Những bài hát hip hop và r&b hàng đầu 2022 năm 2023

Nhìn chung, Hip-hop và thể loại kinh dị đã đi đôi với nhau từ những ngày đầu tiên, với vô số rapper đã bị lôi cuốn bởi những hình ảnh máu me, những cảm xúc “giật gân” và chính tinh thần ngoại đạo của nó. Từ Nas lấy sample từ bộ phim 2005 “The Amityville Horror” đến Busta Rhymes “mượn” nhạc phim của “Psycho” cho ca khúc “Gimme Some More” của anh và những bộ phim kinh dị hạng B với sự xuất hiện của… Snoop Dogg, những trường âm thanh ghê rợn đến từ các bộ phim kinh dị đã được rất nhiều nghệ sĩ Hip-hop ưu ái trong hàng thập kỷ qua. 

Với việc cả 2 văn hoá này đều “thống trị” bởi những nhân vật với tính cách táo bạo xoay quanh các chủ đề mang màu bạo lực và đã phải đối mặt với những ánh nhìn né tránh của xã hội, phim kinh dị và nhạc Hip-hop cùng mang trong mình tiếng nói chung để nói về những vấn đề xoay quanh những cộng đồng “thấp cổ bé họng” và bị thế giới bỏ quên.   

Khi nói về nhạc Hip-hop và dòng phim kinh dị, có lẽ điều đầu tiên phải nói đến là cách 2 văn hoá này vận hành xoay quanh những nhân vật “larger than life” ở trong nó. Trong thể loại phim slasher của những thập niên 80, các bộ phim đều xoay quanh motif chung: những người vì tác động bởi môi trường bên ngoài mà biến thành sát nhân, với những cái tên tiêu biểu như Jason Voorhees, Michael Myers, và Freddy Krueger. Mặc dù những nhân vật này đều không sở hữu các lời thoại quá đáng nhớ, chính câu chuyện và hình tượng của họ đã ghi lại dấu ấn trong lòng khán giả của dòng phim này, đến mức những series phim trên đều được cộng đồng nhắc tới chỉ với tên của kẻ sát nhân, như “Jason movies” hay “Freddy movies”. 

Những người chơi hệ Hip-hop “cổ điển” cũng đã làm nhạc với cách tương tự, với lối viết lời táo bạo và cũng đi theo hướng “larger than life”, có lẽ vì khó có thể tạo ra những bài hát thật sự có sức nặng khi chỉ nói về cuộc sống thường ngày. Các rapper đã sử dụng kỹ năng lyrical của mình để kể lại những câu chuyện hư cấu, có phần cường điệu hoá hơn về những gì họ đã trải qua và vẽ nên một nhân cách trữ tình nhiều màu sắc, thậm chí còn đáng chú ý hơn chính con người thật của họ ngoài đời.  

Với sự ảnh hưởng của phim kinh dị đến các nghệ sĩ Hip-hop, đã xuất hiện những rapper không còn muốn đóng khung mình trong gangster rap và đã đưa chính cảm hứng này lên một tầm cao khác, cùng một sub-genre mới có tên gọi Horrorcore. Phong cách cụ thể này của Hip-hop được phát triển từ dòng chảy gangster rap trong những thập niên 90 và tập trung xoay quanh những nỗi khiếp sợ thường ngày khi làm một người da màu sống ở những khu vực có mức sống thấp ở Mỹ. 

Ở Detroit, một rapper trẻ tuổi với cái tên Esham là một trong những người mở đường cho Horrorcore, với những bản nhạc như “Devil's Groove” từ debut album của anh “Boomin Words from Hell” ra mắt năm 1989. Esham đã sample những piano loop cổ điển đầy ám ảnh từ bộ phim kinh dị huyền thoại “The Exorcist” để tạo bối cảnh cho những lời ca về một tâm hồn lạnh lùng và vô đạo của một kẻ “tâm thần" và “duyên dáng như quỷ Satan”.

Trong một bài phỏng vấn với Detroit’s Metro Times, Esham giải thích rằng anh đã bị thu hút bởi những motif kinh dị thường thấy trong dòng nhạc Heavy metal và Rock hơn là chính nhạc rap, vì chúng phản ánh "sự hỗn loạn mà thành phố đang trải qua vào thời điểm đó". Anh nói thêm: "Chúng tôi gọi các đường phố ở Detroit là “Địa ngục” trong bài hát đó, và đó là nơi ý tưởng của tôi bắt đầu thành hình”.

Vận hành như một "thiết bị" trữ tình, những âm hưởng từ phim kinh dị cho phép các rapper tạo nên các bài hát nặng tính chính trị về tình trạng chung của nước Mỹ, đồng thời cũng đem đến các tác phẩm bùng nổ, nhiều năng lượng và đầy tính giải trí. Điều này được thể hiện rõ ràng ở ca khúc “Mind Playing Tricks On Me” từ bộ ba khét tiếng của Geto Boys, đã ghi dấu ấn như một trong những khoảnh khắc "lạnh gáy" nhất của Hip-hop.

Tiếp bước Geto Boys chính là Gravediggaz, một Hip-hop crew ở New York với sự kết hợp của RZA đến từ Wu-tang Clan, Prince Paul, Poetic và Frukwan. Cả 4 người đều biểu diễn với những cái tôi khác nhau: Prince Paul là “The Undertaker”, Frukwan là “The Gatekeeper”, Poetic với cái tên “The Grym Reaper” và RZA là “The RZArector”. Xuyên suốt 4 album họ đã kết hợp những beat boom-bap kinh điển với ca từ tăm tối và “gây sốc” với một góc cạnh châm biếm, và Q Magazine đã viết về debut năm 1994 “6 Feet Deep” của họ như một tác phẩm “sử dụng cái chết và Thần Chết làm chủ đề trung tâm cho những bước chân lạnh lẽo qua những vấn đề bức xúc của chốn đô thị nước Mỹ."

Về mặt điện ảnh, thập niên 90 đã đem tới cho chúng ta 2 tác phẩm kinh điển kinh dị lấy chủ đề đáng chú ý trong Hip-hop thời bấy giờ: “The People Under The Stairs” và "Tales From The Hood” để nói về cách mà sự nghèo đói và tình hình tội phạm trong các khu dân cư người da màu, tạo ra bởi lòng tham của giới giàu có và tầng lớp thượng lưu [mà thường là người da trắng]; về ma túy, bạo lực trong các băng đảng, nạn phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát [police brutality] đối với chính cộng đồng này.

Tương tự như Hip-hop, phim kinh dị thường sử dụng những concept của mình làm phép ẩn dụ cho những vấn đề nổi cộm trong thế giới thực. Thây ma có thể đại diện cho tính “hoà tan nhưng chẳng hoà nhập”, cách mà người sói biến hình có thể là một ẩn dụ cho tuổi dậy thì và hình tượng người ngoài hành tinh đại diện cho sự bài ngoại đối với các nền văn hóa khác.

Nhiều ganster rapper đã đi theo lối tiếp cận tương tự, lấy sự bạo lực từ môi trường sống của họ và biến chúng thành những câu chuyện hết sức kinh hoàng. Cả phim kinh dị và gangster rap đều mang trong mình sắc màu bạo lực và bao trùm một kiểu hoang tưởng về những mối hiểm nguy rình rập trong bóng tối. Quả thật, phim kinh dị và nhạc Hip-hop được sinh ra để cùng song hành với nhau.

Chủ Đề