Phiếu tự đánh giá xếp loại đảng viên năm 2023 năm 2024

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm; không hoàn thành nhiệm vụ).

......, ngày.... tháng.... năm.....

NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT

(Ký, ghi rõ họ tên)

III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

(Phần dành cho người đứng đầu đơn vị cấu thành (nếu có)).......................

......., ngày ....tháng....năm...... NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ (Ký, ghi rõ họ tên)

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá)

1. Nhân xét ưu, khuyết điểm:...........................

2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng:........

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

3. Nhận định chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ:............

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ Năm.............

Họ và tên: ...........................................................

Chức vụ, chức danh: .........................................

Cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác: ....................

  1. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Chính trị tư tưởng:............................................

2. Đạo đức, lối sống:............................................

3. Tác phong, lề lối làm việc:.................................

4. Ý thức tổ chức kỷ luật:.......................................

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:

- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỉ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc): ...

- Năng lực lãnh đạo, quản lý: ..................................

- Năng lực tập hợp, đoàn kết: ..................................

II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG

1. Tự nhận xét ưu, nhược điểm: ..............................

2. Tự xếp loại chất lượng:.........................................

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

....., ngày....tháng....năm ....

NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT

(Ký, ghi rõ họ tên)

III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá)

1. Nhận xét ưu, khuyết điểm: .....................................

2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng:....................

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

3. Nhận định chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ: .....................

...., ngày ....tháng....năm.....

ĐẠI ĐIỆN CẤP CÓ THẨM QUYỀN

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

...., ngày ....tháng....năm.....

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

3.5 Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng

Khi Đảng viên không sinh hoạt tại đơn vị đang quản lý mình và chuyển đến nơi khác, thực hiện các thủ tục để được sinh hoạt Đảng tại đó thì cần phải làm đơn xin chuyển sinh hoạt Đảng và làm bản kiểm điểm.

Dựa vào bản tự kiểm điểm Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng và các giấy tờ, tài liệu khác, tổ chức Đảng tại nơi chuyển sinh hoạt Đảng đến sẽ căn cứ và đưa ra những quy định quản lý phù hợp với Đảng viên đó.

Cũng giống các bản kiểm điểm khác, trong bản kiểm điểm Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng sẽ phải bao gồm các nội dung về tư tưởng, ý chí, phẩm chất, chuyên môn, đã từng bị kỷ luật hay chưa, những thành tựu đã đạt được, những điều không làm được...

Phiếu tự đánh giá xếp loại đảng viên năm 2023 năm 2024
Khi chuyển sinh hoạt Đảng cũng cần phải làm bản kiểm điểm (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, độc giả có thể tham khảo mẫu dưới đây:

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

........., ngày .... tháng .... năm .......

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Kính gửi:

- Chi uỷ chi bộ...................................................................

- Đảng uỷ...........................................................................

Tên tôi là: ............. Sinh ngày ....... tháng ....... năm .......

Nơi ở hiện nay: ...................................................................

Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày ngày ....... tháng ....... năm..........

Tại chi bộ: ............................................................

Chính thức ngày: ................................. tại chi bộ: ..........................

Hiện đang công tác và sinh hoạt tại chi bộ: .....................................

Căn cứ tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người đảng viên, tôi tự kiểm điểm như sau: ....................................................

1. Về tư tưởng chính trị: ...................................................................

2. Về đạo đức, lối sống: …………………………………………………

3. Về thực hiện nhiệm vụ được giao: …………………………………

4. Về tổ chức kỷ luật: ……………………………………………………

5. Về khuyết điểm: ………………………………………………………

Trên đây là bản tự kiểm điểm của tôi trong quá trình sinh hoạt đảng tại Chi bộ…, Đảng bộ… Nay, tôi xin được chuyển sinh hoạt đảng đến chi bộ…, đảng bộ….

Kính mong chi ủy chi bộ …, Đảng ủy .... tạo điều kiện cho tôi được chuyển sinh hoạt Đảng đến đơn vị mới.

Tôi xin hứa luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng viên, xứng đáng là người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

(Ký và ghi rõ họ tên)

NHẬN XÉT CỦA CHI UỶ CHI BỘ ……………………………………………………

Ngày……tháng……năm…

T/M CHI ỦY

BÍ THƯ

ĐẢNG UỶ …………………… XÁC NHẬN…………….

Chữ ký đồng chí: …………………………………………

……………., ngày…… tháng…… năm…

T/M ĐẢNG ỦY

BÍ THƯ

3.6 Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh con thứ 3

Không giống các mẫu kiểm điểm trên, bản kiểm điểm dành cho Đảng viên sinh con thứ 3 áp dụng cho người có hành vi vi phạm chính sách dân số và có thể phải chịu hình thức kỷ luật.

Bản kiểm điểm này là Đảng viên tự viết để tự nhận thức về hành vi vi phạm của mình hoặc giải trình cho trường hợp sinh con thứ 3 của mình thuộc trường hợp không vi phạm chính sách dân số.

Do đó, về bản chất, bản kiểm điểm sinh con thứ 3 sẽ không giống mẫu áp dụng với các bản kiểm điểm nêu trên mà có thể sử dụng mẫu dưới đây:

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

........., ngày .... tháng .... năm .......

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Kính gửi:

- Chi uỷ chi bộ...................................................................

- Đảng uỷ...........................................................................

Tên tôi là: ............. Sinh ngày ....... tháng ....... năm .......

Nơi ở hiện nay: ...................................................................

Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày ngày ....... tháng ....... năm..........

Tại chi bộ: ............................................................

Chính thức ngày: ................................. tại chi bộ: ..........................

Hiện đang công tác và sinh hoạt tại chi bộ: .....................................

Căn cứ tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người Đảng viên, tôi đã vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình do sinh con thứ 3. Nguyên nhân của hành vi vi phạm nêu trên như sau: ………………

Trên đây là bản tự kiểm điểm của tôi về việc sinh con thứ ba trong quá trình sinh hoạt đảng tại Chi bộ…, Đảng bộ… Theo Quy định 69-QĐ/TW của Ban Bí thư, tôi xin tự nhận hình thức kỷ luật là khiển trách.

Tôi xin hứa sẽ không tái phạm vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đã được quy định và luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng viên, xứng đáng là người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM (Ký và ghi rõ họ tên)

Để được tư vấn kỹ hơn về các trường hợp liên quan đến Đảng viên, vui lòng liên hệ 19006192 để gặp LuatVietnam.

4. Một số vấn đề liên quan đến kiểm điểm Đảng viên cuối năm

4.1 Ai phải làm bản kiểm điểm Đảng viên?

Theo Hướng dẫn 25 nêu trên, Đảng viên trong toàn Đảng là đối tượng phải viết bản kiểm điểm mỗi dịp cuối năm để thực hiện đánh giá, xếp loại Đảng viên ngoại trừ Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; Đảng viên mới kết nạp chưa đủ 06 tháng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, các đối tượng sau đây phải làm bản kiểm điểm:

- Đảng viên vi phạm kỷ luật phải làm kiểm điểm để nhìn nhận lại nhưng sai sót của bản thân và tự nhận hình thức kỷ luật tương ứng.

- Đảng viên dự bị chuyển sang chính thức phải làm kiểm điểm để nhìn nhận lại những ưu điểm, nhược điểm trong thời gian dự bị và cam kết khi chuyển thành Đảng viên chính thức..

4.2 Nguyên tắc khi viết kiểm điểm Đảng viên nhất định phải nhớ

Căn cứ Hướng dẫn 25 và Quy định 124-QĐ/TW, nguyên tắc cần phải nhớ khi kiểm điểm Đảng viên là:

- Kiểm điểm tự phê bình và phê bình để phát huy, hạn chế, khuyết điểm và khắc phục.

- Từng cá nhân phải tự soi, tự sửa lại mình và chủ động phát hiện, ngăn chặn biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” cùng các hành vi vi phạm pháp luật như tham nhũng, lãng phí...

- Phải khắc phục được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm trong kiểm điểm Đảng viên.

- Việc đánh giá, xếp loại Đảng viên sau khi Đảng viên tự kiểm điểm phải được công khai kết quả và được thông báo đến từng cá nhân, tổ chức thực hiện kiểm điểm và phải thực hiện liên tục, đa chiều, theo các tiêu chí, sản phẩm cụ thể.

- Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể, người đứng đầu, cá nhân lãnh đạo, quản lý…

Phiếu tự đánh giá xếp loại đảng viên năm 2023 năm 2024
Giải đáp thắc mắc liên quan đến kiểm diểm Đảng viên (Ảnh minh hoạ)

4.3 Kiểm điểm, đánh giá Đảng viên nhằm mục đích gì?

Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Mục tiêu suốt đời của họ là phấn đấu xây dựng Việt Nam độc lập, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người… (căn cứ Điều 1 Điều lệ Đảng).

Do vậy, hằng năm Đảng viên luôn phải thực hiện việc kiểm điểm tự phê bình, phê bình, đánh giá, xếp loại chất lượng để từng cá nhân tự soi, tự sửa lại mình. Qua đó, khắc phục khuyết điểm, phát huy điểm mạnh.

Đồng thời, trong quá trình kiểm điểm bản thân, Đảng viên dần từng bước khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, xóa bỏ biểu hiện suy thoái về chính trị, đạo đức… nhằm tự hoàn thiện bản thân, góp phần nâng cao năng lực của mình.

4.4 Kiểm điểm Đảng viên theo các nội dung gì?

Tại Hướng dẫn 25, Bộ Chính trị đưa ra hai trường hợp kiểm điểm Đảng viên: Người giữ chức vụ, lãnh đạo và người không giữ chức vụ, lãnh đạo. Theo đó, với từng đối tượng, nội dung kiểm điểm cũng khác nhau. Cụ thể:

- Với Đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

  • Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần đoàn kết cũng như ý thức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương và việc thực hiện nghiêm chỉnh những điều Đảng viên không được làm và tác phong, lề lối làm việc. Trong đó có liên hệ với các biểu hiện về tự diễn biến, tự chuyển hóa và suy thoái.
  • Về việc thực hiện nhiệm vụ, công việc, quyền hạn và kết quả đạt được trong năm làm kiểm điểm.
  • Về việc cam kết rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu hằng năm.
  • Về các vấn đề được gợi ý khác cũng như việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm ở các kỳ kiểm điểm khác và các ở những lần trước đó đã được chỉ ra...
  • Riêng Đảng viên là công chức, viên chức và người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, khi kiểm điểm còn phải làm rõ chất lượng, hiệu quả công việc được giao, ý thức, thái độ phục vụ nhân dân…

- Với Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Ngoài các nội dung kiểm điểm áp dụng với Đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở trên, với cương vị là những người giữ chức vụ, lãnh đạo, đối tượng Đảng viên này còn cần phải kiểm điểm về các nội dung:

  • Kết quả thực hiện việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành của mình trong năm qua cũng như việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đã được giao và gắn với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, lãnh đạo.
  • Trách nhiệm trong việc khơi gợi tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của mình và cấp dưới cùng với tinh thần dám chịu trách nhiệm; xử lý các vấn đề nhạy cảm, phức tạp trong thực hiện nhiệm vụ.
  • Trách nhiệm nêu gương của chính bản thân mình và gia đình cùng với tinh thần đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
  • Sự tín nhiệm của cán bộ, Đảng viên khác...
  • Nếu có dấu hiệu vu phạm, để xảy ra bức xúc, phức tạp khiến dư luận quan tâm, có đơn, thư khiếu nại, tố cáo... thì còn phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm...

4.5 Đảng viên được miễn công tác có phải kiểm điểm không?

Theo quy định tại Hướng dẫn số 25-HD/BTCTW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, với cá nhân, thì các đối tượng phải kiểm điểm tự phê bình và phê bình gồm Đảng viên trong toàn Đảng trừ:

- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt Đảng;

- Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng.

- Đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng hay Đảng viên dự bị mới được kết nạp chưa đủ 6 tháng.

Theo đó, Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.

4.6 Đảng viên được xếp loại theo những tiêu chí nào?

Khung tiêu chí đánh giá, xếp loại Đảng viên được nêu cụ thể tại Hướng dẫn 25 gồm:

- Tiêu chí về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị: Công tác chính trị, tư tưởng; công tác tổ chức, cán bộ và xây dựng Đảng bộ, chi bộ; lãnh đạo chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội; giám sát, kiểm tra, kỷ luật Đảng…

- Tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm: Tiêu chí này phải được nêu rõ cụ thể theo từng chỉ tiêu, nhiệm vụ nhất định của Đảng viên;

- Kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra: Ngoài những tiêu chí trên, sau khi được chỉ ra hạn chế, yếu kém thì Đảng viên còn phải đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được trong việc khắc phục hạn chế, yếu kém của mình…

4.7 Đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên thế nào?

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên được thực hiện thông qua 04 mức chất lượng sau đây: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc biệt, việc quyết định mức xếp loại nào do Đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở thực hiện, xem xét và quyết định. Đồng thời, mỗi Đảng viên cũng phải tự đánh giá, xếp loại chất lượng.

Để được đánh giá, xếp loại, Đảng viên sẽ được thực hiện thông qua 03 bước:

Bước 1: Tự đánh giá, xếp loại chất lượng

Căn cứ các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn mức chất lượng, Đảng viên tự phân tích và xem xét, tự nhận mức chất lượng phù hợp bằng một trong bốn mức ở trên.

Bước 2: Thẩm định và đề xuất mức xếp loại

Dựa vào kết quả và bản kiểm điểm, đánh giá của Đảng viên, cơ quan có liên quan, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thẩm định, đề xuất mức xếp loại chất lượng.

Bước 3: Quyết định việc xếp loại

- Chi ủy tổng hợp mức tự xếp loại Đảng viên, ý kiến nhận xét, sau đó đề xuất mức xếp loại cho từng Đảng viên.

- Chi bộ tiến hành thảo luận các mức do chi ủy đề xuất trước khi tiến hành bỏ phiếu.

- Chi ủy tổ chức cho các Đảng viên bỏ phiếu đề xuất mức xếp loại với từng Đảng viên. Sau đó, tổng hợp kết quả, đề xuất mức xếp loại chất lượng để báo cáo Đảng ủy cơ sở.

- Đảng ủy cơ sở xem xét, quyết định xếp loại chất lượng Đảng viên.

Sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại, nếu có đơn, thư khiếu nại, tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật, gây mất đoàn kết nội bộ thì sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh, thẩm định, xem xét lại kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng.