chủ động cho DN trong quá trình thực hiện các quy định kế toán kiểm toán.

Nghị định 174 cho phép đơn vị kế toán (bao gồm các cơ quan thu, chi NSNN các cấp, DN nhà nước và DN kinh doanh) được chủ động thiết kế sổ sách kế toán, mẫu biểu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị mà không phải áp dụng theo những quy định cứng nhắc như trước đây.

“Các chứng từ kế toán của đơn vị kế toán chỉ cần đảm bảo đầy đủ nội dung chủ yếu (số liệu, ngày, tháng, con dấu...) nêu tại khoản 1, Điều 16, Luật Kế toán 2015...”- ông Vinh nói.

Cũng theo ông Vinh, nhằm giảm thủ tục, chi phí hành chính, Nghị định 174 có hướng dẫn khá thông thoáng, trong việc lưu trữ chứng từ. Không bắt buộc đơn vị kế toán vừa phải lưu trữ chứng từ kế toán bằng phương thức điện tử, đồng thời in ra bản giấy khi đơn vị kế toán đảm bảo được việc lưu trữ trên phương tiện điện tử một cách an toàn. Việc in ấn ra chứng từ giấy được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Không bắt buộc đơn vị kế toán phải có kế toán trưởng là một điểm nổi bật được ông Vinh đề cập. Theo quy định hiện hành tất cả các đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng. Nghị định 174 đã cởi bỏ quy định cứng nhắc này. “Các đơn vị kế toán hoạt động ở quy mô xã, phường, thị trấn; DN nhỏ, siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc bố trí kế toán trưởng, làm tăng nhân lực và chi phí của DN...”- ông Vinh cho hay.

Nhiều điểm mới phù hợp thông lệ quốc tế

Tại cuộc họp báo, ông Vinh cũng đề cập đến một số điểm mới hướng dẫn tại Nghị định 174 phù hợp với thông lệ quốc tế mà trước đây chưa quy định, rất đáng được quan tâm.

Tiêu biểu là quy định kế toán đối với văn phòng đại diện của DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh và tổ hợp tác, nhà thầu nước ngoài; quy định đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các kế toán viên hành nghề.

Theo ông Vinh, quy định nêu trên nhằm đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, pháp nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và việc bắt buộc mua bảo hiểm cho kế toán viên cũng nhằm phòng ngừa rủi ro pháp lý cho các kế toán viên hành nghề…

Một điểm mới nữa được quy định tại Nghị định 174 đó là cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới của DN kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài. Trách nhiệm của DN kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam có tham gia liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới.

Quy định này là một bước quan trọng trong lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán đã được Chính phủ cam kết. Đây là thách thức song cũng mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp, việc làm đối với DN kế toán, kiểm toán, người hành nghề kế toán, kiểm toán Việt Nam khẳng định mình vươn ra thị trường khu vực và thế giới./.

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Tại Điều 52 Luật Kế toán 2015 được hướng dẫn bởi Điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp không được làm kế toán, trong đó có trường hợp người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

Trả lời các vấn đề ông Lê Viết Tâm hỏi, truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) là việc buộc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ gây ra theo tội danh và hình phạt quy định tại Bộ luật Hình sự.

Người đang bị truy cứu TNHS là người đang trong thời gian bị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự như khởi tố, điều tra; truy tố và xét xử. Trong thời gian này, người bị truy cứu TNHS có thể bị bắt tạm giam hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú (tại ngoại).

Như vậy, trong thời gian người bị truy cứu TNHS, dù cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn bằng hình thức tạm giam hay cấm đi khỏi nơi cư trú (tại ngoại) thì họ (người bị truy cứu TNHS) không được làm kế toán theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Luật Kế toán.

Quy định về việc hưởng án treo

Theo Khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 năm đến 5 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Theo quy định tại Điều 88 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 về việc lao động, học tập của người được hưởng án treo, trường hợp người được hưởng án treo là người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác theo quy định của pháp luật.

Đối chiếu quy định nêu trên của Bộ luật Hình sự, Luật Thi hành án hình sự, Luật Kế toán, ngoài trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án cấm người bị kết án hành nghề kế toán và các trường hợp không được làm kế toán khác theo quy định tại Điều 52 Luật Kế toán được hướng dẫn bởi Điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP thì, không có quy định nào khác cấm người được hưởng án treo làm nghề kế toán trong thời gian thử thách.