Nghiên cứu về ý thức thái độ của người dân trong việc phòng, chống dịch COVID-19

TNO - Huỳnh Lưu Đức Toàn, nghiên cứu sinh tại Trường Quản lý Otto Beisheim (Đức) có bài báo quốc tế công bố trên tạp chí Economics Bulletin với nội dung Nhận thức rủi ro của người dân về Covid-19 trong thời gian cách ly tại Khánh Hòa.

Nghiên cứu về ý thức thái độ của người dân trong việc phòng, chống dịch COVID-19

Huỳnh Lưu Đức Toàn khi ở Đức

Đánh giá tác động của mạng xã hội đối với nhận thức về dịch Covid-19

Khi dịch Covid-19 bùng nổ ở Đức, Huỳnh Lưu Đức Toàn (30 tuổi), giảng viên Khoa Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, hiện đang là nghiên cứu sinh ngành kinh tế học hành vi, Trường Quản lý Otto Beisheim, quyết định trở về nước và được cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới Diên Khánh (Khánh Hòa) ngày 15.3. Sau khi xét nghiệm ban đầu có kết quả âm tính, Toàn được chuyển sang cách ly tại Trường Quân sự tỉnh Khánh Hòa.

Nghiên cứu về ý thức thái độ của người dân trong việc phòng, chống dịch COVID-19

Đức Toàn (trái) và người bạn chung phòng cách ly đến từ Nga

Toàn cho biết mình không muốn lãng phí toàn bộ thời gian vào việc ăn, ngủ hoặc lên mạng, nên vừa thực hiện nghiêm túc việc cách ly, Toàn vừa bắt tay vào nghiên cứu về vấn đề thời sự nóng bỏng đang thách thức toàn cầu: dịch COVID 19 Nghiên cứu này của Toàn được tài trợ bởi Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đề cập tới vai trò của các yếu tố kinh tế xã hội và việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội đối với nhận thức rủi ro của người dân về Covid-19 tại Việt Nam.

Toàn chia sẻ: "Nghiên cứu của em dựa trên việc khảo sát 391 người ở lứa tuổi từ 15 đến 47 thông qua bảng câu hỏi điện tử. Những vấn đề mà bảng khảo sát muốn hướng đến là người sử dụng mạng xã hội đánh giá mức độ rủi ro của virus Covid-19 đến sức khỏe như thế nào, việc nhận biết các thông tin chưa được kiểm chứng, tin giả, tin đồn thất thiệt (được định nghĩa là chưa được xác nhận từ Bộ Y tế hoặc tổ chức y tế thế giới WHO) trên mạng xã hội ra sao...".

Từ khảo sát này, Toàn nhận thấy tại TP.HCM, nhận thức về rủi ro do từ dịch Covid-19 cao hơn các địa phương khác. Lý do vì tại thời điểm khảo sát, TP.HCM công bố thông tin 2 cha con nhiễm virus corona chủng mới đến từ Vũ Hán được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Vấn đề tiếp theo Toàn kết luận là mạng xã hội có tác động "cùng chiều" đối với nhận thức về rủi ro của người dân về dịch Covid-19. Theo đó, những người thường xuyên sử dụng mạng có nhận thức cao hơn, phản ứng nhanh hơn về rủi ro của dịch Covid-19 so với những người ít hoặc không đọc tin tức thường xuyên. Tuy nhiên, lượng thông tin quá lớn và việc sử dụng quá mức các phương tiện truyền thông đại chúng về Covid-19 lại có thể góp phần khiến một số người phản ứng thái quá, hoặc gia tăng sự sợ hãi cũng như cảm giác bi quan.

Mong người dân có nhận thức đúng về dịch Covid-19

Toàn nhìn nhận: "Trong thời điểm thông tin về dịch Covid-19 gần như 'chiếm sóng' toàn bộ trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, rất nhiều người cho rằng lượng tin giả, tin sai có tỷ lệ tới 7/10. Đặc biệt, tại tỉnh có bệnh nhân dương tính với Covid-19, thì thái độ đúng đắn về dịch Covid-19 trên mạng xã hội sẽ có khả năng làm giảm nỗi sợ hãi và hoảng loạn của mọi người. Điều này đòi hỏi các hành động khẩn cấp từ cả Chính phủ và toàn xã hội. Hiểu được các yếu tố quyết định nhận thức rủi ro trong dân chúng là rất quan trọng, từ đó có cách thức phổ biến thông tin một cách phù hợp, nhằm giúp người dân tin tưởng, có nhận thức đúng và chính xác về dịch để không chủ quan và cũng không hoang mang, sợ hãi".

Nghiên cứu về ý thức thái độ của người dân trong việc phòng, chống dịch COVID-19

Đức Toàn trong một hội thảo quốc tế

Bài báo được đăng trên tạp chí Economics Bulletin (Tạp chí khoa học có tên dịch tiếng Việt là Bản tin Kinh tế xuất bản lần đầu năm 2001 do giáo sư John P. Conley tại ĐH Vanderbilt làm tổng biên tập), nằm trong danh mục tạp chí quốc tế SCOPUS Q3. Theo Toàn, tạp chí này cung cấp thông tin khoa học miễn phí và cực kỳ nhanh chóng trên toàn bộ cộng đồng các nhà nghiên cứu kinh tế. Trước khi đăng, bài báo của Toàn được phản biện kín bởi một nhà khoa học, biên tập viên phụ trách là giáo sư Stéphane Mussard (Đại học Nîmes, Pháp) và Tổng biên tập. Dữ liệu nghiên cứu của Toàn sẽ được công bố rộng rãi để các nhà khoa học từ nhiều nước có thể so sánh, đối chiếu và tìm hiểu kinh nghiệm từ Việt Nam. 

Hiện tại Toàn vẫn tiếp tục nghiên cứu các dự án tiếp theo về Covid-19 trên lĩnh vực chuyên môn của mình như: Làm sao để người dân Việt Nam chủ động đeo khẩu trang nơi công cộng? Làm cách nào để người dân Việt Nam tự nguyện khai báo y tế hằng ngày thông qua ứng dụng trên điện thoại? Làm sao để thúc đẩy những hành vi phòng chống dịch: rửa tay, hạn chế ra đường và giữ khoảng cách 2 mét? Những câu hỏi này đều là lĩnh vực chuyên môn kinh tế học hành vi của Toàn đang nghiên cứu tại CHLB Đức. Bên cạnh đó, gần đây nhất, Toàn còn nằm trong nhóm tình nguyện viên nghiên cứu của 10 trường ĐH hàng đầu thế giới (như Harvard, Oxford, Princeton...) trong thu thập dữ liệu hành vi chống lại dịch Covid-19. 

Có được kết quả này, Toàn cho biết mình rất cảm ơn các bác sĩ, nhân viên chăm sóc sức khoẻ, các anh bộ đội, hậu cần tại Trường Quân sự tỉnh Khánh Hòa đã cung cấp mọi điều kiện tốt nhất để Toàn có thể nghiên cứu."Cuối cùng em chỉ muốn chia sẻ thêm một thông điệp: Cảm ơn thời gian cách ly đã cho em có thể bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội trước dịch Covid-19.  Nhờ đó em có được khoảng lặng trong suy nghĩ để tiếp tục cố gắng nghiên cứu và dù là làm một việc nhỏ nhất, đóng góp một hạt cát bé nhỏ trong công tác phòng chống dịch cũng là một điều may mắn hơn là suy nghĩ tiêu cực trong giai đoạn này", Toàn bày tỏ.

Cafebiz: Chàng trai Việt viết báo cáo được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế từ khu cách ly: "Nếu mỗi người là 1 cánh bướm, sẽ có cơn bão lớn nhất hành tinh thổi bay Covid-19"

Kênh 14: Chàng trai Việt viết báo cáo được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế từ khu cách ly: "Nếu mỗi người là 1 cánh bướm, sẽ có cơn bão lớn nhất hành tinh thổi bay Covid-19"

Theo Mỹ Quyên - Báo Thanh niên online

Chia sẻ

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang với việc thu thập dữ liệu trực tuyến và đăng liên kết khảo sát trên nhóm Google form. Chúng tôi đã thực hiện khảo sát 1.154 người dân từ 18 tuổi trở lên về kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Đắk Lắk. Mẫu nghiên cứu có 44,5% nam giới và 55,5% là nữ giới. Độ tuổi trung bình là 35,9±11,9 tuổi. Dân tộc Kinh chiếm 49,8%, Ê Đê chiếm 39,5% và M’Nông là 10,7%. Có 77,2% người không theo tôn giáo nào. Trình độ học vấn chủ yếu từ cấp 2 trở lên. 41,9% có nghề nghiệp là nông dân. 74,5% có kinh tế hộ gia đình ở mức trung bình. Có 83,9% ở khu vực nông thôn và 16,1% ở khu vực thành thị. Có 7,2% người tham gia nghiên cứu đã mắc COVID-19 và 4,1% trong gia đình đã hoặc đang có người bị mắc COVID-19. Có 99,39% người tham gia nghiên cứu đã được nghe nói về dịch COVID-19. Kênh tiếp nhận thông tin về dịch COVID-19: 87,8% từ báo chí, truyền hình; 86,3% từ internet, mạng xã hội; 84,4% từ cán bộ y tế và loa phát thanh 82,8%. Điểm trung bình chung của kiến thức là 29,16 ± 5,5/45 điểm. Điểm trung bình chung của thái độ là 14,95 ± 1,6/16 điểm. Điểm trung bình chung của thực hành là 26,7 ± 4,5/32 điểm. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p = 0,96), giữa các độ tuổi (p=0,29) về kiến thức chung, thái độ chung và thực hành chung về phòng, chống dịch COVID-19. Có sự khác biệt kiến thức chung, thái độ chung và thực hành chung về phòng, chống dịch COVID-19 với dân tộc (p<0,01), tôn giáo (p<0,01), trình độ học vấn (p<0,01), nghề nghiệp (p<0,01), kinh tế hộ gia đình (p<0,01) và khu vực sinh sống (p<0,01). Nguồn thông tin về dịch COVID-19 từ báo chí, truyền hình, internet, mạng xã hội, hàng xóm và người thân có liên quan đến kiến thức chung, thái độ chung và thực hành chung phòng, chống dịch COVID-19 (p=0,000). Nguồn thông tin về dịch COVID-19 từ loa phát thanh chỉ có liên quan đến kiến thức chung (p=0,001). Có mối tương quan thuận giữa kiến thức chung với thái độ chung (r=0,490, N=1.154 và p=0,000) và thực hành chung (r=0,601, N=1.154, p=0,000) về phòng chống dịch COVID-19. Có mối tương quan thuận giữa thái độ chung với thực hành chung (r=0,545, n=1.154, p=0,000) về phòng chống dịch COVID-19.

Kiến thức, Thái độ, Thực hành, COVID-19, Đắk Lắk, Liên quan

Image

Nghiên cứu về ý thức thái độ của người dân trong việc phòng, chống dịch COVID-19

English

Đại dịch COVID-19 đòi hỏi chúng ta phải luôn cảnh giác trong cuộc sống hàng ngày của mình cho đến khi chúng ta có thể trở lại các hoạt động thường ngày. Mỗi chúng ta có thể thực hiện một số bước đơn giản để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng của mình.

Các bước là:

  1. Tiêm vắc-xin COVID-19.
  2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước.
  3. Che miệng và mũi bằng khẩu trang khi ở gần người khác.
  4. Tránh đám đông và tập giãn cách xã hội (giữ cách xa những người khác ít nhất 6 feet).

Dưới đây là một số cách bạn và gia đình có thể giúp làm chậm sự lây lan của bệnh coronavirus.

Giúp Ngăn Chặn COVID-19 Bằng Cách Tiêm Chủng

Mọi người từ 5 tuổi trở lên đều có thể chủng ngừa COVID-19. Tiêm phòng là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ mọi người hội đủ điều kiện khỏi bị COVID-19.

Cơ quan Quản lý Thực và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt hai loại vắc xin để phòng ngừa COVID-19 và đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho những người khác. Để biết thông tin mới nhất về vắc xin, hãy truy cập trang FDA này.

FDA đã cho phép thêm hai liều Vắc xin COVID-19 được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp ở người từ 18 tuổi trở lên. Các nghiên cứu cho thấy vắc xin COVID-19 có hiệu quả trong việc ngăn bạn nhiễm COVID-19. Tiêm vắc-xin COVID-19 cũng sẽ giúp bạn không bị ốm nặng ngay cả khi bạn bị nhiễm COVID-19.

Tiêm phòng COVID-19 là một công cụ quan trọng giúp chúng ta trở lại bình thường. Tìm hiểu thêm về lợi ích của việc chủng ngừa và cách đi chủng ngừa

Rửa Tay Của Bạn

Cách tốt nhất để phòng bệnh là tránh để bị tiếp xúc (hoặc tiếp xúc với người khác) với loại vi rút này. Đầu tiên, hãy thực hành vệ sinh đơn giản. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong vòng 20 giây – đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi. Học cách rửa tay của bạn để ngăn ngừa sự lây lan của coronavirus và các bệnh khác.

Nếu xà phòng và nước không có sẵn Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh khuyến cáo người tiêu dùng nên sử dụng nước rửa tay có cồn chứa ít nhất 60% cồn ethanol (còn được gọi là cồn ethyl).

FDA tiếp tục cảnh báo người tiêu dùng về các loại nước rửa tay có chứa methanol, còn được gọi là cồn gỗ. Methanol rất độc và không bao giờ được sử dụng trong nước rửa tay. Nếu hấp thụ qua da hoặc nuốt phải, methanol có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như co giật và mù mắt, hoặc thậm chí tử vong.

Trước khi bạn mua nước rửa tay hoặc sử dụng một số mà bạn đã có sẵn ở nhà, hãy kiểm tra danh sách này để xem liệu nước rửa tay có thể có methanol hay không. Hầu hết các chất khử trùng tay được phát hiện có chứa methanol không liệt kê nó như một thành phần trên nhãn (vì nó không phải là thành phần được chấp nhận trong sản phẩm), vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra danh sách của FDA để xem liệu công ty hoặc sản phẩm có được bao gồm trong đó hay không. Tiếp tục kiểm tra danh sách này thường xuyên, vì nó đang được cập nhật theo lệ thường.

FDA cũng đã mở rộng danh sách để bao gồm các nước rửa tay có chứa các thành phần nguyên liệu nguy hiểm khác và các sản phẩm có hàm lượng hoạt chất ít hơn lượng yêu cầu.

FDA khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng nước rửa tay do các nhà sản xuất có tên trong danh sách sản xuất. Tìm hiểu cách tìm nước rửa tay của bạn trong danh sách và cách sử dụng nước rửa tay an toàn.

Đeo Khẩu Trang và Tránh Đám Đông

Tránh đám đông và không gian kém thông thoáng. Tránh tiếp xúc gần (ít nhất 6 feet, hoặc dài khoảng hai sải tay) với những người không ở trong nhà của bạn, ngay cả khi họ không có biểu hiện ốm, ở cả không gian trong nhà và ngoài trời. Một số người không có triệu chứng có thể lây lan coronavirus.

Nếu bạn chưa được tiêm phòng đầy đủ, CDC khuyên bạn nên đeo khẩu trang ở những nơi công cộng trong nhà. Đeo khẩu trang nơi công cộng có thể giúp làm chậm sự lây lan của vi rút. Chúng có thể giúp ngăn những người có thể có vi-rút và không biết vi-rút lây truyền sang người khác bằng cách giúp ngăn các giọt đường hô hấp bay vào không khí và vào người khác khi bạn ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện.

Học cách tự bảo vệ bản thân và những người khác khỏi coronavirus. Và nếu bạn đã được tiêm phòng đầy đủ, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa này để bảo vệ bản thân và những người khác.

Cần phải đeo khẩu trang che kín mũi và miệng trên máy bay, xe buýt, xe lửa và các hình thức giao thông công cộng khác đi vào, trong hoặc ra khỏi Hoa Kỳ và trong khi ở bên trong tại các trung tâm giao thông của Hoa Kỳ như sân bay và nhà ga.

Hiến Máu

Duy trì nguồn cung cấp máu đầy đủ là rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Những người hiến máu giúp đỡ bệnh nhân ở mọi lứa tuổi và mọi đối tượng – nạn nhân bị bỏng và tai nạn, bệnh nhân phẫu thuật tim và cấy ghép nội tạng, và những người đang chiến đấu với bệnh ung thư và các tình trạng đe dọa tính mạng khác. Tổ chức Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ ước tính rằng cứ hai giây lại có một người ở Hoa Kỳ cần máu.

Nếu bạn khỏe mạnh và cảm thấy khỏe, hãy liên hệ với trung tâm hiến tặng địa phương để lấy hẹn. Các trung tâm quyên góp đang thực hiện các bước để đảm bảo việc quyên góp được an toàn.

Báo Cáo Các Thử Nghiệm, Vắc Xin và Điều Trị Vi Rút Coronavirus Gian Lận

Một số người và công ty đang tiếp thị các sản phẩm có tuyên bố gian lận về chẩn đoán, phòng ngừa, và điều trị COVID-19. Các sản phẩm COVID-19 gian lận có thể có nhiều loại, bao gồm các sản phẩm được tiếp thị dưới dạng thực phẩm ăn kiêng hoặc thực phẩm khác, cũng như các sản phẩm được cho là thử nghiệm, các thiết bị y tế khác, thuốc hoặc vắc xin. Cho đến nay, FDA chỉ chấp thuận một điều trị cho COVID-19 và đã cho phép những người khác sử dụng khẩn cấp trong trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng này.

Việc bán các sản phẩm COVID-19 gian lận là một mối đe dọa cho sức khỏe công cộng. Bạn có thể trợ giúp bằng cách báo cáo trường hợp nghi ngờ là gian lận cho FDA Chương Trình Chống Gian Lận Y Tế hoặc Văn Phòng Điều Tra Hình Sự. Bạn cũng có thể gửi email .

Nếu bạn có thắc mắc về phương pháp điều trị hoặc xét nghiệm được bán trực tuyến, hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ của bạn trước. Nếu bạn có thắc mắc về thuốc, hãy gọi cho dược sĩ của bạn hoặc FDA. Bộ phận Thông Tin Thuốc (DDI) của FDA sẽ trả lời hầu hết mọi câu hỏi về thuốc. Các dược sĩ của DDI có sẵn qua email, , và qua điện thoại, 1-855-543-DRUG (3784) và 301-796-3400.

Để biết thông tin mới nhất về COVID-19, hãy truy cập: