Phương pháp phân tích báo cáo tài chính là gì

Phân tích báo cáo tài chính (financial statement analysis) là việc sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích để xem xét mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, từ đó đánh giá về tình hình tài chính hiện tại cũng như dự báo về tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.

Show

Phân tích báo cáo tài chính công ty có thể do bản thân công ty hoặc các tổ chức bên ngoài công ty bao gồm các nhà cung cấp vốn như ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các nhà đầu tư như công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư,… thực hiện

Tùy theo lợi ích khác nhau, các bên có liên quan thường chú trọng đến những khía cạnh phân tích khác nhau. Đối với ngân hàng thương mại nói chung và phục vụ mục đích thẩm định tín dụng nói riêng, việc phân tích báo cáo tài chính thường chú trọng đến tình hình thanh khoản và khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn.

3 dấu vết không hợp lý trên tài sản khi phân tích BCTC

Đằng sau những số liệu tài chính ảo là nước mắt nghẹn ngào của cổ đông. Và để có được góc nhìn tài chính sáng suốt, không nuốt nhầm trái đắng ngậm ngùi, hơn ai hết mỗi cá nhân cần nhận biết được những khoản mục đáng ngờ. Cùng TACA gột rửa 3 vết nhơ trên khoản mục tài sản của doanh nghiệp.

(1) Nhiều tiền mặt một cách ‘hư cấu’

Người ta thường thích nói về các doanh nghiệp có nhiều tiền, có người còn coi đó là tiêu chí ưu tiên để đánh giá doanh nghiệp. Nhưng họ không hiểu rằng “Tài sản càng thanh khoản, càng dễ làm giả” và thứ có thanh khoản cao nhất chính là tiền mặt. Quá trình gian lận tiền mặt sẽ đi theo trình tự lần lượt thế này: Tiền mặt trong két (chỉ tốn đúng 5s để làm giả và chả tốn tí chi phí nào), Tiền gửi kỳ hạn < 3 tháng (tốn 5 phút ký tá và tí xăng xe chạy ra Bank), …. Cứ thế, tiền gửi càng dài thì càng an tâm vì chi phí làm giả càng cao và quy trình xử lý càng phức tạp. Tốt nhất là tiền gửi Bank thì phải là kỳ hạn > 1 năm và để chắc ăn phải rà thêm lưu chuyển tiền đầu tư để tra soát thêm quy mô nạp rút vào Bank. Nếu vẫn chưa tin, hãy ngồi lọc thử những cổ phiếu có tiền mặt ròng nhiều nhất và tự kiểm định. Sẵn tiện nghiên cứu thêm vụ gần 800 tỷ đồng tiền mặt của JVC sau một đêm còn đúng ‘cái nịt’ là hiểu “Nhiều tiền mà để làm gì”.

(2) Khoản phải thu ‘tử thần’

Dưới đây là 3 khoản phải thu mà khi chiếm trọng số nhiều, không cần đọc sâu hơn, bạn phải bật chế độ cảnh giác cao độ:

Thứ nhất: Trả trước cho người bán. Làm giả khoản mục này về cơ bản chả tốn chi phí gì, về thời gian thì chỉ mất vài giây ký hợp đồng.

Thứ nhì: Hợp tác đầu tư. Chiêu này còn lợi hại hơn chiêu bên trên nhiều, vừa ngon vừa bổ vừa rẻ nhưng lại vừa làm được quy mô lớn mà cổ đông cũng chẳng “động chạm” đến được. Đơn giản các dự án hợp tác đầu tư thì đều là bảo mật thông tin hoặc ở vùng sâu vùng xa chẳng ai ‘sờ gáy’ được.

Thứ ba: Các khoản cho vay. Mánh này cũng nhanh gọn lẹ khi chỉ tốn chút thời gian làm hợp đồng và tốn ít tiền lãi vay tượng trưng. Mánh này thì cũng làm được với quy mô lớn nhưng cho vay nhiều giải thích với cổ đông cũng đến mệt. Hãy thử xem lại những case kinh điển liên quan đến khoản phải thu như: DVD, KSA, VHG, OGC, HAG,… để hiểu vấn đề.

(3) Đầu tư tài chính ồ ạt

Khoảng 5 năm nay, mô hình Holdings đã mọc lên như nấm. Những chuyên gia trong ngành cũng không còn lạ gì bản chất của các doanh nghiệp này. Thực tế, doanh nghiệp chẳng sản xuất cái gì, cũng chẳng buôn bán gì cả, họ chỉ “ký sinh trùng dài hạn” vào những doanh nghiệp ăn lên làm ra. Đây chính xác là dạng doanh nghiệp đúng “không làm mà vẫn có ăn”. Thử đọc báo cáo tài chính của: FLC, NHP, VHG, ….. và so sánh với báo cáo tài chính của những doanh nghiệp holding thực thụ như: REE, VEA,… bạn sẽ thấy sự khác nhau rất lớn về danh mục đầu tư và tính minh bạch trong cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính.

  1. Phương pháp so sánhLà phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng nhấtCó 2 loại: so sánh ngang (comparative analysis) và so sánh dọc (common-size analysis)

    So sánh ngang

    • Có hai loại gốc so sánh, đó là kì trước và doanh nghiệp khác cùng ngành (hoặc trung bình ngành).
    • Khi sử dụng gốc so sánh là các kì trước, nhà phân tích có thể thực hiện phân tích xu hướng, bằng cách thu nhập số liệu từ 5-10 năm.
    • Bên cạnh việc phân tích xu hướng, việc so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành với nhau sẽ giúp nhà phân tích đánh giá về các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
    • So sánh với số liệu trung bình ngành giúp nhà phân tích nhận diện vị trí của doanh nghiệp trong ngành.

    So sánh dọc (phân tích báo cáo tài chính quy mô chung)

    • Thường được áp dụng khi so sánh báo cáo tài chính của các doanh nghiệp không cùng quy mô.
    • Khi phân tích quy mô chung với bảng cân đối kế toán, tổng tài sản được sử dụng làm chỉ tiêu cơ sở (100%) -> giúp đánh giá sự biến động về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
    • Đối với báo cáo kết quả kinh doanh, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ là chỉ tiêu cơ sở (100%) -> giúp đánh giá về vấn đề kiểm soát chi phí và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Phương pháp liên hệCác chỉ tiêu tài chính thường có mối liên hệ mật thiết với nhau, cần phải nghiên cứu trong mối quan hệ tác động qua lại nhau của các chỉ tiêu.Phương pháp này thường được sử dụng trong loại hình phân tích sau nhằm kiểm tra các kết quả thu được. Từ mối liên hệ đó sẽ xác định ảnh hưởng của các nhân tố, biết được tính quy luật liên hệ giữa các nhân tố.### Phương pháp chiết khấu dòng tiềnLà phương pháp cơ bản được sử dụng trong nội dung xác định giá trị doanh nghiệp khi phân tích báo cáo tài chính.Khi thực hiện một quyết định đầu tư, cần phải có cơ sở tương đương để so sánh các dòng tiền tại các thời điểm khác nhau. Cơ sở đó chính là chuyển đổi giá trị này về một ngày chung để so sánh (gọi là thời điểm 0 hay kỳ 0). Việc xác định này được gọi là chiết khấu dòng tiền. Giá trị của dòng tiên tương lai tại thời điểm 0 được gọi là giá trị hiện tại của chúng.### Phương pháp đồ thịDùng để minh họa các kết quả tài chính trong quá trình phân tích bằng biểu đồ, sơ đồ…Ưu điểm: thể hiện rõ ràng, trực giác sự diễn biến của các đối tượng nghiên cứu, nhanh chóng phân tích định hướng các chỉ tiêu tài chính từ đó đưa ra các quyết định kinh tế.### Phương pháp mô hình tài chính DupontMô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống.Dùng để phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu tài chính cần phân tích.Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.

      \=> Xem thêm: Báo cáo tài chính trong kinh doanh

      Nội dung phân tích báo cáo tài chính

      1. Phân tích cơ bản

      Phân tích cấu trúc tài chính

      • Phân tích cấu trúc tài chính là việc đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn xét trong mối liên hệ với cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.

      • Đối với các nhà cung cấp tín dụng, phân tích cấu trúc tài chính giúp họ đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trước khi ra quyết định cho vay, ngoài ra còn đánh giá khả năng bù đắp cho các chủ nợ trong trường hợp doanh nghiệp khách hàng gặp rủi ro phá sản.

      • Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính bao gồm: sự khác biệt giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả; chi phí sử dụng vốn; qui mô và tuổi đời của doanh nghiệp; quan điểm của các nhà quản trị.

      • Phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp: Lập bảng cân đối kế toán qui mô chung

      • Các dấu hiệu cơ bản của cấu trúc tài chính vững chắc: tỉ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn cao đồng thời vốn hoạt động thuần nhiều; ngược lại dấu hiệu cơ bản của cấu trúc tài chính bất ổn là tỉ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn cao, vốn hoạt động thuần rất nhỏ hoặc âm.

      • Ngoài ra, tỉ trọng từng loại tài sản và nguồn vốn là các dấu hiệu quan trọng để dự đoán và khám phá những bất ổn trong cấu trúc tài chính doanh nghiệp.

      Phân tích khả năng thanh toán

      • Phân tích khả năng thanh toán là việc đánh giá khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền và khả năng tạo tiền nhằm thực hiện nghĩa vụ với các chủ nợ khi đến hạn.

      • Các ngân hàng cần phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp để đánh giá khả năng thu hồi đúng hạn, trễ hạn hay không có khả năng thu hồi các khoản lãi vay và gốc cho vay của mình.

      Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

      • Là việc đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ có thời hạn trả trong vòng một năm của doanh nghiệp.

      • Bao gồm 3 nội dung: Phân tích tính cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, phân tích khả năng tạo tiền và phân tích chu kì vận động của vốn

      – Phân tích tính cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn:

      • Khả năng thanh toán ngắn hạn trước tiên thể hiện ở tính cân đối giữa các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm và các khoản nợ doanh nghiệp có nghĩa vụ hoàn trả trong vòng một năm

      • Các chỉ tiêu thường sử dụng bao gồm: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời.

      • Ngoài các chỉ tiêu tài chính được tính toán từ số liệu trên bảng cân đối kế toán, thông tin bổ sung trong thuyết minh báo cáo tài chính cũng rất có ích trong việc đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn. Chẳng hạn như việc có các hạn mức tín dụng chưa dùng đến sẽ đảm bảo cho nguồn tiền vào để trang trải cho các khoản công nợ của doanh nghiệp.

      • Nhược điểm: tính các chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chỉ mang tính thời điểm, thể hiện khả năng thanh toán ở trạng thái tĩnh, trái với giả định hoạt động liên tục của doanh nghiệp

      – Phân tích khả năng tạo tiền:

      • Các chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo tiền có cơ sở số liệu từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp

      • Do doanh nghiệp phải dùng tiền để thanh toán nợ ngắn hạn nên việc so sánh giữa lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh với nợ ngắn hạn rất có ý nghĩa

      • Một số chỉ tiêu tài chính dùng để đánh giá khả năng tạo tiền: Hệ số dòng tiền/ nợ ngắn hạn và hệ số dòng tiền/ nợ đến hạn vay phải trả.

      – Phân tích chu kì vận động của vốn:

      • Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để tiêu thụ số hàng tồn kho bình quân trong kì của doanh nghiệp.

      • Nếu thời gian lưu kho càng ngắn, hay nói cách khác là tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh sẽ đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, do đó làm tăng khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.

      Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

      • Các chỉ tiêu dùng để phân tích nợ dài hạn bao gồm: Hệ số nợ, hệ số tài trợ, Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu, Hệ số nợ phải trả/ Tài sản đảm bảo, Hệ số thanh toán của tài sản dài hạn đối với vay nợ dài hạn.

      • Các chỉ tiêu hệ số nợ, hệ số tài trợ hay hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu đều thể hiện mức độ rủi ro tài chính mà các chủ nợ phải gánh chịu. Nếu hệ số nợ và hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cao (hệ số tài trợ thấp) thể hiện mức độ rủi ro tài chính lớn, vì vậy khả năng thanh toán gốc nợ vay dài hạn sẽ kém.

      • Bên cạnh thể hiện mức độ rủi ro tài chính, các chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng bảo vệ cho các chủ nợ trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (bị phá sản).

      Phân tích khả năng thanh toán lãi vay

      • Để có thể thanh toán lãi vay cho các nhà cung cấp tín dụng, doanh nghiệp cần sử dụng vốn vay có hiệu quả, chính vì vậy chỉ tiêu thường được sử dụng là hệ số khả năng thanh toán lãi vay.

      • Chỉ tiêu này thể hiện mức độ lợi nhuận bảo đảm cho khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp: mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

      • Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay càng tốt.

      Phân tích hiệu quả kinh doanh

      • Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp các đối tượng quan tâm đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đây là yếu tố quyết định tới tiềm lực tài chính trong dài hạn.

      • Hiệu quả kinh doanh thể hiện mối quan hệ tương đối giữa kết quả kinh doanh và phương tiện tạo ra kết quả.

      • Bao gồm 3 nội dung cơ bản: Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản và phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

      • Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh thường dùng các chỉ tiêu ROA, ROE.

      • Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản nên được phân tích chi tiết dưới các góc độ hiệu quả sử dụng tài sản hoạt động, hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

      • Phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được phân tích chi tiết dưới hai góc độ: hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và hiệu quả sử dụng tổng vốn đầu tư.

      \=> Xem thêm: 12 chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp

      2. Phân tích các chủ đề đặc biệt

      Phân tích dưới góc độ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

      • Với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cần xem xét một số chỉ tiêu đặc thù để ra các quyết định mua, bán cổ phiếu được hợp lí.

      • Các chỉ tiêu sử dụng: Lãi trên cổ phiếu, Hệ số giá trên thu nhập, Tỉ suất cổ tức, Lưu chuyển tiền thuần trên cổ phiếu.

      Phân tích phát hiện dấu hiệu khủng hoảng tài chính và phá sản

      • Việc nghiên cứu các dấu hiệu khủng hoảng và phá sản doanh nghiệp sẽ giúp các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính chủ động trong các quyết định kinh doanh.

      • Khủng hoảng tài chính là tình trạng mất khả năng thanh toán, vì vậy để phân tích phát hiện dấu hiệu trước tiên cần phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

      • Phương pháp: phương pháp đánh giá từng chỉ số tài chính và phương pháp kết hợp các chỉ số tài chính.

      3. Phân tích triển vọng

      Dự báo tài chính

      • Dự báo tài chính là việc dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính doanh nghiệp cho các kì tương lai nhằm xác định nhu cầu vốn bổ sung cho doanh nghiệp.

      • Có hai phương pháp dự báo: dự báo tài chính trên cơ sở các kế hoạch hoạt động chi tiết và dự báo tài chính theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu.

      • Qui trình dự báo có sáu bước: (1) dự báo doanh thu, (2) xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu và các tỉ lệ phần trăm trên doanh thu dự báo cho các chỉ tiêu này, (3) dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, (4) dự báo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và xác định nhu cầu vốn bổ sung, (5) bổ sung dự báo và (6) dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

      Định giá doanh nghiệp

      • Giá trị doanh nghiệp bao gồm cả giá trị vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

      • Các phương pháp hợp lý để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp chiết khấu dòng tiền, chiết khấu dòng lợi nhuận thặng dư do các phương pháp này xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở hoạt động liên tục.

      Quy trình phân tích báo cáo tài chính

      Quy trình phân tích báo cáo tài chính được thực hiện qua năm bước:

      1. Xác định mục tiêu phân tích

      • Đây là công việc quan trọng, quyết định tới chất lượng của báo cáo phân tích và tác động tới mức độ hài lòng của các đối tượng sử dụng.

      • Việc xác định mục tiêu phân tích phụ thuộc vào mục đích ra quyết định của đối tượng sử dụng báo cáo tài chính.

      2. Xác định nội dung cần phân tích

      • Sau khi xác định mục tiêu, nhà phân tích sẽ xác định nội dung cần phân tích để đạt được các mục tiêu đó.

      • Ví dụ: nếu mục tiêu phân tích là đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn lưu động thì cần phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nói chung, vốn hoạt đồng thuần và độ dài chu kì hoạt động của doanh nghiệp.

      • Việc xác định đúng nội dung cần phân tích sẽ đảm bảo cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho các đối tượng sử dụng để ra quyết định hợp lý

      3. Thu thập dữ liệu phân tích

      • Các dữ liệu phân tích có thể ở bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, có thể thu thập được một cách dễ dàng hoặc khó khăn.

      • Việc không thể thu thập được đầy đủ dữ liệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chế của kết quả phân tích.

      • Nhà phân tích cũng cần kiểm tra tính tin cậy của dữ liệu.

      4. Xử lý dữ liệu

      • Dữ liệu sau khi được xử lí sẽ là nguồn thông tin hữu ích để nhà phân tích nhận định tổng quát cũng như chi tiết thực trạng vấn đề phân tích, lí giải nguyên nhân cho thực trạng đó và đề xuất kiến nghị cho các đối tượng sử dụng.

      5. Tổng hợp kết quả phân tích

      • Đây là bước cuối cùng, kết thúc quá trình phân tích báo cáo tài chính.

      • Nhà phân tích viết báo cáo và kết quả phân tích, gửi các đối tượng sử dụng.

      • Các hạn chế của kết quả phân tích (như không đủ dữ liệu phân tích) cũng cần được công bố trong báo cáo.

      Điểm mấu chốt khi phân tích báo cáo tài chính để đầu tư

      Nhiều người mắc sai lầm là đọc BCTC cứ cắm đầu đọc từ A-Z. Riêng khoản này thì không nên máy móc làm theo lời Warren Buffett, thời ổng khởi nghiệp chưa có khái niệm ‘Tài chính 4.0’ như bây giờ. Để đọc BCTC nhanh và chuẩn, hãy áp dụng quy luật của các cụ là “gãi đúng chỗ ngứa”, ở tây người ta gọi mỹ miều là quy luật 80:20 để phân tích đầu tư.

      Vậy làm sao biết chỗ nào là “chỗ ngứa” của một cổ phiếu để gãi cho chuẩn?

      Thứ nhất, nhận định xem cổ phiếu đó vì nó thuộc dạng cổ phiếu nào: Tăng trưởng dài hạn, giá trị hay lướt sóng? Với cổ phiếu tăng trưởng dài hạn thì Dupont phải xử lý đầu tiên, trong quá trình xử lý Dupont bạn hữu xạ tự nhiên hương xử lý cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. Cổ phiếu nào Dupont đẹp trong thời gian dài thì bạn yên tâm là cân đối kế toán và dòng tiền sẽ ổn. Với cổ phiếu giá trị, hãy tạm bỏ qua Dupont và doanh thu lợi nhuận. Chỉ tập trung vào 2 thứ, tài sản – nguồn vốn (phương pháp Net net) và dòng tiền (phương pháp chiết khấu). Còn đối với cổ phiếu lướt sóng thì đọc cái gì? Có lẽ, đơn giản chỉ cần đọc lệnh.

      Thứ hai, công ty kinh doanh theo mô hình gì? Holdings, Sản xuất, dịch vụ hay thương mại. Hãy nhớ là tồn kho và phải thu lớn là xấu hay tốt thì còn tùy mô hình. Dòng tiền âm là tốt hay xấu thì còn tùy vào mô hình. Và thậm chí tỷ trọng lợi nhuận tài chính nhiều là tốt hay xấu cũng còn tùy mô hình kinh doanh. Nhiều người ghét PNJ và MWG vì tồn kho ngập mặt và dòng tiền yếu, nhưng phải hiểu rằng khi nào tồn kho của các doanh nghiệp này ngừng tăng và dòng tiền kinh doanh trở lên mạnh mẽ sẽ là tin buồn với cổ đông của 2 ông này. Hay như tình huống của VEA và REE, nếu các bạn cứ quá định kiến với những công ty không có nhiều lợi nhuận đến từ sản xuất thì các bạn đã hiểu sai và bỏ lỡ mất 2 cơ hội rất hấp dẫn đấy.

      Cuối cùng, nếu các bạn không biết cổ phiếu mình đang xem là dạng cổ phiếu nào, cơ hội ở đâu, mô hình kinh doanh là gì thì hãy tìm công ty to mà đầu tư. Bí quyết ở đây là chỉ tập trung 3 doanh nghiệp khủng nhất, đừng tham. Các bạn để nhiều tài sản ở đâu, tương lai tài chính các bạn ở đó, công ty cũng thế, họ để nhiều tài sản ở đâu, gần như đó sẽ là thứ quyết định sống còn của công ty trong tương lai.

      Nếu các bạn chịu khó xác định được “chỗ ngứa” và tập trung vào “chỗ ngứa” thì bạn sẽ tiết kiệm được 80% thời gian cho việc đọc báo cáo tài chính. Nghe có vẻ rất đơn giản nhưng hiệu quả áp dụng mang lại thật tuyệt vời.

      Để nhận biết được cảnh báo đỏ trong của doanh nghiệp, phải biết Phân tích báo cáo tài chính. Dù bạn là chủ doanh nghiệp lớn mạnh hay một nhân viên kế toán, để có thể vượt qua “nỗi ám ảnh” phân tích báo cáo tài chính, không cách nào tốt hơn việc trau đổi kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho bản thân.

      Phương pháp báo cáo tài chính là gì?

      Báo cáo tài chính (Financial Reporting) là một hệ thống gồm những thông tin liên quan đến tài chính trong khoảng thời gian cụ thể của một doanh nghiệp, được trình bày theo quy chuẩn, quy định, chuẩn mực kế toán. Bằng cách đó, doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin về tài sản, dòng tiền, vốn, nợ, thu chi,...

      Phân tích đọc báo cáo tài chính là gì?

      Phân tích theo chiều dọc là phương pháp so sánh tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng số. Trong đó, mỗi mục hàng được liệt kê dưới dạng tỷ lệ phần trăm giúp việc so sánh giữa các công ty và các ngành trở nên dễ dàng hơn, cũng như các nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể và những biến động của doanh nghiệp.

      Tại sao cần phải phân tích báo cáo tài chính?

      Mục đích của phân tích báo cáo tài chính Với tư cách là công cụ của quản lý, phân tích báo cáo tài chính có mục đích chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lợi và triển vọng của doanh nghiệp; từ đó, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu.

      Thông tin từ việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho ai?

      Thông tin phân tích báo cáo tài chính sẽ trả lời các câu hỏi trên của các nhà đầu tư. Đồng thời thông tin phân tích cũng giúp cho các nhà đầu tư dự đoán giá doanh nghiệp, dự đoán giá trị cổ phiếu, dự đoán khả năng sinh lời của vốn, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.