Nứt xương ngón tay bao lâu thì lành

Hôm nay em tới tháo bột và chụp lại thì thấy tình hình xấu đi, tay vẫn sưng và vết gãy có vẻ di lệch hơn trước. Xin hỏi BS liệu em cố định tay thêm một thời gian và đắp thuốc hay nên mổ ạ?

Thưa BS,

Em 24 tuổi, 1 tháng trước em bị gãy đốt 1 ngón 1 bàn tay trái, vết gãy không hở, không tụ máu hay xước da, ngay lập tức em đến BV và người ta bó bột mà không nắn lại chỗ gãy, hẹn 4 tuần sau tới tháo bột.

Hôm nay em tới tháo bột và chụp lại thì thấy tình hình xấu đi, tay vẫn sưng và vết gãy có vẻ di lệch hơn trước. BS khám nói xương em không can được chút nào, có lẽ do bó bột lỏng, khuyên em tới BV Việt Đức phẫu thuật.

Em đi khám tư nhân, BS kết luận là khớp gần móng tay em sẽ bị hạn chế co duỗi vì xương đã xùi lên, đồng thời họ nắn tay và nói là phần 2 đầu xương gãy đã dính một chút, vì khi nắn em không đau, không thể nắn được nữa. Sau đó em được BS bó cao và cho về, hẹn 1 tuần sau kiểm tra. Hiện em rất hoang mang.

AloBacsi ơi, liệu em cố định tay thêm một thời gian và đắp thuốc hay nên mổ ạ? Em đang đắp thuốc và cố định tay. Em xin gửi hình phim X-quang một tháng trước và hiện tại.

Xin chân thành cảm ơn BS. [Nguyễn Toàn - toanthuy…@gmail.com]

Ảnh do bạn đọc cung cấp

Toàn thân mến,

Qua lời kể của em thì ổ gãy xương ở ngón 1 hơn 4 tuần mà vẫn chưa can xương nhiều. Trên phim X-quang ổ gãy còn di lệch, việc cố định thêm một thời gian nữa cũng có thể có can xương nhưng sẽ không thẳng trục và di lệch [ngón tay sẽ bị cong, không được thẩm mỹ].

Tốt hơn hết em nên sớm gặp các BS chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để xin phẫu thuật, em nhé.

Theo TTƯT.TS.BS Nguyễn Đình Phú
Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115


  1. Trang chủ
  2. Tìm hiểu về cơ sở vật chất và dịch vụ
  3. Centre of Excellence
  4. Bone, Joint and Muscle Health
  5. Tìm hiểu về bàn tay

Tìm hiểu về bàn tay

  • Các bệnh lý thường gặp ảnh hưởng đến bàn tay

    Bàn tay có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày, cho phép chúng ta thực hiện cả vận động thô và vận động tinh – bao gồm nâng các đồ vật có kích thước lớn, hoàn thành những công việc đòi hỏi sự khéo léo, có khả năng sử dụng các công cụ hay thậm chí là kiểm soát lực cầm mạnh. Mỗi bàn tay có tổng cộng 19 xương và gồm 4 phần tạo thành, cụ thể là các ngón tay, mu bàn tay, lòng bàn tay và cổ tay. Các dây thần kinh chính của bàn tay bao gồm dây thần kinh giữa, dây thần kinh trụ và dây thần kinh quay, có chức năng truyền thông tin từ não đến bàn tay và ngược lại, nhờ đó tạo ra cảm giác và kiểm soát chuyển động. Dưới đây trình bày các loại chấn thương bàn tay thường gặp, các tình trạng y khoa chính ảnh hưởng đến bàn tay và các phương pháp điều trị hiện có.

    Các chấn thương bàn tay thường gặp

    Bàn tay có nguy cơ gặp phải nhiều loại chấn thương phổ biến, xảy ra do hoạt động thể thao hoặc giải trí, ngã do tai nạn và thậm chí là do hao mòn hàng ngày. Hầu hết các tổn thương nhỏ như vết cắt và vết bầm tím đều tự lành, nhưng một số tổn thương nhất định có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chức năng bàn tay về lâu về dài. Các chấn thương bàn tay thường gặp bao gồm:

    Gãy xương

    Chấn thương có thể làm vỡ các xương tạo thành bàn tay, bao gồm các xương nhỏ [đốt ngón tay] hoặc xương dài [xương bàn tay] của các ngón tay. Có thể cần tiến hành phẫu thuật để điều trị chấn thương trong trường hợp lực tác động khiến xương bị gãy và trật khỏi vị trí ban đầu. Gãy xương có thể xảy ra do bị ngã, trẹo hoặc va chạm trực tiếp khi chơi thể thao.

    Các triệu chứng của gãy xương bàn tay bao gồm đau, nhạy cảm đau, sưng, biến dạng ở vùng bị gãy xương và hạn chế cử động. Đối với các trường hợp nhẹ, phương pháp điều trị thường là bó bột để hạn chế cử động cho đến khi các mảnh xương lành lại, quá trình này có thể kéo dài khoảng 6 – 8 tuần. Có thể cần tiến hành phẫu thuật để chỉnh lại vị trí và ổn định các xương bị biến dạng nghiêm trọng. Các trường hợp gãy xương ít nghiêm trọng hơn cũng có thể được cố định bằng ốc vít và tấm kim loại chắc chắn thay vì khuôn bó bột. Phương pháp này giúp tay cử động bình thường ngay lập tức mà không bị bất tiện do khuôn bó và có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục để quay trở lại các hoạt động thể thao. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được các phương pháp điều trị hiện có.

    Viêm khớp

    Viêm khớp là tình trạng sưng xảy ra ở vùng khớp. Viêm xương khớp thường gặp ở bàn tay, trong đó lớp đệm bảo vệ giữa các khớp [sụn] bị mòn do lão hóa hoặc hao mòn. Các yếu tố di truyền, tình trạng mất vững khớp và chấn thương cũng có thể góp phần gây viêm xương khớp.

    Các triệu chứng của viêm xương khớp bao gồm đau, cứng khớp, hạn chế cử động, sưng ở vùng khớp bị ảnh hưởng và đôi khi có cảm giác ken két khi cử động khớp.

    Các loại thực phẩm chức năng như glucosamine, dầu cá, gừng và nghệ có thể giúp giảm các triệu chứng viêm khớp. Nếu tình trạng diễn biến nặng hơn, có thể sử dụng thuốc kháng viêm không phải steroid [NSAID] hoặc tiêm steroid vào khớp để giảm nhanh triệu chứng đau và sưng. Đối với những trường hợp rất nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên, cần tiến hành phẫu thuật hàn khớp hoặc thay thế khớp nhân tạo. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được các phương pháp điều trị hiện có.

  • Hội chứng ống cổ tay là tình trạng gây tê, cảm giác ngứa ran, yếu và đau từng đợt ở bàn tay và vùng cổ tay. Hội chứng này thường xảy ra do tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa ở cổ tay, có chức năng điều khiển cảm giác và cử động ở bàn tay. Việc cử động bàn tay nhiều, đang mang thai hoặc viêm khớp có thể gây sưng bên trong cổ tay, dẫn đến hội chứng ống cổ tay.

    Các dấu hiệu và triệu chứng

    Ở những giai đoạn đầu của hội chứng ống cổ tay, bệnh nhân thường cảm nhận được tình trạng tê tiến triển dần dần, là cảm giác ngứa ran từng đợt ở các ngón tay [ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa], kèm theo cảm giác đau. Các triệu chứng khác bao gồm:

    – Cảm giác nóng rát, châm chích ở bàn tay tương tự như cảm giác kiến bò, kim châm
    – Giảm độ nhạy khi chạm vào
    – Khó chịu ở bàn tay
    – Yếu các cơ ở gốc ngón tay cái
    – Giảm độ nhanh nhẹn và dễ đánh rơi đồ

    Nếu không được điều trị, hội chứng ống cổ tay có thể dẫn đến tổn thương cơ và dây thần kinh vĩnh viễn.

    Chẩn đoán

    Bác sĩ có thể kiểm tra bệnh sử của bạn và thực hiện khám lâm sàng. Có thể sử dụng các thủ thuật kiểm tra chẩn đoán sau đây để đánh giá tình trạng kỹ hơn.

    – Chụp X-quang
    – Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh để quan sát hoạt động điện ở các dây thần kinh bị ảnh hưởng

    Phương pháp điều trị

    Hội chứng ống cổ tay cần được điều trị sớm khi triệu chứng xuất hiện. Nếu được chẩn đoán sớm, các phương pháp điều trị nội khoa như nẹp cổ tay có thể giúp cải thiện tình trạng này. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc kháng viêm không phải steroid [NSAIDS] hoặc corticosteroid để giúp giảm tình trạng sưng gây chèn ép dây thần kinh và tê. Nếu các triệu chứng vẫn kéo dài, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật hội chứng ống cổ tay. Mục đích của thủ thuật này là giảm áp lực đè lên dây thần kinh giữa bị ảnh hưởng, và thủ thuật có thể được thực hiện bằng cách sử dụng ống nội soi dưới hình thức phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để lại ít sẹo hơn và giúp chức năng hồi phục nhanh hơn so với phẫu thuật thông thường. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được các phương pháp điều trị hiện có.

  • Ngón tay cò súng

    Ngón tay cò súng là tình trạng ngón tay bị khóa cứng trong tư thế gấp. Tình trạng này xảy ra khi một trong các gân chi phối việc uốn cong ngón tay bị sưng và viêm, dẫn đến sưng to ở lòng bàn tay. Bệnh nhân có thể có cảm giác lạo xạo khi cố gắng duỗi thẳng ngón tay. Việc sử dụng bàn tay nhiều lần và một số tình trạng y khoa như đái tháo đường hoặc viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến phát triển tình trạng ngón tay cò súng.

    Các dấu hiệu và triệu chứng

    Các dấu hiệu thường gặp của tình trạng ngón tay cò súng bao gồm:

    – Ngón tay bị cứng hoặc bị khóa ở tư thế gấp
    – Cảm giác răng rắc hoặc lạo xạo kèm theo đau khi gấp và duỗi thẳng ngón tay
    – Xuất hiện u sưng nhạy cảm đau ở lòng bàn tay, gần gốc của ngón tay bị ảnh hưởng

    Nếu không được điều trị, ngón tay bị ảnh hưởng có thể bị kẹt vĩnh viễn ở một tư thế cố định, dẫn đến khó thực hiện các công việc hàng ngày.

    Chẩn đoán

    Bác sĩ có thể kiểm tra bệnh sử và tiến hành khám lâm sàng bàn tay của bệnh nhân.

    Phương pháp điều trị

    Phương pháp điều trị tình trạng ngón tay cò súng tùy thuộc vào độ nặng và thời gian kéo dài các triệu chứng. Nếu được chẩn đoán sớm, các phương pháp điều trị không phẫu thuật như nẹp cố định có thể giúp cải thiện tình trạng này. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc kháng viêm không phải steroid [NSAIDS] hoặc corticosteroid để giúp giảm triệu chứng đau. Nếu các triệu chứng vẫn kéo dài, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật. Mục đích của việc phẫu thuật là giải phóng bao gân bị ảnh hưởng để gân có thể di chuyển linh hoạt trở lại. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được các phương pháp điều trị hiện có.

    Đặt lịch khám/ Tư vấn Bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi

  • Find
    a Doctor
  • Make an
    Appointment
  • Search
    Conditions
  • Locations
  • Contact

Chủ Đề