Nghị định 40 2023 về bán hàng đa cấp

Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp, bao gồm cả hàng hóa được mua theo chương trình khuyến mại, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng...

     Ngày 12/3 vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 40/2018 NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp sẽ có hiệu lực từ ngày 2/5/2018 để thay thế cho Nghị định 42/2014/NĐ-CP trước đây.

     Cùng với đó Nghị định 40 ban hành đính kèm theo phụ lục có những mẫu cụ thể trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đa cấp như: Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, mẫu bản cam kết, mẫu xác nhận ký quý,… mà trước đây Nghị định 42 chưa có, như:

     Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp, bao gồm cả hàng hóa được mua theo chương trình khuyến mại, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.

     Tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác, bao gồm cả lợi ích được hưởng theo chương trình khuyến mại, trả cho người tham gia bán hàng đa cấp trong một năm quy đổi thành tiền không được vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

     Tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng 7 điều kiện sau:

     Một là, là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

     Hai là, có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên.

     Ba là, hành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định này.

     Bốn là, ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

     Năm là, có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định này.

     Sáu là, có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.

     Bảy là, có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.

     Nghị định này có hiệu lực từ ngày 02/05/2018.

     Chi tiết Nghị định vui lòng xem và tải tại đây.

Ngày 12/3/2018 Chính phủ ban hành Nghị định 40/2018/NĐ-CP nhằm quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Đáng chú ý là công tác quản lý người tham gia bán hàng đa cấp phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

Điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp

Người tham gia bán hàng đa cấp là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp sau không được tham gia bán hàng đa cấp:

  •  Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng cấm, quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp; 
  • Người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật;
  •  Người tham gia bán hàng đa cấp đã từng bị xử phạt do vi phạm mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;
  • Cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định 40
  • Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản với người tham gia bán hàng đa cấp.

Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Tên doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, thông tin liên hệ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú (hoặc đăng ký lưu trú đối với người nước ngoài), nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú trong trường hợp không cư trú tại nơi thường trú), số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người tham gia bán hàng đa cấp; số giấy phép lao động trong trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp là người nước ngoài;
  •  Họ tên, mã số của người giới thiệu (người bảo trợ);
  • Thông tin về hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;
  • Thông tin về kế hoạch trả thưởng, quy tắc hoạt động;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật
  • Quy định thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng đối với tiền hoa hồng và tiền thưởng;
  • Quy định về việc mua lại hàng hóa;
  • Các trường hợp chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và nghĩa vụ phát sinh kèm theo;
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện về hình thức sau:

  • Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, cỡ chữ ít nhất là 12;
  • Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng phải tương phản nhau.

Xem thêm quy định có liên quan tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/5/2018. 

-Thảo Uyên-

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: